Hồn thơ thăng hoa từ cái kết của một bi kịch

14:55 23/03/2020

Đọc “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhiều người thích đi tìm xung đột, đi tìm bài học thời sự, đi tìm bài học có tính dự báo và vô số những bài học giá trị khác.

Một cảnh trong vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Nhà hát Kịch Việt Nam. Ảnh minh họa từ IT

Nhưng riêng tôi, tôi lại muốn đọc lại để khám phá sâu hơn về tấm lòng, tình cảm của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ dành cho cuộc sống ngoài kia.

Cho dù vẫn biết thật - giả, đạo đức và sự băng hoại, cao thượng – thấp hèn, tốt – xấu ... đang lẫn lộn, nhưng Lưu Quang Vũ bao giờ cũng dành cho nó một tình yêu thương hồn hậu, chân thành.

Và tôi đã tìm thấy ở đoạn kết vở kịch này của ông vẻ đẹp của tình yêu ấy – vẻ đẹp của chất thơ bay lên từ cái kết thúc của một bi kịch – bi kịch “Hồn Trương Ba”:

Vườn cây rung rinh ánh sáng. Ở một góc nhà đó, hiện lên cảnh tượng cu Tị đang ôm chầm lấy mẹ, chị Lụa cuống quýt vuốt ve con... Bà vợ Trương Ba xuất hiện ở phía trước sân khấu.

Vợ Trương Ba: Ông ở đâu? Ông ở đâu?

(Giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện)

Trương Ba: Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ… Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu...

(Dưới một gốc cây, hiện lên cu Tị và cái Gái)

Cái Gái: (tay cầm một trái na) Cây na này, ông nội tớ trồng đấy! Quả to mà ngon lắm. Ta ăn chung nhé!

(Bẻ quả na đưa cho cu Tị một nửa. Đôi trẻ ăn ngon lành. Cái Gái lấy những hạt na vùi xuống đất)

Cu Tị: Cậu làm gì thế?

Cái Gái: Cho nó mọc thành cây mới! Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi…

Chất thơ toát lên từ những hình ảnh, ngôn từ thấm đẫm cảm xúc

Những vở kịch của Lưu Quang Vũ hấp dẫn độc giả và khán giả nhiều thế hệ không chỉ bởi nó dám đề cập, dám nhìn thẳng, nói thẳng đến những vấn đề bức thiết, nóng hổi, mang tính thời sự sâu sắc của cuộc sống; ở sự chuyên chở những bài học mang đậm tính triết lí nhân sinh và tính chất dự báo mà sức hút ấy còn được tạo nên bởi cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh giàu cảm xúc, chứa chan tình cảm.

Vốn là một nhà thơ, ông đã luôn nhìn cuộc đời và con người qua lăng kính của một thi sĩ. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” khép lại trong sắc xanh ngút ngát đến bất tận của khu vườn mà khi còn sống, ông Trương Ba đã dành cho nó biết bao nhiêu tình cảm hồn hậu, chân thành. Ông quý trọng, nâng niu từng ngọn cỏ, cành cây; ông cuốc xới, chăm chút và không nỡ lòng làm đau những cây trái trong vườn.

Và giờ đây, giữa màu xanh cây vườn, bên ánh lửa, cái cầu ao hay một cái cơi đựng trầu, một con dao giẫy cỏ, Trương Ba vẫn sống, sống trong tấm lòng của những người thân yêu. Khung cảnh khu vườn, căn nhà giản dị, không hiểu sao, nó làm thức dậy trong ta biết bao nhiêu cảm xúc yêu thương, gắn bó đến lạ lùng với gia đình, quê hương, xứ sở. Bởi đó là một chốn đi về trong tâm tưởng của biết bao nhiêu người con đất Việt. Đi lên từ một xứ sở nông nghiệp, có ai lại không xuất thân từ một mảnh ruộng, con trâu, lũy tre hay một triền đê trước gió? Có ai lại không nhung nhớ, bâng khuâng một “cây đa, bến nước, sân đình”? Và có lẽ, nói như nhà phê bình tài hoa Hoài Thanh, trong mỗi chúng ta, ai ai lại chẳng có “một con người nhà quê” mà trong những năm 30 của thế kỷ XX, “nhà thơ chân quê” Nguyễn Bính đã từng đánh thức.

Và bởi thế, đọc những dòng văn ấy, chúng ta không chỉ rung động bởi hồn quê, cảnh quê được đánh thức mà chúng ta còn rung động bởi tình quê trong tấm lòng của nhà viết kịchLưu Quang Vũ. Quả thực, Lưu Quang Vũ đã thực sự miêu tả khung cảnh ấy bằng một tình yêu tha thiết ông dành cho cuộc sống và con người. Dẫu biết ngoài kia, cuộc đời còn biết bao nhiêu sự bộn bề, phức tạp; cái ác, cái xấu đang trỗi dậy, báo hiệu những nguy cơ hiện hữu về sự xuống cấp và băng hoại đạo đức con người thì ở đây, Lưu Quang Vũ vẫn dành cho cuộc đời một tình yêu tha thiết. Sức hấp dẫn làm nên giá trị lâu bền cho vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được tạo nên một phần có lẽ cũng bởi chính tình yêu cuộc đời tha thiết, chân thành ấy của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ!
 

Niềm tin bền vững vào chiều hướng phát triển tốt đẹp của cuộc sống

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” kết thúc với cái chết của nhân vật chính – ông Trương Ba. Đó là một kết thúc có tính bi kịch. Câu nói của hồn Trương Ba: “Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!” và cái chết của ông không khỏi gieo lại trong lòng người đọc bao cảm xúc ngậm ngùi, u buồn.

Song cái đóng góp lớn nhất của bi kịch chính là ở sự thức tỉnh, cảnh báo, nhắc nhở có tính chất dự báo. Bi kịch không phải để cho người ta bị nhấn chìm bởi nỗi buồn, sự tiếc thương để làm cho người ta mềm yếu. Trong cái u buồn, người ta biết thức tỉnh; biết dừng lại; biết đứng lên đấu tranh để ngăn ngừa điều xấu... bởi “không có gì cao cả hơn bằng một nỗi đau buồn lớn”! “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” báo động cho chúng ta một nguy cơ nghiêm trọng của con người trong xã hội hiện đại: Đó chính là sự lên ngôi của đồng tiền, là xu hướng con người đang chạy theo biết bao giá trị vật chất tầm thường, những dục vọng hèn kém, những toan tính cá nhân ích kỉ, bất chấp luật pháp và các chuẩn mực đạo đức của xã hội để thỏa mãn cho những nhu cầu của bản thân.

Nhưng như “những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi”, khu vườn vẫn xanh, vườn cây vẫn rung rinh ánh sáng, những cây con vẫn mọc lên, nối nhau mà lớn khôn, cuộc sống ngoài kia vẫn tiếp diễn bình yên và tươi đẹp. Màu xanh ngút ngát đến bất tận của khu vườn thực chất là màu xanh hi vọng mà Lưu Quang Vũ đã tin về chiều hướng phát triển tốt đẹp của cuộc sống. Hình ảnh con bé Gái và cu Tị dạo chơi trong khu vườn được vun trồng lên bởi bàn tay chăm sóc và tình yêu thương của ông nội để lại thật yên bình. Nó gieo vào trong mỗi chúng ta cái cảm giác bình an và thanh thản. Đó thực chất là hình ảnh của tương lai, của một cuộc sống vẫn sẽ diễn ra tươi đẹp.

Lưu Quang Vũ rất tin vào điều đó cũng như ông rất tin vào sự chiến thắng của điều thiện, của cái tốt trước cái ác, cái xấu trong cuộc đời. Trương Ba chết nhưng chính cái chết của ông đã làm sống lại những chân giá trị, chân đạo đức cao cả mà vốn lâu nay ông tôn thờ. Trong rung rinh cây vườn, trong những vật dụng quen thuộc hằng ngày, Trương Ba vẫn mãi sống trong tấm lòng, trong tâm hồn, suy nghĩ và tình cảm của những người thân yêu. Ông chết là để níu giữ những vẻ đẹp trong nhân cách, tâm hồn của một con người bao dung, nhân hậu, hết lòng yêu thương vợ con; là để minh chứng cho vợ, người con dâu và đứa cháu gái rằng mình chưa thay đổi, chưa bị dục vọng tầm thường tha hóa và “vẫn giữ được một đời sống vẹn nguyên, trong sạch, thẳng thắn”.

Cái chết của Trương Ba cũng chính là để thức tỉnh đứa con trai đang lầm đường lạc lối, đang bước những bước chân đầu tiên trên hành trình tôn thờ đồng tiền và những giá trị vật chất như là những thế lực độc tôn. Đó cũng chính là cách để nhà viết kịch Lưu Quang Vũ bộc lộ niềm tin bền vững vào chiều hướng phát triển tốt đẹp của cuộc sống và sự chiến thắng của những giá trị đạo đức, của nhân cách tốt đẹp vốn có trong mỗi con người.

Như những cây đời vẫn sẽ tiếp tục nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi, cuộc sống vẫn sẽ diễn ra tươi đẹp. Đó thực sự là lòng tin bất diệt mà Lưu Quang Vũ gieo lại trong tấm lòng của những người ở lại. Và đó cũng chính là cội nguồn, là gốc rễ làm nên những giá trị nhân văn, nhân bản và sức sống bền vững cho vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” cho mãi tới hôm nay. Những giá trị ấy đã góp phần giúp nhà viết kịch Lưu Quang Vũ thực hiện vẻ vang cái sứ mệnh của một người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo như lời của một câu nói nổi tiếng: Văn chương giống như chiếc đòn gánh. Nó gánh một đầu là đạo đức và một đầu là cái đẹp!

Thuở sinh thời, tâm hồn Lưu Quang Vũ đã từng ngân lên những giai điệu chân thành và đầy xúc động về tình yêu tiếng Việt:

Trái đất rộng, giàu sang bao thứ tiếng

Cao quý, thâm trầm, rực rỡ, tươi vui

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người ...

Như tiếng sáo, như dây đàn máu nhỏ ...

Ai phiêu bạt nơi chân trời cuối bể

Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya ...!

Một con người nặng lòng với tiếng nói cha ông đến thế không thể là người bàng quan, dửng dưng, hờ hững trước cuộc đời. Hơn ai hết, Lưu Quang Vũ dành cả tấm lòng và tình yêu tha thiết cho quê hương nước Việt. Viết về những bộn bề của cuộc sống thời kì đầu đổi mới, đi vào những xung đột gai góc, quyết liệt, dám nhìn thẳng và nói thẳng sự thật, đưa ra những dự báo có tính chất cảnh tỉnh về sự bộn bề, phức tạp của xã hội hiện đại nhưng chưa bao giờ người ta nhìn thấy trong những tác phẩm của Lưu Quang Vũ tư tưởng bi quan chủ nghĩa và một nhân sinh quan u ám, bởi ông luôn tin vào cuộc sống, tin vào con người.
 

Trong những “tấn trò đời” đang quay cuồng lẫn lộn ngoài kia, có những chân giá trị, chân đạo đức đang dần dần có nguy cơ bị thất thế, bị đẩy lùi trước dục vọng và sự ham muốn hèn kém, xấu xa của con người. Trong cái “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” của thế sự thăng trầm ấy, bất giác, tôi lại nhớ về vở kịch nổi tiếng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Hóa ra những sự đảo lộn giá trị, những sự hiếm hoi của lòng tốt, của việc tử tế; sự lên ngôi của đồng tiền; sự băng hoại đạo đức của con người bởi dục vọng ti tiện, hèn kém đã được nhà viết kịch tài năng ấy gióng lên hồi chuông cảnh báo ngay từ những năm 80 của thế kỉ XX. Tâm huyết và tài năng của người cầm bút đã giúp ông viết nên những vở kịch quyết liệt, có tính chất thức tỉnh, dự báo về những ung nhọt đang nảy sinh những mầm mống đầu tiên nhưng hết sức nguy hại cho sự phát triển bền vững của cả một đất nước. Có lẽ bởi thế, người ta mới gọi Lưu Quang Vũ bằng những mỹ từ trang trọng: Nhà viết kịch tài năng, người khai phá, người dự báo, một hiện tượng của sân khấu kịch trường ...


Theo Minh Châu - GD&TĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Tính đến hết năm 2018, tỉnh Quảng Nam có 379 di tích các loại, phần lớn hư hại xuống cấp do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thời tiết khắc nghiệt...

  • ĐẶNG PHÚC

    Phía sau những mẫu quảng cáo “cho vay lãi thấp, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn”, hoạt động “tín dụng đen” đang biến tướng khắp mọi nơi, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho xã hội. Không dừng lại ở đó, “tín dụng đen” khi núp bóng dưới hình thức công ty dịch vụ tài chính, đang thao túng nhiều phận đời, khiến họ lao đao. 

  • Vừa qua tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra hội thảo: “Phim như một di sản văn hoá” do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Phim Việt Nam tổ chức. Với nội dung tương lai nào cho việc lưu trữ phim Việt Nam, đặc biệt từ góc nhìn phim tài liệu– một di sản văn hoá của nước nhà.

  • Tại lễ tổng kết năm 2018, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam vui mừng thông báo: Kinh phí cho các cấp hội và văn nghệ sĩ vẫn được Nhà nước hỗ trợ.

  • Trong những năm qua, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã đem đến nhiều tác động tích cực cho xã hội, mang lại các lợi ích về văn hóa, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, do chưa có chiến lược phát triển bài bản, các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ với chất lượng phục vụ chưa cao.

  • Nền tảng để xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái là sự bình đẳng. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu chuyện về sự bất bình đẳng trong xã hội mà nhiếp ảnh vừa là công cụ vừa là không gian để các câu chuyện được kể lên một cách chân thật và truyền cảm hứng nhất.

  • Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ những người làm lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp như hiện nay, đóng góp các công trình nghiên cứu mỹ thuật từ giai đoạn cổ đến hiện đại một cách dày dặn, liên tục và xuyên suốt. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực cho ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang đứng trước nhiều khó khăn.

  • Trong sự phát triển chung của văn học nghệ thuật (VHNT), lực lượng nghệ sĩ trẻ, nghiên cứu trẻ đang đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Thế nhưng, với các loại hình VHNT truyền thống, dân gian vai trò của những người trẻ hiện nay đang khá mờ nhạt bởi sự chi phối của xã hội. 

  • Việt Nam có 443 mạng xã hội do các danh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ, được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cấp phép hoạt động, tuy nhiên, số người tham gia sử dụng không cao. 

  • Đó là khi cảm xúc bỗng chộn rộn, thôi thúc bàn tay cầm cây bút viết nên một đôi câu thơ, dạo vài khúc nhạc hay cọ vẽ những mảng màu. Đó là khi, những văn nghệ sĩ được người đời mến mộ, hẹn nhau làm nên một ấn phẩm ngày Tết. Để ra giêng ngày rộng tháng dài, ai đó sẽ giở cuốn sách thơm mùi mực, nhẩn nha nhấm nháp phong vị ngày xuân…

  • Một đất nước không có nghệ thuật giống như con người không có tâm hồn, nhưng nghệ thuật ấy mà đóng đinh một chỗ thì chẳng khác nào một tâm hồn cằn khô. Rất may, nhiều nghệ sĩ vẫn miệt mài lao động và chuyển mình sáng tạo.

  • “Để xây dựng một triết lý giáo dục mang tính thống nhất, rõ ràng đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Song, theo tôi, nền giáo dục cần lấy mục tiêu cuối cùng là phục vụ cuộc sống, tức phải đào tạo ra những con người hành động, sáng tạo, chứ không phải là những con người nói theo khuôn, làm theo mẫu như thực tế đã và đang diễn ra”, Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi nêu ý kiến.

  • Nhiều chính sách về đào tạo giáo viên sư phạm, các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho người học âm nhạc dân tộc, các cải cách và những quyết định xây dựng chương trình mới đưa âm nhạc vào giảng dạy tại bậc Trung học phổ thông là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục âm nhạc nói riêng và sự nghiệp giáo dục đào tạo con người nói chung.

  • Những năm gần đây, vi phạm bản quyền âm nhạc luôn là một vấn đề làm “nóng” dư luận.

  • Những năm qua, vấn đề quản lý và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan được nhà nước đặc biệt quan tâm và thực thi một cách tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan ở lĩnh vực âm nhạc vẫn liên tục xảy ra các sai phạm với nhiều hình thức và mức độ phức tạp.

  • Trong những năm gần đây, vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật đã trở thành một “vấn nạn” làm đau đầu các cơ quan quản lý. Mặc dù đã có những chế tài xử phạt nhưng dường như đây vẫn chưa thực sự là những liều thuốc “đặc trị” để xử lý các vi phạm.

  • Như đã đưa tin, từ ngày 1 đến 5/11, Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh với sự tham gia của 13 tỉnh, thành có di sản ca trù. Với tư cách là Tổng đạo diễn của sự kiện này, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan đã có những chia sẻ.

  • Có khi nào bạn lúng túng khó xử khi trong nhà có quá nhiều sách? Sách tự mua. Sách được tặng. Sách tự làm ra. Sách của ngày xưa. Sách mới bây giờ. Theo năm tháng, sách trong nhà cứ chất chồng lên mãi...

  • Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…

  • Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.