Giữ lấy nếp làng

14:57 23/09/2011
Trong những năm gần đây, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo nên sự trù phú cho nhiều làng quê Việt. Tuy nhiên, song hành với đó bản sắc văn hóa làng Việt đang bị mai một dần; nếu không có giải pháp gìn giữ thì những làng quê truyền thống, những nếp làng xưa sẽ chỉ còn trong ký ức.
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Ở góc độ nào đó, có thể khẳng định, nông thôn nước ta vài năm trở lại đây đã có những bước chuyển mình đáng kể. Đó là sự chuyển mình về đời sống kinh tế, cơ sở hạ tầng, đặc biệt người dân có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin, nâng cao trình độ tri thức. Hệ thống phát thanh, truyền hình đã giúp người dân cập nhật thông tin, thưởng thức các chương trình văn hóa nghệ thuật có chất lượng... Điện, đường, trường, trạm khang trang, sáng sủa khắp nẻo đường làng... Tuy nhiên, đằng sau sự phát triển như thế những người từng sinh ra và lớn lên từ làng quê vẫn đau đáu trong lòng khi nông thôn đang đánh mất dần đi bản sắc của mình từ nếp sống cho đến kiến trúc làng quê.

Nguồn: channelvn.net

Thực tế đã nhiều năm nay, đi tìm cho làng quê Việt một mô hình phát triển nhằm giữ hồn cốt của nó vẫn đang được các cơ quan chức năng thực hiện. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, việc thực hiện vẫn chỉ dừng ở vài nét chấm phá và xây dựng mô hình theo kiểu “quyết toán kinh phí đề án”. Bởi bất cập lớn nhất lại chính là quy hoạch nông thôn vẫn đang ở mức “dò đường”. Nhắc đến vấn đề này, người ta lại nhớ đến người kỹ sư tài danh Hoàng Như Tiếp từng thành công khi thiết kế Khu Tam Thiên Mẫu ở Hưng Yên. Mặc dù công trình đã được thiết kế cách đây 40 năm nhưng đến giờ vẫn được coi là hình mẫu lý tưởng. Một “hương trấn” của Trung Quốc tại nước ta. Tuy nhiên, với nhiều lý do mà mô hình chưa được hoàn thiện và từ đó đến nay mô hình nông thôn dẫu được nhắc đến nhiều song vẫn chưa có một mô hình nào thống nhất. Chính vì lẽ đó, bộ mặt nông thôn dù đã thay da đổi thịt nhưng cảm nhận chung vẫn là sự “lủng củng” về kiến trúc. Hình ảnh một kiến trúc nhà vài ba tầng độ xộ, cổng kín tường cao bên luỹ tre làng dường như không là điều lạ lẫm. Ngay như Làng cổ Đường Lâm thực tế vẫn đang diễn ra. Sự phá vỡ kiến trúc làng quê đối với không ít người dân như lẽ thường tình chỉ vì họ có nhu cầu ở nhà rộng hơn, thuận tiện hơn...

Nhiều người con xa quê khi trở về làng trong lòng vô cùng tiếc nuối khi những nét đặc trưng làng Việt đã biến mất. Quá trình đô thị hóa đã làm cho kiến trúc làng Việt bị phá vỡ, biến dạng. Những làng lúa, làng hoa ngày ấy, giờ là những khu đô thị, khu chung cư cao tầng đông người; nhiều nơi không còn tìm đâu ra cây đa giếng nước mái đình… Những con đường làng ẩn mình dưới luỹ tre xưa đã được thay bằng con đường bê tông phẳng lỳ, nhà cao tầng đua chen mọc san sát bên đường. Trước đây, ở làng quê, mỗi nhà chỉ cách nhau cái “giậu mồng tơi”, rất dễ tìm đến nhau để chia sẻ, giờ được ngăn cách bằng tường cao, tình làng nghĩa xóm cũng theo đó mà nhạt dần. Nhiều làng quê vùng ven đô, do giá đất lên cao ngất ngưởng nhiều gia đình đua nhau bán cả đất vườn, theo đó những làng nghề truyền thống “vang bóng một thời” cũng vì thế mà biến mất.

Bên cạnh đó, nếp sống làng quê nay cũng đã có nhiều thay đổi. Nét đẹp văn hóa làng xưa là tính cố kết cộng đồng. Người làng, người quê thường chân chất, mộc mạc nhưng trọng nghĩa, trọng tình, “tối lửa tắt đèn” có nhau... Thế nhưng khi nông thôn thay đổi thì nếp làng và tình làng nghĩa xóm cũng ít nhiều phai nhạt. Ảnh hưởng của lối sống Tây hóa mô hình gia đình đa thế hệ ở nông thôn cũng đang mất dần. Nhiều làng quê nghèo giờ rơi vào cảnh đìu hiu thiếu vắng người trẻ tuổi, phụ nữ. Chủ yếu là người già, trẻ con nương tựa vào nhau. Một cuộc sống như thế rất khó duy trì nếp sinh hoạt gia đình, dòng tộc như xưa…Và hơn thế, các sinh hoạt văn hoá cộng đồng ngày càng thưa vắng hoặc mai một dần và tệ nạn xã hội đang có xu hướng thâm nhập vào các tầng lớp dân cư nông thôn...

Đành rằng, khi xã hội phát triển, nông thôn cũng thay đổi để thích nghi thời cuộc mới. Song để sự phát triển đó không mang tính tự phát, phá vỡ nét đẹp truyền thống của làng quê rất cần sự vào cuộc của các nhà quản lý, hoạch định chính sách. Từng có ý kiến cho rằng, để bảo vệ làng Đường Lâm, di tích lịch sử đã có vài trăm tuổi tại sao chính quyền và cơ quan chức không quy hoạch bên cạnh đó một ngôi làng mới liên thông với làng cổ. Qua đó, người dân vừa bảo tồn được làng cổ vừa đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Hơn thế, họ còn có thể tận dụng làng cổ để làm du lịch tốt hơn, tạo thu nhập ổn định thường xuyên cho người dân.

Làm gì để vừa xây dựng văn hoá mới vừa giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hôm nay? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời…Thiết nghĩ, có lẽ một trong những điều cần quan tâm nhất là phải có một quy hoạch tổng thể về kiến trúc và không gian văn hóa làng... Hy vọng với việc triển khai thực hiện tổng thể Đề án “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” sẽ tạo ra nhiều đổi thay cho nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và nhất là sẽ gìn giữ, dung dưỡng những nét đẹp văn hoá của làng quê Việt.

Theo Đinh Loan – DBND






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.

  • Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.

  • Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm.

  • Khi nhắc đến tranh chép hay công việc chép tranh, nhiều ý kiến khắt khe cho rằng, chính những bức tranh chép đã làm lũng đoạn thị trường hội họa và ảnh hưởng xấu đến nền mỹ thuật nước nhà.

  • Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...

  • Chúng ta không im lặng, chúng ta phải lên tiếng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo, nhất là khi chúng liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Nhưng...

  • Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân. Trên thực tế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

  • Sức hút của “lễ hội hoa hồng” đang diễn ra ở Hà Nội có lẽ không ảnh hưởng đến những người làm văn nghệ. Họ đang quan tâm tới những thông tin xung quanh việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hình như chưa đợt xét giải thưởng nào lại náo động như lần này.

  • Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.

  • Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.

  • Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.

  • Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.

  • GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".

  • Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...

  • VĨNH AN

    Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.

  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.

  • “Tại sao trong lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển đô thị thì phần thua thiệt thường rơi về phía bảo tồn?”, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đặt câu hỏi trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học ngày 15 - 16.12 tại Hà Nội.

  • Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…

  • Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.