Khái niệm không gian văn hóa của các dòng sông đã rõ ràng và cụ thể khi liên quan đến quy hoạch cảnh quan kiến trúc của đô thị. Nhưng ngoài quy hoạch đô thị, không gian đó không chỉ gói gọn ở các điểm nhấn kiến trúc nhà cửa, cầu và cây xanh.
Tôi cảm nhận rõ điều đó khi một lần ngồi trên thuyền đi dọc theo sông Hương, từ thượng nguồn đến trung tâm thành phố, đã tận mắt thấy những con tàu vét cát làm con sông đỏ ngầu, những ngư dân cần mẫn lặn xuống đáy sông mò vớt cổ vật theo đơn đặt hàng của các nhà sưu tầm văn hóa.
Cảm nhận rõ ràng Huế đang sở hữu một không gian văn hóa sông Hương đậm đặc nhất trong những dòng sông ở Việt Nam. Ven hai bên bờ, những ngôi làng còn nguyên vẹn, làng nghề, làng cổ, đình chùa vẫn an nhiên tự tại.
Ở trung tâm thành phố, người Huế tự hào vì là thành phố duy nhất đã dành những biệt thự đẹp cho mục đích lập bảo tàng, kể cả khu nhà lớn như UBND thành phố Huế. Một số biệt thự ven sông trở thành nơi triển lãm cổ vật và sản phẩm thủ công mỹ nghệ, như nối thêm dòng chảy văn hóa vật thể đến du khách. Người Huế có quyền tự hào về biệt thự trưng bày tác phẩm của Điềm Phùng Thị, trung tâm mỹ thuật Lê Bá Đảng, đó là những nghệ sĩ thành danh trên thế giới rồi trở về với Huế.
Một chợ cổ vật ở ven sông như vết son đẹp hoàn tất bức tranh không gian văn hóa của một dòng sông, bởi vì toàn bộ cổ vật ấy đều được vớt lên từ đáy sông Hương, chúng lưu giữ lịch sử người Chăm, người Việt từng sống ở đây. Bởi vậy, khi đến tham quan Huế, dù không đúng dịp Festival Văn hóa, chỉ cần tiếp cận hệ thống văn hóa vật thể, ngắm dòng sông Hương lãng mạn cũng thấy thỏa mãn phần nào.
Hầu như ai cũng có thể cảm nhận vẻ đẹp và sự hòa hợp giữa hai phong cách kiến trúc thuộc địa và bản địa tạo bản sắc cho sông Hương. Tuy nhiên, giữ gìn sự hòa hợp hoàn hảo đó luôn là cuộc đấu tranh của phát triển khi phong trào lấn ra mặt tiền trở thành cảm hứng thị trường bất động sản.
Không gian kiến trúc sông Hương nhiều lần bị đe dọa bởi lợi ích phát triển, lúc thì xây dựng khu du lịch trên đồi Vọng Cảnh, lúc lại xuất hiện dự án resort trên cồn Dã Viên, và rất nhiều công trình lăm le chiếm "đất vàng" hai bên bờ sông, nơi những thảm cỏ xanh mịn bình yên, là nơi người Huế nghỉ chân ngắm cảnh hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa.
Cứ tưởng giai đoạn ấu trĩ trong quản lý đô thị đã qua, nhưng mới đây, ngày 24/4, tại một hội thảo về quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương, đơn vị tư vấn Hàn Quốc do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế mời đã công bố phương án với quá nhiều công trình hạ tầng giải trí hai bên bờ sông.
Dù mới ở giai đoạn tư vấn, nhưng dư luận trong giới chuyên môn và các nhà nghiên cứu Huế đã có nhiều ý kiến lo lắng cho số phận của không gian văn hóa sông Hương với những nhu cầu về phim trường, dịch vụ nghỉ dưỡng, trung tâm du lịch... Không thể không lo lắng bởi vì sức ép khai thác những "không gian vàng" tại các đô thị là rất lớn.
Những thành phố khác cũng đang quyết liệt xây dựng bản sắc cho không gian văn hóa những con sông, đặc biệt khi con sông chảy ngang qua các khu vực trung tâm đô thị. Lấy ví dụ con sông Hàn chảy qua trung tâm thành phố Đà Nẵng. Sông Hàn là một điểm nhấn quan trọng, và thành phố đã đầu tư những cây cầu bắc qua sông với nhiều kiểu kiến trúc nghệ thuật.
Tuy nhiên, Đà Nẵng chỉ có thể tạo ra một không gian văn hóa mới cho thành phố chứ không thể bảo tồn không gian cũ. Hầu hết các biệt thự ven bờ sông đều đã bị phá bỏ, thay vào đó là một số tòa nhà mới có kiến trúc hiện đại, các khách sạn cao tầng. Những làng chài bị giải tỏa toàn bộ, nhường chỗ cho kiến trúc mới. Các bảo tàng và thư viện chưa nâng cấp thành điểm nhấn văn hóa.
Không gian văn hóa của sông Hàn bắt buộc phải nhìn về tương lai. Tuy nhiên, người dân cũng được an ủi là đang sở hữu một dòng sông rất sang trọng. Sự khác biệt toát ra ở chỗ trên sông không hề có thuyền dịch vụ du lịch chạy ồn ào, nó cứ lặng lẽ cả ngày và đêm, hài lòng với những cây cầu có kiến trúc đẹp.
Người Đà Nẵng mong mỏi các nhà đầu tư đừng có thêm sáng kiến đặt công trình hay dịch vụ lên dòng sông ấy. Trong năm nay, một bến du thuyền quốc tế sẽ được khai trương. Mặc dù hướng đến các dịch vụ cao cấp nhưng không gian văn hóa của sông Hàn có thể tiếp tục đi theo con đường không bản sắc rõ rệt, những nét văn hóa Pháp đã thật sự phôi pha và không mấy hòa hợp với các công trình mới.
Mới đây, một cầu tàu cũ được cải tạo thành cầu tình yêu, có trang trí mỹ thuật, với công năng cho các cặp đôi yêu nhau đến cài một cái khóa chứng nhận tình yêu, cũng coi như một điểm nhấn của đời sống văn hóa.
Đà Nẵng chấp nhận không phải là dòng sông lưu giữ nhiều ký ức. Nhưng nhìn con sông Sài Gòn thật không cam lòng để mất quá khứ. Tôi đã có dịp theo một tour ngắn hai tiếng đồng hồ dạo chơi sông Sài Gòn. Con thuyền lướt qua những cao ốc mới xây, bắt đầu từ quận 1 đi về phía quận Bình Thạnh, cảm giác thật tù túng khi nhìn vào bờ thấy mật độ xây dựng quá dày cũng như chiều cao của khu vực ven sông.
Hai bên bờ sông cũng còn đôi chút của quá khứ như khu nhà cổ của Cảng Ba Son, đình Thủ Thiêm cần được tôn tạo để lưu giữ một nét lịch sử 300 năm Sài Gòn. Trong quy hoạch chung, người thành phố vẫn mong có những điểm nhấn nghỉ ngơi và sinh hoạt văn hóa. Nhưng nếu hai bên bờ sông tập trung các khu vực chỉ bao gồm các trung tâm thương mại, quán cà phê, cửa hàng thì chưa đủ để tạo ra bản sắc văn hóa cho TP.HCM.
Giải cứu những giá trị còn sót lại, giữ gìn không gian văn hóa của một dòng sông chảy ngang qua các đô thị là rất cần thiết và phải làm ngay. Đừng để công cuộc phát triển làm trước rồi sau đó phải khắc phục hậu quả của những quyết định sai lầm!
Theo doanhnhansaigon.vn
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.
Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn…
Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.
Kết thúc loạt bài này, chúng tôi mong muốn, những nhận thức về văn hóa ngày càng hoàn thiện tiến gần đến giá trị cốt lõi nhất của văn hóa: Hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.
Hiện nay, nguy cơ mai một giá trị truyền thống làng xã rất lớn, ở cả chiều rộng và chiều sâu. Việc bảo tồn các giá trị di sản trong quá trình quy hoạch không gian kiến trúc làng không thể chậm trễ và trì hoãn. Trong đó, bảo tồn thích ứng và phát triển tiếp nối là phương thức mà giá trị tinh thần của di sản được kế thừa, hoàn thiện.
Chỉ đạo nghệ thuật được ví như người giữ lửa, bảo đảm khuynh hướng nghệ thuật, phong cách sáng tạo của đơn vị. Tuy nhiên, nhiều nhà hát của Hà Nội đang thiếu đội ngũ chỉ đạo nghệ thuật tài năng, chuyên nghiệp, dẫn tới sáng tạo ít mang tính đương thời, chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao có thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác.
Mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây... từng mang lại niềm vui cho biết bao đứa trẻ mỗi độ Tết Trung thu. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này liệu có cần thay đổi để đáp ứng thị hiếu trẻ nhỏ “thời 4.0”?
Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.
Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.
Năm 2018, cải lương đánh dấu sự xuất hiện đúng 100 năm trên mảnh đất Nam bộ. Ngoài vở diễn “Thầy Ba Đợi” tri ân người khai sáng bộ môn nghệ thuật này, bộ phim “Song Lang” cũng ra mắt công chúng để góp thêm tình yêu cho khán giả hôm nay đối với loại hình sân khấu độc đáo trong tâm thức cư dân mở đất. Con đường đã qua của cải lương rất nhiều thành tựu, nhưng con đường phía trước của cải lương cũng không ít thử thách!
Dù còn nhiều khó khăn nhưng giới bạn đọc đang dần tiếp cận và sử dụng những sản phẩm trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để có thể thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin hữu ích.
Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.
Mong muốn nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn lại các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, ngày 8-8, Ỷ Vân Hiên với đội ngũ các bạn trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cùng với lòng nhiệt thành, sức sáng tạo mạnh mẽ đã ra mắt tại Hà Nội.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành xuất bản đã gây được tiếng vang trong xã hội với nhiều cuốn sách có nội dung tốt, mang tính thời sự... Số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung có giảm so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.
Tiếp bước sự sáng tạo với sơn mài của các bậc thầy thời kỳ hội họa Đông Dương, ngày nay nghệ thuật sơn mài đương đại vẫn kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả nghệ thuật, nhiều sáng tạo cũng gây tranh luận.
Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh. Thế nhưng, bên cạnh niềm vinh dự thì những danh hiệu cũng đang tạo ra nhiều sức ép không nhỏ với các nhà quản lý văn hóa trong công tác quảng bá, bảo tồn và phát triển.
Tuồng là môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở đó việc bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng đang là “bài toán” không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo.
“Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Mùa World Cup 2018 đang đến những giờ phút cao trào của xúc cảm trong lòng người hâm mộ môn thể thao “vua”. Mỗi trận đấu mang lại nhiều cung bậc tình cảm: hân hoan, hào hứng, thất vọng, buồn khổ... theo từng đường bóng. Trong làng văn cũng có rất nhiều người hâm mộ đang cuồng nhiệt cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích, thành thật khóc - cười sau mỗi trận bóng, và cuối cùng là đặt bút... làm thơ.