Thừa Thiên Huế đang đứng trước cơ hội rất lớn để xây dựng Huế trở thành một đô thị lớn với đầy đủ tầm vóc, tính chất sánh ngang tầm với thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Ảnh: Phạm Bá Thịnh
Huế trong tương lai là một trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Á. Mục tiêu đó đặt ra: - Tốc độ đô thị hóa sẽ được đẩy nhanh nhưng đồng thời phải bảo đảm hướng tới sự phát triển bền vững. Nhưng phát triển như thế nào là phát triển bền vững? Phát triển bền vững Có thể nói phát triển bền vững là cụm từ được đề cập hầu hết trong các văn bản định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như các địa phương. Tuy nhiên hiểu thấu đáo nội dung về nó là điều không đơn giản, thậm chí còn mù mờ, và trong chừng mực nào đó còn dừng ở khẩu hiệu chúng ta đều biết: phát triển là một quy luật tất yếu của xã hội, sự phát triển đó phải được hiểu là một tiến trình đưa xã hội lên trình độ hạnh phúc cao hơn cả vật chất lẫn tinh thần. Tiến trình đó bao gồm phát triển kinh tế để mang lại phúc lợi vật chất cao hơn, phát triển văn hóa xã hội và tiến trình dân chủ hóa để đem lại những thỏa mãn tinh thần cao hơn. Nói chung, nếu đại đa số dân chúng được hưởng mức độ phúc lợi cao hơn trong quá trình thăng tiến thì đó mới là phát triển bền vững. Ở thời điểm này, khi đề cập đến phát triển bền vững hầu như mọi người đều thống nhất: - Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ. Điều này được hiểu phát triển bền vững là sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường, không gây ra những thảm họa về sinh thái. Thế hệ hôm nay khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình mà không ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của thế hệ mai sau. Có thể nói phát triển bền vững là sự phát triển dài hạn, là quá trình tái sản xuất liên tục nhưng lại không để lại hậu họa cho đời sau. Tất nhiên, ngược lại những mục tiêu trên là phát triển không bền vững, cái mà người ta thường gọi nôm na là phát triển “nóng”. Thành phố nay đào mai lấp mà chúng ta thường thấy thì đó là phát triển “nóng”; xây dựng một khu đô thị mới để rồi biến những khu dân cư lân cận sống trong lầy lội nhếch nhác, đó là phát triển “nóng”. San ủi mặt bằng, phân lô bán đất trong phát triển đô thị như ở nhiều thành phố trong cả nước hiện nay là phát triển “nóng”; thành phố mới mưa đã lụt là phát triển “nóng”; phát triển nóng còn biểu hiện ở sự ô nhiễm ngày càng tăng của các con sông, của môi trường sống. Trong đầu tư phát triển đâu là nội lực của địa phương và người dân sở tại, bao nhiêu phần trăm là ngoại lực, tỉ lệ này cũng biểu hiện phát triển “nóng” và “bền vững”. Ngay cả việc chế ngự thiên nhiên, bàn tay con người đụng vào thiên nhiên đều phải trả giá, nhưng không lường hết giá phải trả thì hậu quả của nó sẽ vô cùng tai hại thì đó là phát triển “nóng”. Thừa Thiên Huế với diện tích 5000km2, dân số trên 1,1 triệu người, có rừng, có biển, có trung du, đồng bằng, đầm phá, có nhiều khu bảo tồn sinh thái lớn; có nhiều di sản văn hóa thế giới, đặc biệt là đô thị di sản Huế; là trung tâm văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của miền Trung và cả nước... Đây là những điểm chính để tạo nên một đô thị bền vững; và có thể nói Huế là thành phố có nhiều điều kiện nhất trên cả nước hướng tới sự phát triển bền vững. Vấn đề đặt ra là lộ trình của Huế đi lên như thế nào để giải tỏa những thách thức và nguy cơ tiềm ẩn giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, giữa phát triển và bảo tồn, vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề bảo vệ những giá trị truyền thống và quá trình thúc đẩy hiện đại hóa, công nghiệp hóa; vấn đề con người, nguồn lực, cơ chế chính sách. Những tiêu chí Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một hiện tượng độc đáo trong quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam. Đây không chỉ là khát vọng của người dân mà còn là mong muốn của đất nước. Điều này đặt ra cho Huế xây dựng lộ trình đi lên của mình bảo đảm trở thành một đô thị hiện đại giàu tính nhân văn. Đô thị phát triển có chất lượng kể cả quy hoạch và kiến trúc cảnh quan, về dịch vụ hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị; về môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội và sinh thái; về nếp sống văn minh đô thị... phải đạt các mục tiêu làm tăng giá trị chất lượng cuộc sống. Và để đạt được mục tiêu này, thành phố cần xác định những giá trị quan trọng mang tính sống còn với Huế về môi trường, tài nguyên, văn hóa... Từ đó xây dựng những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững, chính những tiêu chí này sẽ làm hạn chế những tăng trưởng “nóng”, phát triển thiếu bền vững. Trước hết, trong phát triển đô thị cần có những tiêu chí bảo đảm tầm nhìn dài hơi, tôn trọng đô thị cũ với quỹ kiến trúc vô giá, phát triển đô thị mới trong không gian thông thoáng; cái mới phải hài hòa cái cũ, không phủ định cái cũ mà làm phong phú thêm quỹ kiến trúc đô thị. Đây là vấn đề luôn nóng hổi trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố cả trăm năm nay. Phải dành một quỹ đất thích ứng cho công viên, cây xanh và các công trình phúc lợi công cộng. Phải ưu tiên làm sạch trước, phát triển sau; phát triển giao thông gắn liền với thoát nước. Có lộ trình thích ứng đẩy lùi ô nhiễm trên các dòng sông. Về phát triển kinh tế, đô thị sinh thái cần có cách nghĩ, cách làm ăn khác không thể tính toán như lâu nay. Đặc biệt, yếu tố môi trường phải được cơ cấu vào giá thành sản phẩm, thí dụ như tài nguyên nước chẳng hạn: sản xuất 1 tấn lúa cần bao nhiêu nước, việc khai thác nước phục vụ sản xuất công nghiệp như làm thủy điện, sản xuất xi măng, nuôi tôm ở vùng ven biển, đầm phá... ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Có lẽ do chưa đưa yếu tố môi trường vào giá thành sản phẩm nên có người cho rằng đầu tư ở Thừa Thiên Huế hiệu quả hơn các nơi khác? Trước đây, thành phố đã có nỗ lực rất lớn di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi Nội thành, nay nên tính toán loại bỏ hẳn những cơ sở sản xuất thiết bị lạc hậu, làm ăn thua lỗ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đồng thời có chính sách khuyến khích ưu đãi đối với những cơ sở sản xuất sạch. Về mặt xã hội phát triển đô thị sẽ làm cho phân hóa giàu nghèo trở nên gay gắt. Chúng ta điều biết quá trình đô thị hóa, sự phát triển các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng không thể tách rời vấn đề thu hồi đất. Đồng hành cùng quá trình này là sự thu hẹp nhanh chóng diện tích đất nông nghiệp, xuất hiện ngày càng nhiều những hộ nông dân còn rất ít đất và không có đất sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó là sự di dời của một bộ phận dân cư ra khỏi nơi sinh sống và sản xuất của họ khi bị thu hồi hết đất ở. Đây chính là bộ phận người dân nghèo nhất, có thu nhập thấp nhất. Vì vậy, cần xây dựng chính sách đền bù giải tỏa bảo đảm cho người dân thực sự có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, đủ khả năng ứng phó với tình trạng thiếu việc làm, không có thu nhập, bù đắp những tổn thất vô hình do phát triển đô thị mang lại, hạn chế các tệ nạn nảy sinh... Đây là vấn đề cộm lên trong tiến trình dân chủ hóa, việc khiếu kiện của người dân lâu nay tập trung chủ yếu vẫn ở lĩnh vực này. Chính khoảng cách giàu nghèo ngày càng phân hóa, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển bền vững. Đã đến lúc thành phố cần xây dựng và thực thi chính sách “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Xả rác phải trả tiền, đưa chất thải ra môi trường, không qua xử lý phải trả tiền, mức độ trả tiền phải bảo đảm cho việc khắc phục hậu quả. Mới đây, thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra quyết định xử phạt trên 2 tỷ đồng đối với 11 doanh nghiệp trong tổng số 15 đơn vị được kiểm tra ở Thừa Thiên Huế về những sai phạm của mình trong bảo vệ môi trường. Đây chỉ mới là tảng băng chìm, chưa thể đánh giá hết những tác động làm cho môi trường ngày càng xấu đi của các cơ sở sản xuất ở các khu công nghiệp, khu du lịch, các làng nghề, cũng như ở các khu dân cư. Việc xử phạt cũng tính đến các cơ quan cấp phép, giám sát làm tăng tính trách nhiệm của các cơ quan hữu quan. Không thể để tình trạng ô nhiễm đến mức nghiêm trọng, không khắc phục mới lập đoàn thanh tra, kiểm tra... Chính sự quyết liệt này sẽ làm hạn chế các hoạt động làm tổn hại đến môi trường, đến hệ sinh thái bảo đảm cho phát triển bền vững. LÊ VĂN LÂN (SH276/2-12) |
Có khi nào bạn lúng túng khó xử khi trong nhà có quá nhiều sách? Sách tự mua. Sách được tặng. Sách tự làm ra. Sách của ngày xưa. Sách mới bây giờ. Theo năm tháng, sách trong nhà cứ chất chồng lên mãi...
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.
Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn…
Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.
Kết thúc loạt bài này, chúng tôi mong muốn, những nhận thức về văn hóa ngày càng hoàn thiện tiến gần đến giá trị cốt lõi nhất của văn hóa: Hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.
Hiện nay, nguy cơ mai một giá trị truyền thống làng xã rất lớn, ở cả chiều rộng và chiều sâu. Việc bảo tồn các giá trị di sản trong quá trình quy hoạch không gian kiến trúc làng không thể chậm trễ và trì hoãn. Trong đó, bảo tồn thích ứng và phát triển tiếp nối là phương thức mà giá trị tinh thần của di sản được kế thừa, hoàn thiện.
Chỉ đạo nghệ thuật được ví như người giữ lửa, bảo đảm khuynh hướng nghệ thuật, phong cách sáng tạo của đơn vị. Tuy nhiên, nhiều nhà hát của Hà Nội đang thiếu đội ngũ chỉ đạo nghệ thuật tài năng, chuyên nghiệp, dẫn tới sáng tạo ít mang tính đương thời, chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao có thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác.
Mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây... từng mang lại niềm vui cho biết bao đứa trẻ mỗi độ Tết Trung thu. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này liệu có cần thay đổi để đáp ứng thị hiếu trẻ nhỏ “thời 4.0”?
Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.
Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.
Năm 2018, cải lương đánh dấu sự xuất hiện đúng 100 năm trên mảnh đất Nam bộ. Ngoài vở diễn “Thầy Ba Đợi” tri ân người khai sáng bộ môn nghệ thuật này, bộ phim “Song Lang” cũng ra mắt công chúng để góp thêm tình yêu cho khán giả hôm nay đối với loại hình sân khấu độc đáo trong tâm thức cư dân mở đất. Con đường đã qua của cải lương rất nhiều thành tựu, nhưng con đường phía trước của cải lương cũng không ít thử thách!
Dù còn nhiều khó khăn nhưng giới bạn đọc đang dần tiếp cận và sử dụng những sản phẩm trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để có thể thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin hữu ích.
Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.
Mong muốn nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn lại các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, ngày 8-8, Ỷ Vân Hiên với đội ngũ các bạn trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cùng với lòng nhiệt thành, sức sáng tạo mạnh mẽ đã ra mắt tại Hà Nội.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành xuất bản đã gây được tiếng vang trong xã hội với nhiều cuốn sách có nội dung tốt, mang tính thời sự... Số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung có giảm so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.
Tiếp bước sự sáng tạo với sơn mài của các bậc thầy thời kỳ hội họa Đông Dương, ngày nay nghệ thuật sơn mài đương đại vẫn kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả nghệ thuật, nhiều sáng tạo cũng gây tranh luận.
Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh. Thế nhưng, bên cạnh niềm vinh dự thì những danh hiệu cũng đang tạo ra nhiều sức ép không nhỏ với các nhà quản lý văn hóa trong công tác quảng bá, bảo tồn và phát triển.
Tuồng là môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở đó việc bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng đang là “bài toán” không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo.
“Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.