HỒ VĨNH
Để điều hành đất nước, từ năm 1802-1906, nhà Nguyễn đã thiết lập 6 bộ là: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công.
Văn bằng của Bộ Quốc dân giáo dục cấp cho ông Nguyễn Trung Hối viết dưới đời vua Bảo Đại. (Ảnh do Hồ Vĩnh chụp từ bản gốc ngày 02.11.2011).
Đến đời vua Duy Tân, cách thức hoạt động của Lục bộ dần dần đã bị biến đổi: biến đổi về số lượng và tên gọi của bộ, biến đổi về thể thức hoạt động của các bộ. Năm 1907 triều đình Huế cho thiết lập một bộ mới, mang tên Bộ Học. Bộ Học ra đời là do sự điều khiển của giới cầm quyền thực dân Pháp, thông qua tổ chức mang tên “Hội đồng Hoàn thiện giáo dục Bản xứ Trung Kỳ” thành lập theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 16.05.1906(1). Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một văn bản có liên quan đến Bộ Học; văn bản viết trên giấy gió, chữ Hán, khổ 0,33x0,30m, được phiên âm như sau: Học Bộ vi tuân lục cấp sự. Bản nguyệt nhật phụng chuẩn Ngọc Anh trường giáo sư Võ Quang Đạm (Thừa Thiên phủ, Ngọc Anh xã) thưởng thụ tòng cửu phẩm văn giai, nhưng sung đẳng, nhâm triếp tuân lục cấp. Tuân phụng. Tu chí tuân lục cấp. Tu chí tuân lục cấp giả. Hữu tuân lục cấp. Tòng cửu phẩm văn giai giáo sư Võ Quang Đạm cứ thử. Khải Định tứ niên ngũ nguyệt sơ bát nhật. Tạm dịch: Bộ Học vâng chép tờ cấp. Ngày tháng này, kính vâng chuẩn cho ông Võ Quang Đạm (người ở xã Ngọc Anh, phủ Thừa Thiên) là giáo sư trường Ngọc Anh, được thưởng thụ hàm tòng cửu phẩm văn giai, vẫn sung giáo sư trường ấy. Nhân đó, vâng chép tờ cấp. Hãy kính tuân theo tờ cấp. Trên đây là vâng chép tờ cấp. Tòng cửu phẩm văn giai, giáo sư Võ Quang Đạm căn cứ vào đó. Ngày 08 tháng 05 năm Khải Định thứ tư (1919).
Qua triều vua Bảo Đại thì Bộ Học được đổi tên thành Bộ Quốc dân giáo dục vào ngày 07 tháng 8 năm 1933; ông Phạm Quỳnh được cử làm Thượng thư Bộ Quốc dân giáo dục kiêm sung chức Ngự tiền Văn phòng Tổng lý đại thần(2). Chúng tôi xin cung cấp tiếp một văn bằng do Bộ Quốc dân giáo dục cấp cho ông Nguyễn Trung Hối. Văn bằng này chúng tôi đang lưu giữ được viết trên giấy gió, chữ Hán nét chân phương; khổ 0,52x0,39m, phiên âm như sau: Quốc dân giáo dục bộ Phụng chiếu: Thiệu Trị tứ niên chuẩn định. Phụng chiếu: Tự Đức thập thất, thập cửu, nhị thập lục đẳng niên chuẩn định bổ nghị. Phụng chiếu: Thành Thái tam, tứ, bát, thập nhị, thập nhất đẳng niên bổ nghị. Phụng chiếu: Duy Tân cửu niên bổ nghị. Vi bằng cấp sự. Chiếu chỉ: Nguyễn Trung Hối (Niên canh Nhâm Tuất, thập bát tuế; quán Thừa Thiên phủ, Phú Vang huyện, Sư Lỗ tổng, Nam Trung thôn) hệ Tài chính bộ Tham tri Nguyễn Trọng Tĩnh quý chức chi thân tử, kinh hạch trúng Pháp Việt tiểu học văn bằng, lệ đắc tương vi ấm sinh bằng cấp chấp chiếu, trừ án quán tuân tương hạng ngoại. Tu chí bằng cấp giả. Hữu bằng cấp. Ấm sinh Nguyễn Trung Hối chấp chiếu. Bảo Đại thập tứ niên lục nguyệt nhị thập tứ nhật. Đăng ký đệ: tứ bách tam thập tam hiệu. Tạm dịch: Bộ Quốc dân giáo dục Kính chiếu: Chuẩn định năm Thiệu Trị Thứ tư (1844). Kính chiếu: Chuẩn định bổ nghị các năm Tự Đức thứ mười bảy (1864), mười chín (1866), hai mươi sáu (1873). Kính chiếu: Bổ nghị các năm Thành Thái thứ ba (1891), tư (1892), tám (1896), mười hai (1900), mười bảy (1905). Kính chiếu: Bổ nghị năm Duy Tân thứ chín (1915). Nay cấp bằng. Căn cứ theo đó, ông Nguyễn Trung Hối (sinh năm Nhâm Tuất, mười tám tuổi; quán ở thôn Nam Trung, tổng Sư Lỗ, huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên), là con trai ông Tham Tri bộ Tài chánh Nguyễn Trọng Tĩnh, từng thi đỗ bằng Tiểu học Pháp Việt, theo lệ được xếp vào hạng ấm sinh, hợp làm bằng cấp cho giữ lưu chiếu, trừ vào hạng do làng quán xếp. Hãy tuân theo bằng cấp này. Trên đây là bằng cấp. Ấm sinh Nguyễn Trung Hối giữ làm căn cứ. Ngày 14 tháng 6 năm Bảo Đại thứ mười bốn (1939). Số hiệu đăng ký: 433(3). Tuy nhiên sách Từ điển Bách khoa Việt Nam có viết: “Sau cải tổ Nam triều năm 1933, Bộ Học đổi thành Bộ Quốc gia giáo dục (4). Nhưng căn cứ theo bản gốc được viết dưới triều vua Bảo Đại cho biết chính xác là Bộ Quốc dân giáo dục. Sau khi triều Nguyễn cáo chung, chính phủ nước Việt Nam mới đã tiến hành thiết lập Bộ Quốc gia giáo dục và ông Vũ Đình Hòe - người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục trong chính phủ lâm thời đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. H.V (SH275/1-12) -------------------- (1) Dương Kinh Quốc, Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988 tr. 157. (2) Dương Quốc Anh, Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858-1945, Tập III: 1919-1935, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988, tr. 352. (3) Lê Nguyễn Lưu dịch. (4) Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Hà Nội, 1995, tr.261. |
Ít ai biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) từng bị sử dụng làm nơi đóng quân, có thời gian lại dùng làm điểm “cách ly dã chiến” cho việc đối phó với dịch tả ở Hà Nội.
Mỗi dịp đầu Xuân mới, các làng xoan cổ ở Phú Thọ lại có dịp hội tụ hát những làn điệu mượt mà, đằm thắm, thấm đậm tình đất, tình người đất Tổ Vua Hùng.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), có sáu lễ hội truyền thống đã được bổ sung vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
LTS: Đầu tháng 12-2016, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO, di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại Việt Nam, có luồng ý kiến cho rằng, những biến tướng từ tín ngưỡng này đang gây ảnh hưởng không nhỏ đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là gì và tại sao một bộ phận người Việt có cái nhìn như vậy?
GS Ngô Đức Thịnh cho rằng đạo Mẫu có những vị thánh được “dệt” từ anh hùng trong lịch sử. Bằng cách đó, đạo Mẫu cũng thể hiện chủ nghĩa yêu nước.
Ngày 3/12, đại diện của khoảng 40 nước nhóm họp tại Abu Dahabi đã thông qua kế hoạch thành lập một quỹ bảo vệ các di sản trong các khu vực có chiến tranh và một mạng lưới cất giữ an toàn cho các tác phẩm nghệ thuật đang gặp nguy hiểm.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 29.11, Sở VH-TT TP.Đà Nẵng cho biết Nghệ thuật hô/hát bài chòi dân gian ở Đà Nẵng vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mới đây, Bộ tem “Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” đã chính thức được phát hành và có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng đến ngày 30/6/2018.
Trước khi cho phóng viên Thanh Niên chụp ảnh chiếc lư đồng, ông Hà Xuân Út, Trưởng làng La Chữ (P.Hương Chữ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) phải thắp hương xin phép Thành hoàng, bởi chiếc lư được cho là bảo vật rất thiêng của làng.
Di tích lịch sử Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) đã chính thức được công nhận là di tích cấp quốc gia (theo Quyết định số 2894/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký).
Kim sách triều Nguyễn chứa đựng nhiều thông tin giá trị về lịch sử văn hóa và nghệ thuật đỉnh cao của các nghệ nhân, thợ thủ công cung đình xưa.
TRẦN VĂN DŨNG
Trong dòng chảy lịch sử hàng trăm năm, Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau để trở thành một trong những loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam.
Với mục tiêu năm 2016, hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thoát khỏi tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp và chính thức trở thành di sản đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển di sản văn hóa hát Xoan.
Trong khi nhiều loại hình âm nhạc truyền thống đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thì ca Huế vốn là loại hình âm nhạc bác học mang giá trị độc đáo, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn, lại chỉ mới được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.
Mộc bản là một trong những di sản quý giá của nền văn hóa dân tộc. Năm 2009, UNESCO đã công nhận mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới (số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Theo kế hoạch đến cuối năm 2015, tỉnh Phú Thọ sẽ phải đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, chính thức đưa hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Xúc động, đầy tính nhân văn và hoàn toàn tương đồng với những giá trị đạo đức của người Việt, lễ Vu lan báo hiếu đang được một số chuyên gia đề nghị tìm hình thức tôn vinh xứng đáng.
Trong hành trình của “Trại hè Việt Nam 2015,” ngày 21/7, Đoàn thanh niên sinh viên kiều bào đã đến với Huế - thành phố văn hóa ASEAN có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với sông Hương, núi Ngự cùng đền chùa, thành quách, lăng tẩm cổ kính rêu phong gắn liền với triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
LTS: Hiện vật chiếc xe kéo tay vừa được đấu giá thành công và đưa về Huế, đang được trưng bày tại cung Diên Thọ, khu vực sinh hoạt của các hoàng thái hậu triều Nguyễn. Tấm bảng giới thiệu về chiếc xe ghi rõ: “Theo hồ sơ đấu giá, đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là hoàng thái hậu Từ Minh để dạo chơi trong vườn ngự uyển”.