Hồi ức về “Tiếng hò vang trên Thành Huế”

09:05 01/04/2020

XUÂN CỬU

Kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế

Ảnh: internet

23 giờ ngày 25 tháng 3 năm 1975. Không hiểu vì sao tôi không thể ngủ được, đầu óc cứ miên man suy nghĩ đâu đâu. Bất chợt có tiếng gõ cửa dồn dập và kéo theo tiếng gọi liên hồi “Cửu Cửu Cửu… anh Quốc Hương đây mà!” Không nghe tiếng trả lời, anh Hương sợ tôi không nhận ra anh lại gọi tiếp: “Anh ca sĩ Quốc Hương đây em Cửu ơi là em Cửu, ngủ say thế...”.

Tôi bật dậy như một chiếc lò xo vừa chạy vừa trả lời anh Hương: “Em đây, em đây...”. Tôi vội vàng mở cửa. Anh Quốc Hương ùa vào ngay như một cơn gió, anh chỉ tay vào tôi và mắng: “Đồ lười, đồ lười, nhạc sĩ gì mà ngủ sớm thế. Huế giải phóng rồi, viết đi, viết đi chứ!”

- Em xin lỗi anh. Thế Huế giải phóng rồi hở anh?

“Chứ còn gì nữa”. Nhìn anh Hương tôi thầm nghĩ, may quá mình vừa quen được Tuyết Thi, cô gái Huế dễ thương, cô ta vừa kể cho mình nghe về một số địa danh Huế và cả những phong trào học sinh, sinh viên xuống đường; Thi cũng nằm trong phong trào ấy, may quá.

Anh Hương nhìn thẳng vào mặt tôi anh nói: “Nghĩ gì mà mặt thần ra thế?”. Tôi lại nhìn anh cười khì và nói, “em kể cho anh nghe sau, còn bây giờ anh cứ yên tâm - yên tâm vào chú em chí cốt này nhé”. Thế rồi hai chúng tôi vào nhà.

Bố tôi ngủ dưới nhà nghe tiếng anh Quốc Hương cũng lên tiếp chuyện. Anh Hương nhanh nhẹn như một cán bộ điều hành chào bố và anh nói:

- Bây giờ con xin phép bố được phân công như thế này nhé: Em Xuân Cứu đi mua rượu, (tay anh móc túi và nói), đây đây anh có 30 đồng thù lao biểu diễn tối nay tại nhà hát lớn, cả suất Bích Nghĩa vợ nhạc sĩ Lưu Cầu đệm piano nữa, anh nói đến nhà em nhâm nhi, anh muốn có một tác phẩm mới mà lậy, anh nói đùa vậy. Cô ta cũng tin, vừa tẩy trang cười và nói: “Thế thì anh cầm tuốt đi nhâm nhi cùng anh Xuân Cửu hộ em. Nói xong cô ta đi ngay không để cho anh trả lời, chuyện là thế. Và bây giờ em đi ngay không trời sáng mất đấy, còn anh chuẩn bị bếp núc.

Bố tôi đỡ lời nói ngay:

- Không được không được, thế này nhé: Cửu đi mua rượu, anh Hương pha trà còn tôi lôi cổ con gà mới mua lúc chiều nấu cháo ta ăn sáng luôn...

Đi cái xe đạp Liên Xô của anh Quốc Hương cao ơi là cao, xuýt nữa các thứ bờ đê La Thành ăn tất, vội vã quá về đến nhà tôi để xe ở gốc cây xà cừ, tôi vào nhà bỏ các đồ nhậu giữa bàn và nói:

- Mọi thứ đầy đủ còn con bận vì lý do là cô gái Huế đã đến trong tâm tưởng của con rồi. Anh Hương, anh thông cảm vui với bố em, em chỉ chào rượu thôi, vì cái chuyện giải phóng Huế đấy anh Quốc Hương ạ. Anh cho em ngồi vào đàn nhé, Thỉnh thoảng em lại ra hầu rượu hai người...

Tiếng chuông đồng hồ đã điểm 4 giờ 30 sáng ngày 26 tháng 3 năm 1975. Một khoảnh khắc thời gian đáng nhớ in đậm trong trái tim tôi. Tiếng đàn lúc này sao trong sáng thế, kiên quyết thế, những lời ca sao mạnh mẽ thế. Phải chăng có sự truyền cảm của người xứ Huế chăng... Lạ thật chưa đến Huế, chỉ mới gặp người Huế kể chuyện mà mình đã hiếu Huế nhiều đến thế, như là người đã sống ở Huế lâu năm... Lời ca của bài hát đoạn mở đầu dựng lên một bối cảnh huy hoàng của 1 ngày mới.

Hôm nay ta đi dưới bóng cờ sao rực đỏ
Rợp trời cờ tung bay trên Thành Huế...
Hôm nay đi trong tiếng reo hò như tiếng sấm rền, bão dậy
Dòng người cuộn dâng như thủy triều lên...
Huế ơi ơ ờ... là Huế yêu thương ơi!


Thật thế, khi nói về giọng hò đã bao năm u uất, nay tôi khát khao muốn khai thác mọi sự từ tâm can của mình, khẳng định sự hòa nhập như chính trong tâm can của người dân xứ Huế yêu thương:

Hò ta hò theo bước quân đi...
Hò ta hò cùng toàn dân nổi dậy
Giành lấy chính quyền về ta, giành lấy cuộc đời tự do, giành lấy những giọng hò là hò chiến thắng ơ ơ ơ....


Khi kết bài tôi lại dùng một cụm từ ước mơ tựa như huyền thoại, khát vọng;

Sông Hương ơi... Trôi mau về phương biển gọi
Nay cuộc đời ta hết khổ đau - nay con thuyền ta về bến mới - Nay tiếng hò vang mãi, vang mãi trên Quê Hương; Vang mãi trên Thành Huế yêu thương!


8 giờ 30 phút ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Đài Truyền Hình Việt Nam. Bình minh dâng lên, mặt trời rực đỏ, tôi và anh Quốc Hương leo lên ban Văn nghệ tầng 3 mệt ơi là mệt. Nhìn dọc hành lang thấy nhạc sĩ Cầm Phong, mặt đăm chiêu đi đi lại lại, chắc có điều gì chăng. Tôi sướng quá nhìn anh Hương và nói: “May quá, may quá, nhạc sĩ Cầm Phong kia kìa”. Vừa lúc anh quay lại, nhìn thấy tôi anh Phong gọi và vẫy “Cửu, Cửu”. Tôi nhanh chóng lại sát anh: “Việc gì thế anh”. Anh Cầm Phong buột miệng ngay: “Huế giải phóng rồi Cửu ạ, trong kho chẳng có tác phẩm nào phù hợp để tối phát sóng nguy quá, nguy quá”. Tôi cười và rút trong túi ra: “Đây này, đây này, tác phẩm mới tinh sương. Em và anh Quốc Hương thức suốt cả đêm qua đấy”. Anh Phong sướng quá gật đầu và chào anh Hương “xin lỗi anh bấn quá. Mời anh vào phòng tôi uống nước”.

“Anh Hương bảo để tôi hát ngay cho anh nghe đã. Phải nhanh chóng như quân giải phóng chứ”. Chẳng kịp nói gì thêm, anh Quốc Hương hát ngay và làm cả động tác như đang biểu diễn trên sân khấu ấy. Mọi người qua lại, dừng xem đông ơi là đông. Hát xong sao mà bịn rịn thế, mọi người không chịu về phòng. Nhạc sĩ Cầm Phong hứa tối nay phát sóng mời các bạn xem trên màn bạc.

X.C  
(SHSDB36/03-2020)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRẦN NGUYÊN HÀO  

    Lòng nhân ái của Bác Hồ dành cho mọi người dân Việt Nam; tình yêu thương ở Bác lan tỏa đến những người nô lệ mất nước và những người cùng khổ trên khắp thế gian, cho những người da đen bị phân biệt chủng tộc, cho cả những người da trắng bần cùng, cho những người phụ nữ các nước đế quốc thực dân có chồng con bị đưa sang Việt Nam và nước thuộc địa làm bia đỡ đạn; và cho cả chính những người lính ở bị đưa đi đánh nhau và nhận những cái chết oan uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.

  • HÀN NHÃ LẠC

    Thêm một giọng ca tài danh từng tôn cao giá trị di sản ca Huế vừa ra đi: nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn vừa qua đời ngày 13 tháng ba năm 2018, nhằm ngày 26 tháng giêng âm lịch.

  • ĐẠI HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ NHẤT

    (Trích bài phát biểu của đồng chí Vũ Thắng, nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng CSVN, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tại Đại Hội)

  • HÒA ÁI   

    Đến nay, những bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch đã trở thành di sản của dân tộc. Những bài thơ chúc Tết của Bác trong mỗi dịp Tết đều toát lên tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong một giai đoạn lịch sử.

  • PHẠM PHÚ PHONG
              Du ký  

    Do cách chia thời gian theo ngày tháng, người ta thường coi thời gian trôi/ đi qua, nhưng thực ra thời gian vẫn đứng yên đó thôi, chỉ có con người và vạn vật trôi qua dưới con mắt chăm chú, kiên trì và nhẫn nại của thời gian.

  • TRẦN THỊ KIÊN TRINH

    Là em gái của anh nhưng khi tôi được sinh ra anh đã tròn hai mươi tuổi. Những gì nhớ về anh chỉ là ký ức tuổi thơ trong khu vườn tranh thỉnh thoảng anh về.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  
       (Viết từ lời kể của cựu chiến binh Đặng Hà)

    Tôi tình cờ đọc được thông tin Hải quân Mỹ lấy thành phố Huế để đặt tên cho một tuần dương hạm mang tên USS Hue City (CG-66). Tuần dương hạm này thuộc lớp Ticonderoga, trang bị tên lửa, gắn với trận đánh Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham chiến Huế vào dịp Tết Mậu Thân.

  • NGUYỄN TỰ LẬP  

    Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam cách đây tròn nửa thế kỷ (1968 - 2018).

  • Những tượng đài thiêng liêng trong lòng dân Quảng Điền   

    NGUYỄN QUANG HÀ
                             Bút ký 

  • Thái độ về cuộc Cần Vương

    Người thẩm vấn (NTV): Ông có phải là kẻ hâm mộ người anh hùng cuối cùng trong cuộc tử chiến chống người Pháp đó không?

  • CHƯƠNG THÂU

    Hồ sơ Thẩm vấn là tập tài liệu khá khá dày dặn của Hội đồng xử án Tòa Đề hình của chính quyền thực dân để chuẩn bị xử Phan Bội Châu vào ngày 23/11/1925 tại Hà Nội.

  • LTS: Kỷ niệm 150 năm ngày sinh của chí sĩ Phan Bội Châu, Sông Hương được tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn”. Đây là nguồn tư liệu quý, nằm trong tập Bổ di II lần đầu được công bố về vụ án chí sĩ Phan Bội Châu.

  • Cuối mùa hè năm 1978 chúng tôi là lứa lưu học sinh đầu tiên được tới Liên Xô bằng máy bay, trước đây chỉ đi bằng tàu hỏa liên vận qua Bắc Kinh. Đối với nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ, nhất là những người lính sau mấy năm chỉ sống ở núi rừng, Moscow thực sự là thiên đường.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Dưới thời Pháp thuộc, những năm đầu thế kỷ XX, để ra được một tờ báo - mà lại báo tiếng Việt do người Việt quản lý tại Kinh đô Huế quả thực nhiêu khê và vô cùng khó khăn, phức tạp.

  • ĐẶNG NHẬT MINH

    Tôi vẫn còn nhớ đinh ninh cảnh quay đầu tiên của phim Cô gái trên sông vào tháng 10 năm 1987 là cảnh Liên, nhà báo nữ (do Hà Xuyên đóng) đến bệnh viện Huế tìm gặp Nguyệt (do Minh Châu đóng).

  • THÁI KIM LAN

    Con đường ấy, từ dốc cầu Gia Hội đổ xuống, dọc theo con sông nhánh trước kia còn gọi là sông Đông Ba, Hàng Đường, rồi Bạch Đằng, lấy tên dòng sông chảy qua chùa Diệu Đế, qua cầu Đồng Ba, về Bao Vinh, ngã Ba Sình, con đường mang nhiều vẻ lạ, nó mang phố về biển khơi và chuyên chở tứ xứ về kinh thành, vốn là phố cổ một thời với những căn nhà gỗ kiến trúc thuần Huế, nơi những gia đình thượng lưu, quý tộc định cư  một thời quan quan thư cưu

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhận chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đại diện Ủy ban Nhân dân lâm thời Thừa Thiên và Ủy ban Nhân dân Trung Bộ đóng tại Huế đã đến mời cụ Huỳnh Thúc Kháng, một tiến sĩ Nho học yêu nước, một nhà báo nổi tiếng, một người không đảng phái ra Hà Nội gặp cụ Hồ.

  • HƯƠNG CẦN

    Vài năm lại đây, báo chí thường nhắc đến ông hai lúa Bùi Hiển (Thủ Dầu Một, Bình Dương) tự chế thành công chiếc máy bay trực thăng vào năm 2012, ông làm chiếc thứ hai vào năm 2014.

  • VŨ HẢO

    Tháng Tám năm 1945 đã trở thành mốc son chói lọi, vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan xiềng xích của thực dân, phát xít, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

  • Kỷ niệm 100 năm Trường Đồng Khánh 

    BÙI KIM CHI