Thầy Nguyễn Văn Tám - Giáo viên Vật Lý Trường THCS cùng 2 học sinh Nguyễn Hoàng Phi Long - HS lớp 8/1 và Hồ Văn Anh Kim - HS lớp 9/1... Trường THCS Điền Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nghĩ ra ý tưởng chế tạo mô hình “ Lọc nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời”.
Đây là mô hình thiết thực. Góp phần cải thiện về nguồn nước ngọt cho cư dân và người lính hải đảo.
Trong căn nhà thầy Tám ở xã Điền Hòa, bên cạnh những thiết bị mang đi thi cấp quốc gia, vẫn còn những sáng kiến đạt giải cấp tỉnh của các em học sinh trường THCS Điền Hòa. Trong đó, ấn tượng nhất là thiết bị “biến nước biển thành nước ngọt” của hai em Nguyễn Hoàng Phi Long (lớp 8/1) và Hồ Văn Anh Kim (lớp 9/1).
Đứng bên sáng chế của mình, em Long “thuyết trình” về thiết bị lọc nước biển như một nhà vật lý thực thụ. Long tâm sự: “Em đã ấp ủ ý tưởng này từ lâu vì từ nhỏ đến lớn ở vùng đất Điền Hòa quê em luôn phải đối diện với tình trạng thiếu nước ngọt, người ta quý nước ngọt như lúa gạo. Nước giếng khoan thì cũng bị nhiễm phèn. Khi em nói ý tưởng này ra thì rất vui khi được bạn Anh Kim hưởng ứng và cùng chung một ý nghĩ như em nên hai đứa bắt tay vào làm.”
Ở vùng đất chua mặn nằm bên phá Tam Giang, có lẽ hình ảnh đôi quang gánh của mẹ gánh nước ngọt cứ đi về trong ký ức của mỗi em. Để không còn cảnh chắt chiu từng thau nước trên những trảng cát rát bỏng chân người, những học sinh nhỏ tuổi đã vận dụng kiến thức được học để suy nghĩ, sáng tạo.
Dưới sự chỉ dẫn tận tình của thầy Tám, hai em Long và Kim bắt tay vào làm thiết bị lọc nước biển với 500 nghìn đồng từ tiền dành dụm của những bữa sáng.
Nói về sáng kiến của mình, Long cho biết: Thiết bị của em gồm một gương cầu có bề mặt lõm, phản xạ được phần lớn ánh sáng chiếu tới và gắn cố định trên giá đỡ. Một bình dẫn chất lỏng dẫn nhiệt tốt.
Trên thành bình có ống dẫn 1(nước biển), ống dẫn 2 (nước ngọt sau khi lọc), ống dẫn 3 (phần nước mặn còn lại cho ra ngoài xử lý). Bình đựng đặt trước gương ở một vị trí thích hợp, sao cho khi ánh sáng mặt trời phản xạ, bình đựng có thể hấp thụ đủ năng lương nhiệt làm nóng nước. Gương cầu lõm và hệ thống được gắn cố định trên giá đỡ. Thời gian lắp đặt sản phẩm trong vòng một tuần.
Sản phẩm có điểm mới là sử dụng gương cầu lõm để tập trung năng lượng nhiệt từ mặt trời, đun nóng nước làm bay hơi và ngưng tụ. Thành phần nước sau khi lọc ta có thể dùng hệ thống làm sạch nước để tiêu thụ.
Thầy Nguyễn Văn Tám - Người trực tiếp trợ giúp, hướng dẫn cho những sáng kiến của các em - đánh giá: “Thiết bị lọc nước biển có thể vận dụng một cách tích cực vào thực tế đời sống phục vụ sinh hoạt của con người sống ven biển, đầm phá, hải đảo, ngư dân đánh cá xa bờ, lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển khi thiếu nước ngọt.”
Theo những nghiên cứu và tính toán của thầy Tám ở các nơi như vùng biển Trường Sa của Việt Nam, có 9 tháng nắng, lượng nước mưa dự trữ được không thể đủ dùng cho thời gian dài.
Vì thế, các thiết bị này có thể tận dụng năng lượng mặt trời ở những vùng có đặc tính nắng nóng kéo dài, “sản xuất” nước ngọt giúp người dân, cán bộ chiến sỹ trên đảo cũng như ngư dân đánh bắt dài ngày.
Với tính thiết thực của đề tài “Thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời" đã đạt giải 3 trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật dành cho thanh - thiếu niên và nhi đồng Thừa Thiên Huế lần thứ VII – năm 2014.
Đây là mô hình được ban tổ chức đánh giá cao về tính ứng dụng và là một trong những mô hình được ban tổ chức chọn để dự thi trong cuộc thi toàn quốc sắp tới.
Giúp người nông dân diệt...chuột
Ngày trước người nông dân chỉ:“ Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm". Thì ngày nay, họ còn trông mong làm sao không có chuột cắn phá hoại mùa màng .
Năm 2013, chứng kiến cảnh mất trắng hàng trăm hecta lúa vụ mùa ở miền quê Điền Hòa do chuột phá hoại mùa màng khiến thầy Tám và 2 em học sinh Nguyễn Thị Bích Kim - Nguyễn Thị Bích Ngọc - HS lớp 7/2 trường THCS Điền Hòa nảy sinh ý tưởng làm thiết bị bẫy chuột thông minh giúp nông dân bảo vệ mùa màng.
Để làm được mô hình này, hai chị em Nguyễn Thị Bích Kim - Nguyễn Thị Bích Ngọc mất gần 3 tháng từ suy nghĩ đến sáng chế. Nhìn bên ngoài, thiết bị bẫy chuột thông minh, có dạng hình hộp chữ nhật, bằng cách ghép nhiều tấm mica có độ bền cơ học cao.
Ngoài ra, còn có cửa chuột vào, chỗ để thả mồi, cửa xử lý chuột, đòn bẩy có trục là điểm tựa, tấm chắn bảo vệ làm bằng kim loại có mấu nhọn. Bên cạnh đó, để chuột vào được mà ra không được, chúng em sử dụng nguyên lý của đòn bẩy.
Em Nguyễn Thị Bích Kim kể: "Nếu gọi O là điểm tựa, O1 là vị trí mà chuột bắt đầu đi, O2 là vị trí chuột tác dụng. Khi chuột đi qua vị trí O2 thì đòn bẩy trở về trạng thái ban đầu (vì khoảng cách OO1>OO2), nên lúc này chuột bị nhốt vào trong không ra được, và cứ tiếp tục như vậy bởi quá trình này vẫn lặp lại cho những con chuột khác. Đến lúc chuột được nhốt đầy, ta lại đem xử lý".
Với thiết bị bẫy chuột thông minh này khả năng áp dụng của sản phẩm ở ruộng đồng, chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, khu vực có rác thải, sinh hoạt gia đình, nhất là ở vùng quê nông thôn, rất hữu ích với bà con nông dân.
Sản phẩm đã được ứng dụng vào thực tế của cuộc sống hàng ngày trong thời gian gần đây tại nhà các em học sinh, đem lại hiệu quả khá cao.
Có thể nói rằng, từ thực tiễn cuộc sống khó nhọc của bà con nông dân, ngư dân, những học sinh " trường làng" dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo trẻ đã sáng tạo ra những mô hình thiết thực, lý thú.
Điều quan trọng nhất quan trọng nhất khi nghĩ ra ý tưởng thiết kế những sản phẩm này đã giúp các em nắm bắt được những hứng thú say mê trong sáng tạo, học tập một cách bổ ích.
Theo GD&TĐ
Ngày 5/7, PGS.TS. Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Đại học Huế cho biết ngay từ trong ngày hôm nay Đại học Huế đã bắt đầu chấm các bài thi trắc nghiệm cho 4 cụm thi từ 36 đến 39.
Đoàn trường Đại học Rajamangala Thayanburi, Thái Lan gồm 15 cán bộ và 20 sinh viên đến từ khoa Công nghệ Kinh tế Gia đình vừa có chuyến thăm và làm việc với trường Đại học Nông Lâm Huế.
Ngày 4/7, ngày thứ tư cũng là ngày cuối Kỳ thi Quốc gia 2016 với 8 môn thi đã kết thúc an toàn, nghiêm túc.
Trung Tâm Y tế dự phòng tỉnh vừa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang và UBND xã Vinh Thái tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình lập kế hoạch xây dựng cộng đồng an toàn trong chương trình phòng chống tai nạn thương tích năm 2016. Hơn 30 học viên là cán bộ chủ chốt của xã Vinh Thái đã tham dự.
Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016, Đại Huế chủ trì 4 cụm thi. Việc coi thi từ ngày 1/7 đến nay được đánh giá tốt.
Được sự hỗ trợ của Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế vừa triển khai tập huấn cho 54 cán bộ, giáo viên cốt cán của 9 phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố về phương pháp dạy học theo bộ sách này. Lớp tập huấn diễn ra tại Trường TH Lê Lợi, Thành phố Huế.
Sở Y tế phối hợp với Sở thông tin và Truyền thông vừa tổ chức triển khai tập huấn hướng dẫn và khai thác hệ thống GIS chuyên ngành Y tế và DVC trực tuyến.
Hội sinh viên Đại học Huế đã tổ chức buổi tập huấn cho hơn 200 tình nguyện viên đến từ các trường và khoa thành viên và gặp gỡ nhà tài trợ chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2016 tại số 3 Lê Lợi, TP Huế.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty TNHHNN MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) vừa tổ chức kiểm tra vệ sinh, giám sát chất lượng nước tại nhà máy nước sạch Điền Môn, huyện Phong Điền và nhà máy nước sạch Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền.
Đại học Huế cho biết, đến nay mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi từ các khâu bố trí phòng thi, điểm thi; cơ sở vật chất; văn phòng phẩm; nhân lực coi thi, phục vụ thi, xe cấp cứu; phòng điều trị cách ly… đã hoàn tất.
Trường Cao đẳng Sư phạm Huế vừa ra mắt Phòng trưng bày sản phẩm ngành Giáo dục mầm non với chủ đề “Không gian tuổi thơ”.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp cùng Trung tâm Công nghệ và Đào tạo Robusta và công ty Palo Alto Network tổ chức hội thảo về “Công nghệ ảo hóa và Bảo mật cho điện toán đám mây”.
Sở y tế tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành kiểm tra công tác chủ động phòng chống dịch (PCD) bệnh SXH tại huyện Nam Đông. Đoàn do Ths.Bs Dương Quang Minh phó Giám Đốc sở y tế làm trưởng đoàn và các lãnh đạo phòng Nghiệp vụ y sở y tế, lãnh đạo và chuyên viên Trung tâm y tế (TTYT) dự phòng tỉnh.
Ngày 25/6, Trường CĐSP Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (02/7/1976-02/7/2016).
Sáng ngày 24/06, Trường ĐH Khoa học Huế đã long trọng tổ chức Lễ bế giảng và phát bằng tốt nghiệp Đại học năm 2016.
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế vừa tổ chức tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi cho gần 200 cán bộ, giảng viên làm nhiệm vụ tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2016.
Ngày 23/6/2016, Thường trực Hội đồng khoa học kỹ thuật ngành Y tế Thừa Thiên Huế tổ chức họp thẩm định bổ sung danh mục phân tuyến kỹ thuật trong khám chữa bệnh cho bệnh viện Phục hồi chức năng, trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh và 09 Trạm y tế huyện Quảng Điền.
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh vừatổ chức tập huấn phổ biến kế hoạch chất thải y tế năm 2016, triển khai Thông tư Liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Trường Trung học Cơ sở Lăng Cô với tổng mức đầu t¬ư dự kiến 10.714 triệu đồng.
Sở Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Quốc Học, các trường THPT công lập và trường THPT DTNT tỉnh năm học 2016-2017.