Thầy Nguyễn Văn Tám - Giáo viên Vật Lý Trường THCS cùng 2 học sinh Nguyễn Hoàng Phi Long - HS lớp 8/1 và Hồ Văn Anh Kim - HS lớp 9/1... Trường THCS Điền Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nghĩ ra ý tưởng chế tạo mô hình “ Lọc nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời”.
Đây là mô hình thiết thực. Góp phần cải thiện về nguồn nước ngọt cho cư dân và người lính hải đảo.
Trong căn nhà thầy Tám ở xã Điền Hòa, bên cạnh những thiết bị mang đi thi cấp quốc gia, vẫn còn những sáng kiến đạt giải cấp tỉnh của các em học sinh trường THCS Điền Hòa. Trong đó, ấn tượng nhất là thiết bị “biến nước biển thành nước ngọt” của hai em Nguyễn Hoàng Phi Long (lớp 8/1) và Hồ Văn Anh Kim (lớp 9/1).
Đứng bên sáng chế của mình, em Long “thuyết trình” về thiết bị lọc nước biển như một nhà vật lý thực thụ. Long tâm sự: “Em đã ấp ủ ý tưởng này từ lâu vì từ nhỏ đến lớn ở vùng đất Điền Hòa quê em luôn phải đối diện với tình trạng thiếu nước ngọt, người ta quý nước ngọt như lúa gạo. Nước giếng khoan thì cũng bị nhiễm phèn. Khi em nói ý tưởng này ra thì rất vui khi được bạn Anh Kim hưởng ứng và cùng chung một ý nghĩ như em nên hai đứa bắt tay vào làm.”
Ở vùng đất chua mặn nằm bên phá Tam Giang, có lẽ hình ảnh đôi quang gánh của mẹ gánh nước ngọt cứ đi về trong ký ức của mỗi em. Để không còn cảnh chắt chiu từng thau nước trên những trảng cát rát bỏng chân người, những học sinh nhỏ tuổi đã vận dụng kiến thức được học để suy nghĩ, sáng tạo.
Dưới sự chỉ dẫn tận tình của thầy Tám, hai em Long và Kim bắt tay vào làm thiết bị lọc nước biển với 500 nghìn đồng từ tiền dành dụm của những bữa sáng.
Nói về sáng kiến của mình, Long cho biết: Thiết bị của em gồm một gương cầu có bề mặt lõm, phản xạ được phần lớn ánh sáng chiếu tới và gắn cố định trên giá đỡ. Một bình dẫn chất lỏng dẫn nhiệt tốt.
Trên thành bình có ống dẫn 1(nước biển), ống dẫn 2 (nước ngọt sau khi lọc), ống dẫn 3 (phần nước mặn còn lại cho ra ngoài xử lý). Bình đựng đặt trước gương ở một vị trí thích hợp, sao cho khi ánh sáng mặt trời phản xạ, bình đựng có thể hấp thụ đủ năng lương nhiệt làm nóng nước. Gương cầu lõm và hệ thống được gắn cố định trên giá đỡ. Thời gian lắp đặt sản phẩm trong vòng một tuần.
Sản phẩm có điểm mới là sử dụng gương cầu lõm để tập trung năng lượng nhiệt từ mặt trời, đun nóng nước làm bay hơi và ngưng tụ. Thành phần nước sau khi lọc ta có thể dùng hệ thống làm sạch nước để tiêu thụ.
Thầy Nguyễn Văn Tám - Người trực tiếp trợ giúp, hướng dẫn cho những sáng kiến của các em - đánh giá: “Thiết bị lọc nước biển có thể vận dụng một cách tích cực vào thực tế đời sống phục vụ sinh hoạt của con người sống ven biển, đầm phá, hải đảo, ngư dân đánh cá xa bờ, lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển khi thiếu nước ngọt.”
Theo những nghiên cứu và tính toán của thầy Tám ở các nơi như vùng biển Trường Sa của Việt Nam, có 9 tháng nắng, lượng nước mưa dự trữ được không thể đủ dùng cho thời gian dài.
Vì thế, các thiết bị này có thể tận dụng năng lượng mặt trời ở những vùng có đặc tính nắng nóng kéo dài, “sản xuất” nước ngọt giúp người dân, cán bộ chiến sỹ trên đảo cũng như ngư dân đánh bắt dài ngày.
Với tính thiết thực của đề tài “Thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt bằng năng lượng mặt trời" đã đạt giải 3 trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật dành cho thanh - thiếu niên và nhi đồng Thừa Thiên Huế lần thứ VII – năm 2014.
Đây là mô hình được ban tổ chức đánh giá cao về tính ứng dụng và là một trong những mô hình được ban tổ chức chọn để dự thi trong cuộc thi toàn quốc sắp tới.
Giúp người nông dân diệt...chuột
Ngày trước người nông dân chỉ:“ Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm". Thì ngày nay, họ còn trông mong làm sao không có chuột cắn phá hoại mùa màng .
Năm 2013, chứng kiến cảnh mất trắng hàng trăm hecta lúa vụ mùa ở miền quê Điền Hòa do chuột phá hoại mùa màng khiến thầy Tám và 2 em học sinh Nguyễn Thị Bích Kim - Nguyễn Thị Bích Ngọc - HS lớp 7/2 trường THCS Điền Hòa nảy sinh ý tưởng làm thiết bị bẫy chuột thông minh giúp nông dân bảo vệ mùa màng.
Để làm được mô hình này, hai chị em Nguyễn Thị Bích Kim - Nguyễn Thị Bích Ngọc mất gần 3 tháng từ suy nghĩ đến sáng chế. Nhìn bên ngoài, thiết bị bẫy chuột thông minh, có dạng hình hộp chữ nhật, bằng cách ghép nhiều tấm mica có độ bền cơ học cao.
Ngoài ra, còn có cửa chuột vào, chỗ để thả mồi, cửa xử lý chuột, đòn bẩy có trục là điểm tựa, tấm chắn bảo vệ làm bằng kim loại có mấu nhọn. Bên cạnh đó, để chuột vào được mà ra không được, chúng em sử dụng nguyên lý của đòn bẩy.
Em Nguyễn Thị Bích Kim kể: "Nếu gọi O là điểm tựa, O1 là vị trí mà chuột bắt đầu đi, O2 là vị trí chuột tác dụng. Khi chuột đi qua vị trí O2 thì đòn bẩy trở về trạng thái ban đầu (vì khoảng cách OO1>OO2), nên lúc này chuột bị nhốt vào trong không ra được, và cứ tiếp tục như vậy bởi quá trình này vẫn lặp lại cho những con chuột khác. Đến lúc chuột được nhốt đầy, ta lại đem xử lý".
Với thiết bị bẫy chuột thông minh này khả năng áp dụng của sản phẩm ở ruộng đồng, chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, khu vực có rác thải, sinh hoạt gia đình, nhất là ở vùng quê nông thôn, rất hữu ích với bà con nông dân.
Sản phẩm đã được ứng dụng vào thực tế của cuộc sống hàng ngày trong thời gian gần đây tại nhà các em học sinh, đem lại hiệu quả khá cao.
Có thể nói rằng, từ thực tiễn cuộc sống khó nhọc của bà con nông dân, ngư dân, những học sinh " trường làng" dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo trẻ đã sáng tạo ra những mô hình thiết thực, lý thú.
Điều quan trọng nhất quan trọng nhất khi nghĩ ra ý tưởng thiết kế những sản phẩm này đã giúp các em nắm bắt được những hứng thú say mê trong sáng tạo, học tập một cách bổ ích.
Theo GD&TĐ
Sáng 20/6, sinh viên Khoa Tâm lý - Trường Đại học Sư phạm Huế được tham gia buổi tập huấn về “Chương trình phát triển lành mạnh cho giới trẻ dựa trên nền tảng kỹ năng sống” do PGS. TS Lê Ngọc Thảo thuộc Đại học Hawaii, Mỹ giảng dạy.
Thực hiện công tác đào tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ đối với cán bộ y tế trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Mắt Huế vừa tổ chức buổi tập huấn “Kiểm soát nhiễm khuẩn” năm 2016.
Công đoàn cơ sở Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế đã tổ chức Hội thảo “Công đoàn với việc nâng cao vai trò của giáo viên cố vấn và công tác quản lý sinh viên”.
UBND Thừa Thiên Huế dự thảo đề án qui định một số mức chi thực hiện chế độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh.
Tại trường Đại học Nông lâm Huế, ông Koichi Ishizuka đến từ Quỹ Sumimoto, Nhật Bản đã có buổi giới thiệu về chương trình hỗ trợ nghiên cứu từ Quỹ Sumimoto, Nhật Bản dành cho các nhà nghiên cứu thuộc các nước Châu Á.
PGS.TS. Hoàng Văn Hiển, Hiệu trưởng Nhà trường đã có buổi tiếp và làm việc với GS.Guy Feuillard, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế của Trung tâm INSA Val de Loire, Pháp.
Tổ chức QS (Quacquarelli Symonds Ltd.) vừa công bố bảng xếp hạng đại học năm 2016 theo từng khu vực trên thế giới gồm Châu Mỹ Latin, Châu Á, khối Ả-Rập, khối các nước mới nổi ở Châu Âu và Trung Á và khối BRICS.
Sở y tế vừa phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Phú Lộc tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết năm 2016”.
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Sở Y tế Thừa Thiên Huế vừa tổ chức khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho các gia đình có công cách mạng, các gia đình chính sách và gia đình hộ nghèo tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền
Bệnh viện mắt Huế vừa tổ chức tập huấn – Giới thiệu công tác quản lý chất lượng cho 73 cán bộ công nhân viên.
Trường Đại học Luật – Đại học Huế vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc cấp giấy phép hoạt động báo chí in đối với “Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn” và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép Trường Đại học Luật - Đại học Huế đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật Kinh tế.
UBND huyện Phú Lộc vừa tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên và học sinh đạt giải tại các Hội thi cấp tỉnh và quốc gia.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị xã Hương Trà đã tổ chức khai giảng khóa học bơi hè 2016 dành cho các em thiếu nhi địa bàn thị xã.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với Trung tâm y tế thị xã Hương Trà vừa tổ chức lớp tập huấn về ATTP cho Trưởng trạm và cán bộ phụ trách an toàn thực phẩm của 16 trạm y tế xã, thị trấn trên toàn thị xã.
Sáng 11/6, trường Đại học Kinh tế Huế đã tổ chức lễ phát bằng tốt nghiệp Đại học đợt 1 cho 5 sinh viên khóa 6 Chương trình liên kết đào tạo đồng cấp bằng Pháp - Việt ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế Huế liên kết với Đại học Rennes 1, Cộng hòa Pháp.
Trường Đại học Khoa học (ĐHKH), ĐH Huế vừa tổ chức Lễ tổng kết khối dự bị đại học năm 2015-2016.
Thực hiện chỉ đạo của Chương trình TCMR Quốc gia và Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh tổ chức lớp tập huấn quản lý, bảo quản vắc xin cho cán bộ phụ trách kho lạnh của Trung tâm y tế các huyện và các bệnh viện.
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức tập huấn phần mềm quản lý thông tin người khuyết tật cho địa bàn thành phố Huế. Đây là hoạt động được sự hỗ trợ của Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH), Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế.
Lãnh đạo trường ĐHNL Huế vừa có buổi làm việc với GS. Akihiro Takemura – Phó trưởng Khoa Khoa học, Giám đốc Tổ chức nghiên cứu liên ngành về cận nhiệt đới và biển đảo của Đại học Ryukyus, Nhật Bản.
Vừa qua, theo thư mời của ngài Thủ hiến bang Nam Úc, Hon Jay Weatherill, PGS. TS. Hoàng Văn Hiển, Hiệu trưởng trường ĐHKH Huếvà TS. Nguyễn Ngọc Tùng, Phó Trưởng Khoa Kiến trúc đã có chuyến công tác tại Hà Nội để tham dự buổi gặp mặt và thảo luận về việc trao đổi cơ hội hợp tác nghiên cứu giáo dục giữa Trường ĐHKH Huế và các Trường Đại học ở Úc.