Đình làng là kiến trúc độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa của người Việt từ hàng trăm năm trước. Không chỉ là công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, đình làng còn là nơi chứng kiến những hoạt động văn hóa vật thể và phi vật thể, nơi gắn kết và biểu lộ đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng. Triển lãm về nghệ thuật chạm khắc của đình làng Việt Nam đang được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97A Phó Đức Chính, quận 1).
Đình Chèm ở xã Thụy Phương, Từ Liêm (Hà Nội).
Hình ảnh rồng tiên ở đình làng
Được hình thành từ thế kỷ XV, định hình vào thế kỷ XVI, phát triển rực rỡ vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, đình là linh hồn của một ngôi làng người Việt, là kiến trúc chung của cả cộng đồng, là nơi tụ họp khi làng có việc, là địa điểm diễn ra lễ hội cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu - những ký ức văn hóa sâu thẳm vẫn được cất giấu nơi đây.
Ở nhiều miền quê Bắc bộ, đình làng đồng thời là nhà hát của làng xã hoặc cả vùng, là nơi nuôi dưỡng các thể loại diễn xướng dân gian như ca trù, hát xoan, chèo, quan họ… Thường ngày, đình làng còn là địa điểm của cánh đàn ông nông nhàn sau vụ mùa, ngồi nhâm nhi ấm trà, điếu thuốc cùng nhau bàn luận chuyện đầu làng cuối xóm; là nơi ru giấc ngủ trưa hè của đám trẻ nhỏ; là địa điểm trai gái hẹn hò những đêm trăng…
Bên cạnh đó, đình làng cũng là nơi chứa đựng nghệ thuật điêu khắc dân gian độc đáo. Ở Bắc bộ, hình ảnh rồng ngự ở ngôi đình làng phổ biến và rất tự nhiên, cởi mở, dung dị và chất phác như những người dân nơi thôn dã. Dù giai cấp thống trị muốn giành rồng như biểu tượng cho riêng mình nhưng ở đình, rồng là của cả làng. Đặc biệt, hình tượng rồng và tiên là một biểu tượng của đoàn kết dân tộc, ước vọng hạnh phúc của người Việt Nam. Hình ảnh tiên cưỡi rồng đặc biệt phong phú, đa dạng và đặc sắc trong mỹ thuật của người Việt, chiếm nhiều nhất trên kiến trúc đình làng.
Trong ngôi đình làng, hình ảnh rồng tiên luôn được chạm khắc trên vị trí thiêng liêng, trang trọng nhất. Nhiều thế kỷ dưới thời phong kiến, người phụ nữ bị yếm thế, không được học hành, không được quyền lựa chọn hôn nhân, không có vị trí xã hội trong cộng đồng… nhưng ở đình làng, tiên mang dáng dấp thôn nữ vắt vẻo trên lưng rồng mãi mãi là một biểu tượng kỳ diệu cho sự sáng tạo xuất phát từ những giá trị nhân văn cao đẹp của người Việt.
Tài hoa trong kỹ thuật thể hiện, người nghệ sĩ thiết kế, trang trí đình làng đã sáng tạo nên nhiều hình tượng nghệ thuật với rồng, tiên, hoa cỏ, muông thú. Các phù điêu trang trí luôn là điểm nhấn quan trọng trong không gian đình làng, mỗi đường nét là một sự chuyển tải thông điệp của nhân gian với thần linh, với trời đất, là cảm xúc, là ước vọng và cũng là sự thăng hoa của người nghệ sĩ. Một pho tượng không đơn giản chỉ để thờ cúng, một kiến trúc không đơn thuần chỉ là nơi che mưa che nắng… Tất cả đã tạo nên bản sắc riêng biệt của nền văn hóa nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán nhưng lại mang tính cộng đồng rõ nét.
Trăn trở chuyện bảo tồn
Đến với khán giả và giới mỹ thuật TPHCM, triển lãm “Hình tượng rồng và tiên trên chạm khắc đình làng Bắc bộ Việt Nam” là một phần của dự án “Nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá và phát huy những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa đình làng vùng châu thổ Bắc bộ, Việt Nam” do Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam thực hiện trong hai năm 2012 - 2013. Để có được nguồn tư liệu sinh động phục vụ nghiên cứu giảng dạy cũng như trên 100 hình ảnh kiến trúc chạm khắc rồng và tiên của 38 đình làng ở Bắc bộ, nhóm thực hiện đã phải lao động cật lực.
Họa sĩ lão thành Huỳnh Phương Đông chia sẻ: “Hơn nửa thế kỷ trước, tôi từng có nhiều năm sống ở đình, chùa. Thật đáng khâm phục khi những kiến trúc chạm khắc độc đáo này đều do người dân lao động chế tác. Xem lại những tác phẩm kiến trúc độc đáo này để biết cha ông ta ngày trước đã làm được những điều kỳ diệu. Những tác phẩm mang đến cho chúng ta cảm giác sống lại hồn dân tộc Việt Nam, rất đỗi tự hào”.
NGƯT-TS Lê Văn Sửu, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, cho biết: “Vào tháng 9-2012, chuyên đề này đã được giới thiệu tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp và được khán giả hoan nghênh nồng nhiệt, được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng người Việt, giới nghiên cứu và nghệ sĩ Pháp”.
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đã tác động không ít đến đời sống làng quê Việt Nam, xu thế đô thị hóa ở nông thôn đang khiến đình làng dần bị đẩy xa, ngôi nhà chung của cộng đồng bị đóng kín, sinh hoạt cộng đồng nay chuyển về nhà văn hóa thôn, xóm.
Đứng trước thực tế đó, dự án được triển khai với mong muốn đánh giá tổng thể về kiến trúc đình làng và không gian văn hóa đình làng. Từ đó đánh thức trách nhiệm của mỗi người trước giá trị di sản văn hóa của dân tộc cũng như tìm hướng bảo tồn phù hợp cho không gian văn hóa đình làng Việt Nam.
TS Lê Văn Sửu cho biết thêm một thông tin thú vị, trong quá trình thực hiện dự án, nhóm nghiên cứu phát hiện hàng ngàn người Việt Nam (dân tộc Kinh) đã đến định cư tại thôn Vạn Vĩ, huyện Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) từ thế kỷ XVI vẫn lưu giữ bản sắc độc đáo của dân tộc, họ xây dựng đúng gốc một ngôi đình làng ở Bắc bộ xưa tại thôn này. Phần đông họ là người gốc Hải Phòng và một số địa phương ven biển của Việt Nam. |
Theo Minh An - SGGP
Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.
Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm.
Khi nhắc đến tranh chép hay công việc chép tranh, nhiều ý kiến khắt khe cho rằng, chính những bức tranh chép đã làm lũng đoạn thị trường hội họa và ảnh hưởng xấu đến nền mỹ thuật nước nhà.
Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...
Chúng ta không im lặng, chúng ta phải lên tiếng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo, nhất là khi chúng liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Nhưng...
Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân. Trên thực tế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Sức hút của “lễ hội hoa hồng” đang diễn ra ở Hà Nội có lẽ không ảnh hưởng đến những người làm văn nghệ. Họ đang quan tâm tới những thông tin xung quanh việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hình như chưa đợt xét giải thưởng nào lại náo động như lần này.
Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.
Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.
Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.
Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.
GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".
Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...
VĨNH AN
Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.
“Tại sao trong lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển đô thị thì phần thua thiệt thường rơi về phía bảo tồn?”, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đặt câu hỏi trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học ngày 15 - 16.12 tại Hà Nội.
Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…
Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.