Minh họa: Đặng Mậu Tựu
Buồn ở đâu nỡ vô tình lọt xuống hai hàng mi. Mấp máy, mấp máy buồn vẫn cứ đọng lại. Ồ phải rồi vì trưa nay tôi vừa hái phải trái ưu phiền. Trái này mọng nước, tôi sơ ý để trẩy lớp da mỏng bên ngoài thế là nước trong trái ấy phun ra vương vào mắt. Tôi hớt hải tìm kiếm miếng da bị tróc ấy hòng vá vào chỗ bị thủng nhưng vô ích, tôi tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy đâu nữa cả. Nó đã bị hơi cay và sức nóng của cuộc sống này làm băng hoại mất rồi. Tôi lo lắng cuống quýt tìm đủ mọi cách để giọt nước trên mi mắt ấy khô đi. Tôi xồng xộc chạy vào phòng tắm. Một khuôn mặt long lanh đang đối diện với tôi. Tôi vốc nước hối hả hắt vào mặt. Ồ may quá giọt nước ấy đã biến mất, tan loãng vào những giọt nước màu trắng khác. Nó cùng với những giọt nước ấy chảy từ từ xuống cái máng rửa tay được tráng men bóng loáng. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi đã xua đuổi được giọt nước buồn bã ấy đi. Gương mặt tôi dường như sáng hơn, hai gò má căng lên rạng rỡ nhưng còn đôi mắt, đôi mắt đã không còn là nó nữa. Nó không phải là đôi mắt thân thuộc hàng ngày mà mọi người nhìn và bảo đó là cánh cửa của một tâm hồn đa sầu đa cảm. Tôi cố nhướn đôi lông mày lên cao hơn một tí, đôi hàng mi cũng cứ thế mà cử động theo. Nhưng thật vô ích, tôi chẳng thể nào tìm thấy cái nét hồn nhiên ngày xưa của đôi mắt mình nữa. Nó bây giờ trống không, vô hồn. Nó nhìn nhưng là cái nhìn há hốc, cái há hốc thể hiện tham muốn nuốt trọn hết những ưu tư và hạnh phúc trên thế gian này. Nó sẽ đẩy tất cả những thứ đó xuống cái dạ dày ngoằn ngoèo và có thể bị đâm thủng bất cứ lúc nào. Ồ ích kỉ quá thế thì còn ra trò trống gì nữa, nhân loại sẽ bị chi phối và bị cưỡng ép phải mang trên mình tấm áo choàng cồng kềnh nhưng nhẹ tênh và vô giá trị. Khi đó những cái hình nhân hai tay hai chân ấy chỉ còn biết di chuyển một cách lệch lạc và nặng nề trên con đường mà vốn dĩ không phải dành riêng cho nó. Nó cứ thế mà nối tay dắt nhau đi, đi và đi mãi. Cứ mỗi lần có thêm một bạn đường mới nó đều hỏi nhau í ới về cái đích mà nó sẽ đến. Nhưng vô ích bởi câu trả lời mà chúng nhận được bao giờ cũng chỉ là những cái nhìn quanh ngơ ngác được phát ra từ những ánh mắt vô thần, vô ngã. |
Phùng Sơn - Lê Viết Tường - Hồ Huệ
NGUYỄN MINH VŨKhông biết từ lúc nào, cứ đi ngang qua ngôi nhà ấy, giọng Liên lại lảnh lót vang lên. Cũng không biết tiếng “bố” xa lạ ấy trở nên quen thuộc với Liên từ khi nào. Bác có nhiều con trai - Liên không ngượng, các anh ấy đều ở xa.
NAM GIAOLạ
(CLB Văn học Thanh niên Huế)
LAM HOÀNG GIANG Khoảng rừng và ngọn gió
PHAN ANHMộng
PHÙNG TẤN ĐÔNG An cố hết sức ghìm nỗi xúc động. Chỉ còn lại một mình An trên con đường trở về xóm. Con đường mà những chiều cuối tuần thanh thản, An quen với tiếng sỏi nhộn nhạo, vang lao xao như niềm vui nho nhỏ dưới chân.
TRẦN THỊ HUYỀN TRANG(Sinh viên Đại học tổng hợp Huế)
PHAN VĂN LỢI(Tiếp theo SH số 138/8-00)Tôi thức dậy khi nghe tiếng giã gạo thậm thịch, nhìn đồng hồ thấy hơn bảy giờ. Trên nhà chỉ có một mình tôi. Cả chú bé cũng đã dậy từ lúc nào. Trong bếp lửa vẫn còn những cục than đỏ hồng phủ lớp tàn tro cháy trắng.
HỒ SỸ HẬULàng Quỳnh Đôi của tôi nghèo lắm. Đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu vì sao thời ấy quê mình lại nghèo đến vậy.
PHAN VĂN LỢIPhan Văn Lợi đến với văn chương bằng một truyện ngắn hơi dài. Truyện hay, hấp dẫn, câú tứ chững chạc, văn trau chuốt - điều đó hứa hẹn con đường văn chương đang mở rộng trước mắt anh. Kỳ này Sông Hương xin giới thiệu với độc giả phần I của truyện.
PHẠM THỊ THỦY Kính tặng cha của con!
Hà Lệ Thủy đến với văn chương bằng những trang kỷ niệm tuyệt đẹp và đầy nước mắt của đời sinh viên, điều đó đã tạo thành một truyện ngắn hoàn chỉnh cả về kỹ năng lẫn ý tưởng... Nhà văn Hà Khánh Linh
LÊ THỊ PHƯƠNG HIỀNTắc đường. Còi xe máy vô hiệu. Xe đạp chưa bao giờ được thể hiện ưu thế chen lấn, luồn lách như lúc này.
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀODuyên trở về ký túc xá khi trời đã quá khuya. Phòng lặng ngắt. Chỉ còn trơ lại toàn sách với vở, mọi người đã ngủ say. Mùa thi đang bắt đầu.
LÊ DUY CƯỜNGLại ở nhà tập thể! Bố thở dài: "Không biết đến khi nào mới yên". Mẹ nhìn bố cười: "Ồn ào lại ồn ào!" Bố chặc lưỡi: "Thế đấy!" Cười! Tôi buột miệng: "Nhiều chỗ chơi rồi lại nhiều chỗ chơi". "Anh chỉ được thế là nhanh". Mẹ cốc vào đầu tôi: "Tôi còn lo chuyển trường cho anh rồi... lại... chuyển... trường". Nhiều "lại thế". Tôi nhìn mẹ vẻ thú vị: "Ở cùng nhau lại ở cùng nhau". Bố cười. Mẹ và tôi cũng cười.
NGUYỄN VĂN NHÂNGã yêu Mơ từ ngày cô còn chưa biết đến chuyện yêu đương...Tình yêu có nhiều loại, nhưng chắc chắn đó không phải là tình yêu đam mê thể xác tầm thường, cũng không phải là tình yêu tâm linh cao xa. Mơ thuở ấy là một cô lái đò, một thân lau lách đìu hiu.
TRẦN THỊ LINH CHITôi không làm sao tìm ra được vị trí căn nhà cũ của mình hiện nằm ở khoảng nào? Hỏi thăm ai đây, khi thời gian xa cách đã trên na thế kỷ! Tôi đứng bơ vơ, lòng rượi buồn. Gió từ cánh đồng An Cựu lồng lộng giữa màu mạ xanh gợi lên một cảm giác thật dễ chịu. Tôi thử quyết bắt đầu một điểm chuẩn. Từ lũy tre cuối làng tôi đi ngược trở lại con đường vừa qua.
Trịnh Hải Yến - Dương Công Hợp
LTS: Trong cuộc đời viết văn ai cũng có trang đầu tay nhưng không phải trang viết đầu tay nào cũng thành công, tuy nhiên có trường hợp trang đầu tay đã báo hiệu nghiệp văn, đã dọn đường cho nhà văn đi suốt cuộc đời viết văn của mình. Truyện ngắn "Chuyện tâm tình" của Nguyễn Khắc Phê là một trường hợp như vậy.