Thầy Nguyễn Văn Tám - Giáo viên Vật Lý Trường THCS cùng 2 học sinh Nguyễn Hoàng Phi Long - HS lớp 8/1 và Hồ Văn Anh Kim - HS lớp 9/1... Trường THCS Điền Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nghĩ ra ý tưởng chế tạo mô hình “ Lọc nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời”.
Đây là mô hình thiết thực. Góp phần cải thiện về nguồn nước ngọt cho cư dân và người lính hải đảo.
Trong căn nhà thầy Tám ở xã Điền Hòa, bên cạnh những thiết bị mang đi thi cấp quốc gia, vẫn còn những sáng kiến đạt giải cấp tỉnh của các em học sinh trường THCS Điền Hòa. Trong đó, ấn tượng nhất là thiết bị “biến nước biển thành nước ngọt” của hai em Nguyễn Hoàng Phi Long (lớp 8/1) và Hồ Văn Anh Kim (lớp 9/1).
Đứng bên sáng chế của mình, em Long “thuyết trình” về thiết bị lọc nước biển như một nhà vật lý thực thụ. Long tâm sự: “Em đã ấp ủ ý tưởng này từ lâu vì từ nhỏ đến lớn ở vùng đất Điền Hòa quê em luôn phải đối diện với tình trạng thiếu nước ngọt, người ta quý nước ngọt như lúa gạo. Nước giếng khoan thì cũng bị nhiễm phèn. Khi em nói ý tưởng này ra thì rất vui khi được bạn Anh Kim hưởng ứng và cùng chung một ý nghĩ như em nên hai đứa bắt tay vào làm.”
Ở vùng đất chua mặn nằm bên phá Tam Giang, có lẽ hình ảnh đôi quang gánh của mẹ gánh nước ngọt cứ đi về trong ký ức của mỗi em. Để không còn cảnh chắt chiu từng thau nước trên những trảng cát rát bỏng chân người, những học sinh nhỏ tuổi đã vận dụng kiến thức được học để suy nghĩ, sáng tạo.
Dưới sự chỉ dẫn tận tình của thầy Tám, hai em Long và Kim bắt tay vào làm thiết bị lọc nước biển với 500 nghìn đồng từ tiền dành dụm của những bữa sáng.
Nói về sáng kiến của mình, Long cho biết: Thiết bị của em gồm một gương cầu có bề mặt lõm, phản xạ được phần lớn ánh sáng chiếu tới và gắn cố định trên giá đỡ. Một bình dẫn chất lỏng dẫn nhiệt tốt.
Trên thành bình có ống dẫn 1(nước biển), ống dẫn 2 (nước ngọt sau khi lọc), ống dẫn 3 (phần nước mặn còn lại cho ra ngoài xử lý). Bình đựng đặt trước gương ở một vị trí thích hợp, sao cho khi ánh sáng mặt trời phản xạ, bình đựng có thể hấp thụ đủ năng lương nhiệt làm nóng nước. Gương cầu lõm và hệ thống được gắn cố định trên giá đỡ. Thời gian lắp đặt sản phẩm trong vòng một tuần.
Sản phẩm có điểm mới là sử dụng gương cầu lõm để tập trung năng lượng nhiệt từ mặt trời, đun nóng nước làm bay hơi và ngưng tụ. Thành phần nước sau khi lọc ta có thể dùng hệ thống làm sạch nước để tiêu thụ.
Thầy Nguyễn Văn Tám - Người trực tiếp trợ giúp, hướng dẫn cho những sáng kiến của các em - đánh giá: “Thiết bị lọc nước biển có thể vận dụng một cách tích cực vào thực tế đời sống phục vụ sinh hoạt của con người sống ven biển, đầm phá, hải đảo, ngư dân đánh cá xa bờ, lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển khi thiếu nước ngọt.”
Theo những nghiên cứu và tính toán của thầy Tám ở các nơi như vùng biển Trường Sa của Việt Nam, có 9 tháng nắng, lượng nước mưa dự trữ được không thể đủ dùng cho thời gian dài.
Vì thế, các thiết bị này có thể tận dụng năng lượng mặt trời ở những vùng có đặc tính nắng nóng kéo dài, “sản xuất” nước ngọt giúp người dân, cán bộ chiến sỹ trên đảo cũng như ngư dân đánh bắt dài ngày.
Với tính thiết thực của đề tài “Thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời" đã đạt giải 3 trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật dành cho thanh - thiếu niên và nhi đồng Thừa Thiên Huế lần thứ VII – năm 2014.
Đây là mô hình được ban tổ chức đánh giá cao về tính ứng dụng và là một trong những mô hình được ban tổ chức chọn để dự thi trong cuộc thi toàn quốc sắp tới.
Giúp người nông dân diệt...chuột
Ngày trước người nông dân chỉ:“ Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm". Thì ngày nay, họ còn trông mong làm sao không có chuột cắn phá hoại mùa màng .
Năm 2013, chứng kiến cảnh mất trắng hàng trăm hecta lúa vụ mùa ở miền quê Điền Hòa do chuột phá hoại mùa màng khiến thầy Tám và 2 em học sinh Nguyễn Thị Bích Kim - Nguyễn Thị Bích Ngọc - HS lớp 7/2 trường THCS Điền Hòa nảy sinh ý tưởng làm thiết bị bẫy chuột thông minh giúp nông dân bảo vệ mùa màng.
Để làm được mô hình này, hai chị em Nguyễn Thị Bích Kim - Nguyễn Thị Bích Ngọc mất gần 3 tháng từ suy nghĩ đến sáng chế. Nhìn bên ngoài, thiết bị bẫy chuột thông minh, có dạng hình hộp chữ nhật, bằng cách ghép nhiều tấm mica có độ bền cơ học cao.
Ngoài ra, còn có cửa chuột vào, chỗ để thả mồi, cửa xử lý chuột, đòn bẩy có trục là điểm tựa, tấm chắn bảo vệ làm bằng kim loại có mấu nhọn. Bên cạnh đó, để chuột vào được mà ra không được, chúng em sử dụng nguyên lý của đòn bẩy.
Em Nguyễn Thị Bích Kim kể: "Nếu gọi O là điểm tựa, O1 là vị trí mà chuột bắt đầu đi, O2 là vị trí chuột tác dụng. Khi chuột đi qua vị trí O2 thì đòn bẩy trở về trạng thái ban đầu (vì khoảng cách OO1>OO2), nên lúc này chuột bị nhốt vào trong không ra được, và cứ tiếp tục như vậy bởi quá trình này vẫn lặp lại cho những con chuột khác. Đến lúc chuột được nhốt đầy, ta lại đem xử lý".
Với thiết bị bẫy chuột thông minh này khả năng áp dụng của sản phẩm ở ruộng đồng, chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, khu vực có rác thải, sinh hoạt gia đình, nhất là ở vùng quê nông thôn, rất hữu ích với bà con nông dân.
Sản phẩm đã được ứng dụng vào thực tế của cuộc sống hàng ngày trong thời gian gần đây tại nhà các em học sinh, đem lại hiệu quả khá cao.
Có thể nói rằng, từ thực tiễn cuộc sống khó nhọc của bà con nông dân, ngư dân, những học sinh " trường làng" dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo trẻ đã sáng tạo ra những mô hình thiết thực, lý thú.
Điều quan trọng nhất quan trọng nhất khi nghĩ ra ý tưởng thiết kế những sản phẩm này đã giúp các em nắm bắt được những hứng thú say mê trong sáng tạo, học tập một cách bổ ích.
Theo GD&TĐ
Bắt đầu tháng 6/2016 vắc xin bại liệt bOPV chứa 2 týp (týp 1 và 3) sẽ được sử dụng trong tiêm chủng thường xuyên thay thế vắc xin tOPV chứa 3 týp (týp 1, 2 và 3) ngưng sử dụng từ tháng 4/2016.
Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng Kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Huế vừa tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia: ‘Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế’.
Sở Y tế vừa tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân tại thành phố Huế.
Nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ quản lý, kỹ năng điều hành các hoạt động của hệ thống khám chữa bệnh, trường ĐH Y Dược Huế đã phối hợp với các chuyên gia đến từ Tập đoàn Martin’s Point Health care, Hoa Kỳ tổ chức hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực quản lý phòng khám”. Hội thảo được tổ chức vào ngày 11-12/5.
Sáng ngày 12/05, Khoa Xã hội học – Đại hoạc Khoa học Huế đã tổ chức Hội nghị khoa học “10 năm hình thành và phát triển”.
Chiều ngày 9.5, Đoàn trường Đại học Kyoto Gakuen, Nhật Bản gồm 2 cán bộ giáo viên và 11 học sinh của trường tham gia chương trình trao đổi sinh viên với trường Đại học Nông Lâm Huế.
Ngày 9/5, Trường ĐH Sư phạm – Đại học Huế đã tổ chức hội nghị Tổng kết đề án đào tạo theo Chương trình tiên tiến (CTTT) ngành Vật lý liên kết với Đại học Virginia – Hoa Kỳ, đánh giá lại những kết quả đạt được, những tác động và lan toả của chương trình, những bất cập cần khắc phục và hướng đi của CTTT.
Từ mong muốn giảm thiểu tai nạn giao thông cho xã hội, hai em Lê Đức Quý và Hoàng Bảo Vi (lớp 12 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Thừa Thiên-Huế) vừa cho ra đời mô hình 'Thiết bị thông báo tín hiệu giao thông'.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức hội nghị Tổng kết hoạt động Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế giai đoạn 2011-2015. Đến dự hội nghị có Tiến sỹ Cung Trọng Cường – Hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể cán bộ, giảng viên của trường.
Thương hiệu thuốc nhỏ mắt Osla (thuộc Tập đoàn Dược phẩm Merap) và Trung ương Hội sinh viên Việt Nam vừa phối hợp ra mắt chương trình “Cùng Osla thắp sáng khát vọng mùa thi” dành cho các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia và trúng tuyển vào các trường đại học năm 2016.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh vừa tổ chức lớp tập huấn triển khai cho uống vitamin A và Chiến dịch loại rừ uốn ván sơ sinh đợt I năm 2016 cho cán bộ Đội Y tế dự phòng các huyện/thị xã/thành phố.
Sở Y tế vừa tổ chức họp phân công trách nhiệm cho các đơn vị về việc thực hiện y kiến chỉ đạo của đoàn công tác số 4 của Trung ương về việc triển khai các giải pháp khắc phục sự cố cá chết bất thường tại Thừa Thiên Huế.
Trường ĐH Nông Lâm – Đại học Huế vừa khai mạc chương trình Ngày hội việc làm năm 2016 với chủ đề "Chìa khóa thành công trong tầm tay bạn".
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế vừa phối hợp với công ty Đỉnh Bạch Mã tổ chức Hội thảo về thiết bị mới trong nghiên cứu và giảng dạy. Hơn 100 giảng viên và sinh viên các khoa CNTT, khoa Điện tử, khoa Điện Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Đại học Khoa học Huế, Trường Đại học Nông lâm Huế đã đến tham dự hội thảo.
Sáng ngày 5/5, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tổ chức lớp tập huấn triển khai cho uống vitamin A và Chiến dịch Loại trừ uốn ván sơ sinh đợt I năm 2016 cho cán bộ Đội Y tế dự phòng các huyện/thị xã/thành phố.
Thực hiện kế hoạch năm học 2015-2016, tại thành phố Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức Hội thi thiết bị đồ dùng, đồ chơi tự làm bậc học mầm non cấp tỉnh lần thứ hai.
Trường Đại học Y Dược Huế vừa phối hợp với Sở GD&ĐT Tỉnh TT Huế tổ chức hội thảo giảng dạy các môn khoa học ở trường Trung học Phổ thông. Đây là hoạt động trong khuôn khổ của Festival Khoa học của Nhà trường, chào mừng Festival Huế 2016.
Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Huế vừa tổ chức Hội thảo “Dạy học lịch sử ở trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh” năm 2016.
Sáng ngày 28-4, tại Trung tâm Học liệu (TP. Huế) đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Cơ hội và thách thức” do Trường Đại học Kinh tế Huế phối hợp với Trường Đại học Thương mại và Trường Đại học Nam Hoa, Đài Loan tổ chức.
Sáng ngày 25/4, Trường Đại học Khoa học (ĐHKH) Huế kết hợp với Công ty FPT Software Đà Nẵng tổ chức lễ trao chứng chỉ Global Software Talent (GST) cho 30 sinh viên Khoá K36 của Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐHKH Huế.