HỒ VĨNH
Để điều hành đất nước, từ năm 1802-1906, nhà Nguyễn đã thiết lập 6 bộ là: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công.
Văn bằng của Bộ Quốc dân giáo dục cấp cho ông Nguyễn Trung Hối viết dưới đời vua Bảo Đại. (Ảnh do Hồ Vĩnh chụp từ bản gốc ngày 02.11.2011).
Đến đời vua Duy Tân, cách thức hoạt động của Lục bộ dần dần đã bị biến đổi: biến đổi về số lượng và tên gọi của bộ, biến đổi về thể thức hoạt động của các bộ. Năm 1907 triều đình Huế cho thiết lập một bộ mới, mang tên Bộ Học. Bộ Học ra đời là do sự điều khiển của giới cầm quyền thực dân Pháp, thông qua tổ chức mang tên “Hội đồng Hoàn thiện giáo dục Bản xứ Trung Kỳ” thành lập theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 16.05.1906(1). Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một văn bản có liên quan đến Bộ Học; văn bản viết trên giấy gió, chữ Hán, khổ 0,33x0,30m, được phiên âm như sau: Học Bộ vi tuân lục cấp sự. Bản nguyệt nhật phụng chuẩn Ngọc Anh trường giáo sư Võ Quang Đạm (Thừa Thiên phủ, Ngọc Anh xã) thưởng thụ tòng cửu phẩm văn giai, nhưng sung đẳng, nhâm triếp tuân lục cấp. Tuân phụng. Tu chí tuân lục cấp. Tu chí tuân lục cấp giả. Hữu tuân lục cấp. Tòng cửu phẩm văn giai giáo sư Võ Quang Đạm cứ thử. Khải Định tứ niên ngũ nguyệt sơ bát nhật. Tạm dịch: Bộ Học vâng chép tờ cấp. Ngày tháng này, kính vâng chuẩn cho ông Võ Quang Đạm (người ở xã Ngọc Anh, phủ Thừa Thiên) là giáo sư trường Ngọc Anh, được thưởng thụ hàm tòng cửu phẩm văn giai, vẫn sung giáo sư trường ấy. Nhân đó, vâng chép tờ cấp. Hãy kính tuân theo tờ cấp. Trên đây là vâng chép tờ cấp. Tòng cửu phẩm văn giai, giáo sư Võ Quang Đạm căn cứ vào đó. Ngày 08 tháng 05 năm Khải Định thứ tư (1919).
Qua triều vua Bảo Đại thì Bộ Học được đổi tên thành Bộ Quốc dân giáo dục vào ngày 07 tháng 8 năm 1933; ông Phạm Quỳnh được cử làm Thượng thư Bộ Quốc dân giáo dục kiêm sung chức Ngự tiền Văn phòng Tổng lý đại thần(2). Chúng tôi xin cung cấp tiếp một văn bằng do Bộ Quốc dân giáo dục cấp cho ông Nguyễn Trung Hối. Văn bằng này chúng tôi đang lưu giữ được viết trên giấy gió, chữ Hán nét chân phương; khổ 0,52x0,39m, phiên âm như sau: Quốc dân giáo dục bộ Phụng chiếu: Thiệu Trị tứ niên chuẩn định. Phụng chiếu: Tự Đức thập thất, thập cửu, nhị thập lục đẳng niên chuẩn định bổ nghị. Phụng chiếu: Thành Thái tam, tứ, bát, thập nhị, thập nhất đẳng niên bổ nghị. Phụng chiếu: Duy Tân cửu niên bổ nghị. Vi bằng cấp sự. Chiếu chỉ: Nguyễn Trung Hối (Niên canh Nhâm Tuất, thập bát tuế; quán Thừa Thiên phủ, Phú Vang huyện, Sư Lỗ tổng, Nam Trung thôn) hệ Tài chính bộ Tham tri Nguyễn Trọng Tĩnh quý chức chi thân tử, kinh hạch trúng Pháp Việt tiểu học văn bằng, lệ đắc tương vi ấm sinh bằng cấp chấp chiếu, trừ án quán tuân tương hạng ngoại. Tu chí bằng cấp giả. Hữu bằng cấp. Ấm sinh Nguyễn Trung Hối chấp chiếu. Bảo Đại thập tứ niên lục nguyệt nhị thập tứ nhật. Đăng ký đệ: tứ bách tam thập tam hiệu. Tạm dịch: Bộ Quốc dân giáo dục Kính chiếu: Chuẩn định năm Thiệu Trị Thứ tư (1844). Kính chiếu: Chuẩn định bổ nghị các năm Tự Đức thứ mười bảy (1864), mười chín (1866), hai mươi sáu (1873). Kính chiếu: Bổ nghị các năm Thành Thái thứ ba (1891), tư (1892), tám (1896), mười hai (1900), mười bảy (1905). Kính chiếu: Bổ nghị năm Duy Tân thứ chín (1915). Nay cấp bằng. Căn cứ theo đó, ông Nguyễn Trung Hối (sinh năm Nhâm Tuất, mười tám tuổi; quán ở thôn Nam Trung, tổng Sư Lỗ, huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên), là con trai ông Tham Tri bộ Tài chánh Nguyễn Trọng Tĩnh, từng thi đỗ bằng Tiểu học Pháp Việt, theo lệ được xếp vào hạng ấm sinh, hợp làm bằng cấp cho giữ lưu chiếu, trừ vào hạng do làng quán xếp. Hãy tuân theo bằng cấp này. Trên đây là bằng cấp. Ấm sinh Nguyễn Trung Hối giữ làm căn cứ. Ngày 14 tháng 6 năm Bảo Đại thứ mười bốn (1939). Số hiệu đăng ký: 433(3). Tuy nhiên sách Từ điển Bách khoa Việt Nam có viết: “Sau cải tổ Nam triều năm 1933, Bộ Học đổi thành Bộ Quốc gia giáo dục (4). Nhưng căn cứ theo bản gốc được viết dưới triều vua Bảo Đại cho biết chính xác là Bộ Quốc dân giáo dục. Sau khi triều Nguyễn cáo chung, chính phủ nước Việt Nam mới đã tiến hành thiết lập Bộ Quốc gia giáo dục và ông Vũ Đình Hòe - người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục trong chính phủ lâm thời đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. H.V (SH275/1-12) -------------------- (1) Dương Kinh Quốc, Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988 tr. 157. (2) Dương Quốc Anh, Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858-1945, Tập III: 1919-1935, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988, tr. 352. (3) Lê Nguyễn Lưu dịch. (4) Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Hà Nội, 1995, tr.261. |
Theo nhạc sỹ-nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan, sau 5 năm được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào “Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại,” từ việc thiếu vắng đội ngũ kế thừa, ca trù đã hình thành được một đội ngũ nghệ sỹ kế cận khá đông đảo. Đây là một trong cơ sở quan trọng để loại hình nghệ thuật này trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.”
Khác với những kỳ liên hoan trước thường tập trung vinh danh các nghệ nhân lão thành, Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 sẽ tập trung giới thiệu đội ngũ nghệ sỹ kế cận của loại hình nghệ thuật này.
Đó là nhận định của TS. Nguyễn Bình Định, Viện trưởng Viện Âm nhạc, về Ca trù – di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp – trước khi Liên hoa Ca trù toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào 26.8 tới.
Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi, tập trung chủ yếu là người đồng bào các dân tộc Cor, H’rê và Cadong cùng chung sống.
Cây bồ 3 thân độc đáo có tuổi thọ gần 200 năm trong một đền thờ tại tỉnh Phú Yên vừa vinh dự được công nhận là Cây di sản Việt Nam.
Thông tin hai tập đoàn tư nhân trình đề án được “nhượng quyền” quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long làm nóng dư luận suốt hai tuần qua. Bởi Vịnh Hạ Long không phải một danh thắng du lịch bình thường, mà đó còn là một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận và có thể xem là một di sản nổi tiếng nhất của Việt Nam đối với thế giới.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã quyết định dành 18,7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo Khu di tích Văn Miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).
Trả lời phỏng vấn của Tia Sáng, TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho rằng, từ trước đến nay, di tích/di sản luôn luôn bị xây dựng/phát triển lấn át, mà trường hợp Hoàng thành Thăng Long bị xâm phạm bởi công trường Nhà Quốc hội là bằng chứng mới nhất.
Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) được biết đến là một di sản văn hóa có giá trị đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa tiêu biểu cho dòng chảy lịch sử văn hóa liên tục của trung tâm quyền lực, chính trị, văn hóa cao nhất Việt Nam.
Khu nghỉ dưỡng Villa Tolomei Hotel & Resort từng là một tu viện cổ hoang tàn đổ nát, nhưng nay lại là điểm đón khách nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất ở ngoại ô Florence, Italy. Công trình là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự hợp tác tốt giữa nhà nước và tư nhân trong việc quản lý di sản văn hóa có thể giúp mang lại trái ngọt.
Gần một năm sau khi ngựa sắt đi kèm bộ áo giáp, roi sắt được cung tiến và tự ý đưa vào đền Phù Đổng, đến nay số hiện vật này vẫn ngự tại đền Phù Đổng (Gia Lâm).
Sau khi UNESCO công nhận di sản thế giới, trang Bluewin của Thụy Sĩ giới thiệu Tràng An là một trong 10 điểm đến mới. Ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc BQL Quần thể danh thắng Tràng An chia sẻ thêm về hành trình thành di sản thế giới, và hứa hẹn điểm đến hấp dẫn trong thời gian tới.
Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành, giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến 2030” với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác.
Chiếc long sàng của vua Thành Thái, một “báu vật” cùng với chiếc xe kéo mà nhà vua dành tặng mẹ sau khi phía Việt Nam đấu giá không thành công tại Pháp - hiện có cơ hội trở về Huế rất lớn.
Ngày 16-6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã gửi văn bản khẩn đến UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bộ VH-TT&DL đề nghị sớm có ý kiến với Chính phủ và Bộ Ngoại giao tìm giải pháp đưa hiện vật của vua Thành Thái vừa mua được về nước.
Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam.
NGUYỄN VĂN DẬT
Du khách các nước về tham dự Festival Huế, chắc chắn không thể không tham quan các sản phẩm đúc đồng ở Cố đô Huế và các sản phẩm hiện đang trưng bày tại các gian hàng ở phố chợ, nhất là tại Trung tâm làng nghề ở Phường Đúc - đường Bùi Thị Xuân và các cơ sở đúc đồng quanh Phường Đúc.
TAKESHI NAKAGAWA
LTS: Takeshi Nakagawa là GS. TS. Giám đốc Viện Di sản Waseda (Nhật Bản). Bài viết dưới đây, được ông trình bày tại dịp Kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO tôn vinh là Di sản Văn hóa Thế giới. Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
(SHO). Hôm 18.2, Dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm đã chính thức nhận Giải thưởng của UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là câu chuyện mà các di tích làng cổ của Huế và các nơi khác phải học hỏi. Cả nước hiện có 9.000 làng được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.