"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
Ảnh: internet
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Hằng ngày
Cái hằng ngày không được nạm vàng
Không bắt đầu bằng ánh sáng lớn
Không đốt lửa với dòng tin chữ đỏ
Không hương hoa và những cuộc duyệt binh
Chẳng giao hưởng trên mặt bàn vắng lặng
Chẳng chớp đen những bi kịch hãi hùng,
Cái hằng ngày ..
Bánh xe đạp lăn
Sáng và chiều, thường nhật
Anh yêu em cũng thôi mùa bức sốt
Đã đến ngày con cái lo toan
Cây bên đường mờ nhạt giữa mắt quen
Dòng sông cũ vỗ bờ nghe đậm đặc
Ngày chủ nhật chạy xếp hàng tất bật
Những ngày thường đôi dép cũ quen đi
Tưởng như anh không dễ khóc cười
Anh cố thủ giữa đời anh chật chội
Biết im lặng lưng chừng câu nói
Biết mỉm cười đưa đẩy cái bắt tay
Anh xài quen mớ ngôn ngữ hằng ngày
Bay tản mạn xanh xao như khói thuốc
Không kịp nhớ trái tim mình nặng nhọc
Đã đập qua đêm, đã đập qua ngày…
Năm tháng qua
Năm tháng lại về
Mưa đã đổ
Cánh rừng xưa đã lạnh
Người bạn gái như Hằng Nga bị bắn
Mười năm rồi yên ngủ giữa màu xanh
Ôi trái tim anh, trái tim anh
Lại chảy máu dưới chân đồi Công sự
Lại đốt lửa ngả rừng rừng xưa mất dấu
Để lòng tin với Đảng dẫn anh về
Lại là mình anh thầm lặng say mê
Anh đi giữa bao cuộc đời lao lực
Bao ngọn cỏ hát cười trên mặt đất
Những nẻo đường anh muốn gọi thành tên
Cuộc đời này anh lấy máu mà tin
Lấy lẽ phải để đo điều được, mất,
Lấy tiếng hát để soi vào nước mắt
Cuộc đời này sâu nặng nỗi niềm riêng
Vượt lên gian lao mỗi chặng ngày thường
Bao bà mẹ lại gánh gồng năng nổ
Những kíp thợ vẫn dầm mình trong bụi đỏ
Hẹn mùa xuân nẩy lộc những công trình
Ngày lại ngày cuộc sống tự nhân lên
Những sức lực với muôn trùng sức lực
Của hôm nay với gốc rễ muôn đời…
Mạnh hơn bóng đen nỗi ám ảnh không lời
Nhà máy điện đêm đêm rung nhịp thở
Cái hằng ngày -
đang thắp sáng trong ta
Cái hằng ngày -
Lê nin nói cho ta…
1981-1985
(SH21/10-86)
FAN TUẤN ANH
VĨNH NGUYÊN
MAI VĂN HOAN
ĐÔNG HÀ
PHAN LỆ DUNG
PHAN ĐẠO
ĐỨC SƠN
Trần Hoàng Phố - Tuệ Lam
TRẦN VÀNG SAO
LÊ TẤN QUỲNH
TRẦN BÁ ĐẠI DƯƠNG
NGUYỄN KHẮC THẠCH
LÂM THỊ MỸ DẠ
PHẠM NGUYÊN TƯỜNG
ĐỨC SƠN
Nếu nhiếp ảnh là khoảnh khắc cái nhìn bên ngoài sự vật, thì thơ ca là khoảnh khắc cái nhìn bên trong. Tưởng đó là một bước thế nhưng đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Bá Thịnh phải mất đến mấy mươi năm mới bước sang. Vào tuổi 60 anh mới in tác phẩm thơ đầu tiên “Vỡ bóng lia thia”. Nhân dịp này Sông Hương giới thiệu chùm thơ của anh; xem như đó là một nỗ lực hướng tới nghệ thuật thi ca của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Bá Thịnh.
Phạm Tấn Hầu giới thiệu
HỒNG NHU
Thiệp Đáng tên thật Nguyễn Hùng, sinh ngày 1-6-65 tại Huế. Làm thơ từ năm 78. Bài thơ đầu tiên của Đáng in trên SH số 2, trong Trang Thiếu Nhi. Anh còn quá nhiều thời gian trong cuộc hành trình thơ ca của mình.
NGÔ KHA
Trích
Cách đây chừng một tháng, nhà văn Nhất Lâm có trao cho tôi một tập thơ với khoảng 40 bài để gửi gắm tôi lựa chọn in tập thơ “cuối đời” (theo cách nói của ông). Chưa kịp thực hiện việc này thì ông đã qua đời trong một cơn đau tim. Như một nén nhang thương tiếc vọng về Người - Bạn - vong - niên - của - nhiều - thế - hệ, tôi xin rút trong tập này 03 bài thơ tứ tuyệt trong số những tác phẩm thơ cuối cùng của Nhất Lâm để giới thiệu cùng bạn đọc.
Hải Trung giới thiệu