"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
Ảnh: internet
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Hằng ngày
Cái hằng ngày không được nạm vàng
Không bắt đầu bằng ánh sáng lớn
Không đốt lửa với dòng tin chữ đỏ
Không hương hoa và những cuộc duyệt binh
Chẳng giao hưởng trên mặt bàn vắng lặng
Chẳng chớp đen những bi kịch hãi hùng,
Cái hằng ngày ..
Bánh xe đạp lăn
Sáng và chiều, thường nhật
Anh yêu em cũng thôi mùa bức sốt
Đã đến ngày con cái lo toan
Cây bên đường mờ nhạt giữa mắt quen
Dòng sông cũ vỗ bờ nghe đậm đặc
Ngày chủ nhật chạy xếp hàng tất bật
Những ngày thường đôi dép cũ quen đi
Tưởng như anh không dễ khóc cười
Anh cố thủ giữa đời anh chật chội
Biết im lặng lưng chừng câu nói
Biết mỉm cười đưa đẩy cái bắt tay
Anh xài quen mớ ngôn ngữ hằng ngày
Bay tản mạn xanh xao như khói thuốc
Không kịp nhớ trái tim mình nặng nhọc
Đã đập qua đêm, đã đập qua ngày…
Năm tháng qua
Năm tháng lại về
Mưa đã đổ
Cánh rừng xưa đã lạnh
Người bạn gái như Hằng Nga bị bắn
Mười năm rồi yên ngủ giữa màu xanh
Ôi trái tim anh, trái tim anh
Lại chảy máu dưới chân đồi Công sự
Lại đốt lửa ngả rừng rừng xưa mất dấu
Để lòng tin với Đảng dẫn anh về
Lại là mình anh thầm lặng say mê
Anh đi giữa bao cuộc đời lao lực
Bao ngọn cỏ hát cười trên mặt đất
Những nẻo đường anh muốn gọi thành tên
Cuộc đời này anh lấy máu mà tin
Lấy lẽ phải để đo điều được, mất,
Lấy tiếng hát để soi vào nước mắt
Cuộc đời này sâu nặng nỗi niềm riêng
Vượt lên gian lao mỗi chặng ngày thường
Bao bà mẹ lại gánh gồng năng nổ
Những kíp thợ vẫn dầm mình trong bụi đỏ
Hẹn mùa xuân nẩy lộc những công trình
Ngày lại ngày cuộc sống tự nhân lên
Những sức lực với muôn trùng sức lực
Của hôm nay với gốc rễ muôn đời…
Mạnh hơn bóng đen nỗi ám ảnh không lời
Nhà máy điện đêm đêm rung nhịp thở
Cái hằng ngày -
đang thắp sáng trong ta
Cái hằng ngày -
Lê nin nói cho ta…
1981-1985
(SH21/10-86)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH