Thầy Nguyễn Văn Tám - Giáo viên Vật Lý Trường THCS cùng 2 học sinh Nguyễn Hoàng Phi Long - HS lớp 8/1 và Hồ Văn Anh Kim - HS lớp 9/1... Trường THCS Điền Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nghĩ ra ý tưởng chế tạo mô hình “ Lọc nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời”.
Đây là mô hình thiết thực. Góp phần cải thiện về nguồn nước ngọt cho cư dân và người lính hải đảo.
Trong căn nhà thầy Tám ở xã Điền Hòa, bên cạnh những thiết bị mang đi thi cấp quốc gia, vẫn còn những sáng kiến đạt giải cấp tỉnh của các em học sinh trường THCS Điền Hòa. Trong đó, ấn tượng nhất là thiết bị “biến nước biển thành nước ngọt” của hai em Nguyễn Hoàng Phi Long (lớp 8/1) và Hồ Văn Anh Kim (lớp 9/1).
Đứng bên sáng chế của mình, em Long “thuyết trình” về thiết bị lọc nước biển như một nhà vật lý thực thụ. Long tâm sự: “Em đã ấp ủ ý tưởng này từ lâu vì từ nhỏ đến lớn ở vùng đất Điền Hòa quê em luôn phải đối diện với tình trạng thiếu nước ngọt, người ta quý nước ngọt như lúa gạo. Nước giếng khoan thì cũng bị nhiễm phèn. Khi em nói ý tưởng này ra thì rất vui khi được bạn Anh Kim hưởng ứng và cùng chung một ý nghĩ như em nên hai đứa bắt tay vào làm.”
Ở vùng đất chua mặn nằm bên phá Tam Giang, có lẽ hình ảnh đôi quang gánh của mẹ gánh nước ngọt cứ đi về trong ký ức của mỗi em. Để không còn cảnh chắt chiu từng thau nước trên những trảng cát rát bỏng chân người, những học sinh nhỏ tuổi đã vận dụng kiến thức được học để suy nghĩ, sáng tạo.
Dưới sự chỉ dẫn tận tình của thầy Tám, hai em Long và Kim bắt tay vào làm thiết bị lọc nước biển với 500 nghìn đồng từ tiền dành dụm của những bữa sáng.
Nói về sáng kiến của mình, Long cho biết: Thiết bị của em gồm một gương cầu có bề mặt lõm, phản xạ được phần lớn ánh sáng chiếu tới và gắn cố định trên giá đỡ. Một bình dẫn chất lỏng dẫn nhiệt tốt.
Trên thành bình có ống dẫn 1(nước biển), ống dẫn 2 (nước ngọt sau khi lọc), ống dẫn 3 (phần nước mặn còn lại cho ra ngoài xử lý). Bình đựng đặt trước gương ở một vị trí thích hợp, sao cho khi ánh sáng mặt trời phản xạ, bình đựng có thể hấp thụ đủ năng lương nhiệt làm nóng nước. Gương cầu lõm và hệ thống được gắn cố định trên giá đỡ. Thời gian lắp đặt sản phẩm trong vòng một tuần.
Sản phẩm có điểm mới là sử dụng gương cầu lõm để tập trung năng lượng nhiệt từ mặt trời, đun nóng nước làm bay hơi và ngưng tụ. Thành phần nước sau khi lọc ta có thể dùng hệ thống làm sạch nước để tiêu thụ.
Thầy Nguyễn Văn Tám - Người trực tiếp trợ giúp, hướng dẫn cho những sáng kiến của các em - đánh giá: “Thiết bị lọc nước biển có thể vận dụng một cách tích cực vào thực tế đời sống phục vụ sinh hoạt của con người sống ven biển, đầm phá, hải đảo, ngư dân đánh cá xa bờ, lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển khi thiếu nước ngọt.”
Theo những nghiên cứu và tính toán của thầy Tám ở các nơi như vùng biển Trường Sa của Việt Nam, có 9 tháng nắng, lượng nước mưa dự trữ được không thể đủ dùng cho thời gian dài.
Vì thế, các thiết bị này có thể tận dụng năng lượng mặt trời ở những vùng có đặc tính nắng nóng kéo dài, “sản xuất” nước ngọt giúp người dân, cán bộ chiến sỹ trên đảo cũng như ngư dân đánh bắt dài ngày.
Với tính thiết thực của đề tài “Thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời" đã đạt giải 3 trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật dành cho thanh - thiếu niên và nhi đồng Thừa Thiên Huế lần thứ VII – năm 2014.
Đây là mô hình được ban tổ chức đánh giá cao về tính ứng dụng và là một trong những mô hình được ban tổ chức chọn để dự thi trong cuộc thi toàn quốc sắp tới.
Giúp người nông dân diệt...chuột
Ngày trước người nông dân chỉ:“ Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm". Thì ngày nay, họ còn trông mong làm sao không có chuột cắn phá hoại mùa màng .
Năm 2013, chứng kiến cảnh mất trắng hàng trăm hecta lúa vụ mùa ở miền quê Điền Hòa do chuột phá hoại mùa màng khiến thầy Tám và 2 em học sinh Nguyễn Thị Bích Kim - Nguyễn Thị Bích Ngọc - HS lớp 7/2 trường THCS Điền Hòa nảy sinh ý tưởng làm thiết bị bẫy chuột thông minh giúp nông dân bảo vệ mùa màng.
Để làm được mô hình này, hai chị em Nguyễn Thị Bích Kim - Nguyễn Thị Bích Ngọc mất gần 3 tháng từ suy nghĩ đến sáng chế. Nhìn bên ngoài, thiết bị bẫy chuột thông minh, có dạng hình hộp chữ nhật, bằng cách ghép nhiều tấm mica có độ bền cơ học cao.
Ngoài ra, còn có cửa chuột vào, chỗ để thả mồi, cửa xử lý chuột, đòn bẩy có trục là điểm tựa, tấm chắn bảo vệ làm bằng kim loại có mấu nhọn. Bên cạnh đó, để chuột vào được mà ra không được, chúng em sử dụng nguyên lý của đòn bẩy.
Em Nguyễn Thị Bích Kim kể: "Nếu gọi O là điểm tựa, O1 là vị trí mà chuột bắt đầu đi, O2 là vị trí chuột tác dụng. Khi chuột đi qua vị trí O2 thì đòn bẩy trở về trạng thái ban đầu (vì khoảng cách OO1>OO2), nên lúc này chuột bị nhốt vào trong không ra được, và cứ tiếp tục như vậy bởi quá trình này vẫn lặp lại cho những con chuột khác. Đến lúc chuột được nhốt đầy, ta lại đem xử lý".
Với thiết bị bẫy chuột thông minh này khả năng áp dụng của sản phẩm ở ruộng đồng, chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, khu vực có rác thải, sinh hoạt gia đình, nhất là ở vùng quê nông thôn, rất hữu ích với bà con nông dân.
Sản phẩm đã được ứng dụng vào thực tế của cuộc sống hàng ngày trong thời gian gần đây tại nhà các em học sinh, đem lại hiệu quả khá cao.
Có thể nói rằng, từ thực tiễn cuộc sống khó nhọc của bà con nông dân, ngư dân, những học sinh " trường làng" dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo trẻ đã sáng tạo ra những mô hình thiết thực, lý thú.
Điều quan trọng nhất quan trọng nhất khi nghĩ ra ý tưởng thiết kế những sản phẩm này đã giúp các em nắm bắt được những hứng thú say mê trong sáng tạo, học tập một cách bổ ích.
Theo GD&TĐ
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế (HCE) hợp tác với Viện Công nghệ Tallaght, Ireland (ITT) đào tạo chương trình liên kết quốc tế ngành học Quản trị kinh doanh (QTKD).
Sáng ngày 16/8, Ban quản lý dự án “Hỗ trợ Y tế các tỉnh Bắc Trung bộ tỉnh Thừa Thiên Huế” đã tổ chức phiên họp thông qua dự thảo báo cáo đánh giá cuối kỳ của dự án.
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại thành phố Huế.
PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế đã có buổi tiếp và làm việc với GS. John Ball, Giáo sư cao cấp về Khoa học tự nhiên – Đại học Oxford, thành viên Hội đồng Giải thưởng Abel 2002 – 2003, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Fields năm 2006 và GS Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoa học VNCCCT, Giáo sư tại Khoa Toán - Đại học Chicago, Hoa Kỳ, Giải thưởng Fields năm 2010.
Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch huyện Phong Điền vừa tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế vừa tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH Framgia Việt Nam. Tham dự buổi lễ có ông Kazunari Fujimoto - Trưởng đại diện cty Framgia Việt Nam, ông Cung Trọng Cường – Hiệu trưởng, các trưởng phòng khoa trung tâm và giảng viên khoa CNTT trường Cao đẳng Công nghiệp Huế.
Ngày 14/8, ĐH Huế đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 vào đại học, cao đẳng chính quy năm 2016 của các trường đại học thành viên, các khoa trực thuộc và phân hiệu đại học Huế tại Quảng Trị.
Sở Y tế tổ chức hội nghị đánh giá công tác cải cách hành chính, duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2018, triển khai dịch vụ công mức 3 mức 4 và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế.
UBND thị xã Hương Trà vừa tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh phổ thông giai đoạn 2011- 2015.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định về việc thành lập Trường Trung học Phổ thông Hà Trung trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tách Trường Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Hà Trung.
Sản phẩm "Găng tay thông minh dành cho người khiếm thị" của em Lê Ngô Duy Phong, Trường Trung học phổ thông Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa giành giải nhất Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế lần thứ IX, năm 2016.
Đoàn lãnh đạo của trường Đại học Nông Lâm Huế cùng một số đơn vị trong trường đã có chuyến công tác, thăm và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh và Sở ban ngành, các doanh nghiệptại các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên.
Đại học Huế sẽ tổ chức buổi giảng bài chuyên đề về Toán với sự tham gia của GS. Ngô Bảo Châu và GS. John Ball vào chiều ngày 15/8 tới đây tại Hội trường Đại học Huế, 03 Lê Lợi – Huế.
Tại Bệnh viện Quân Y 268, Sở Y tế Thừa Thiên Huế tổ chức giao ban công tác khám chữa bệnh quý II năm 2016.
Chiều (10/8), Đại học Huế cho biết, Ban khảo thí Đại học Huế vừa gửi thông tin về Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế báo cáo kết quả phúc khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Tổng cộng có 321 bài phúc khảo.
Được sự tài trợ của Hội chữ Thập đỏ tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội chữ Thập đỏ huyện Phú Lộc phối hợp với Trung tâm Y tế Phú Lộc tổ chức khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 5 xã vùng biển.
Chương trình Kỹ sư INSA VAL DE LOIRE là chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và Trung tâm INSA Val de Loire, Viện Khoa học Ứng dụng Quốc gia, Pháp (INSA Centre Val de Loire, Institut National des Sciences Appliquées, France).
Bệnh viện YHCT tổ chức Hội nghị sơ kết công tác khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
Chương trình học bổng SHARE (Support for Higher Education in ASEAN Region –Hỗ trợ giáo dục đại học khu vực ASEAN) là một chương trình 4 năm được EU tài trợ tập trung vào giáo dục đại học khu vực ASEAN thông qua việc đẩy mạnh hợp tác giữa EU và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh và quốc tế hóa của trong giáo dục đại học ở các trường đại học ASEAN, từ đó thiết lập nên một cộng đồng ASEAN thân thiện.
Sáng ngày 9/8, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức hội nghị toàn ngành tổng kết năm học 2015-2016, triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017.