Nhà thơ Võ Quê - Ảnh: L.H.X
Từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 8 năm 1973, anh bị kẻ thù bắt và giam ở nhà tù Côn Đảo. Những tháng ngày bị đày ải, anh vẫn luôn giữ vững ý chí và niềm tin vào tương lai Cách mạng. Tập thơ Một thuở xuống đường (NXB Thuận Hoá, 2001) đã ghi lại chặng đường lịch sử ấy. Mặc dù làm thơ chủ yếu là để cổ động, tuyên truyền nhưng nhiệt tình cách mạng đã giúp anh viết được những vần thơ đầy hào khí và dồi dào cảm xúc, như những bài: Thừa Phủ ơi, lòng ta hồng biển lửa, Bài thơ viết trên lá bàng, Hai người bạn... Sau 1975 đến nay, anh từng là cán bộ Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế; Chánh văn phòng Hội, Phó rồi Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế; Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Huế; Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam... Võ Quê là một trong những người có công đầu trong việc phục hồi và phát triển nghề ca Huế trên sông Hương. Tập sưu tầm lời ca Huế Tiếng nói Hương Bình của anh đã nhận giải thưởng Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Anh cũng đã nhận được một số giải thưởng có giá trị khác như giải của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, giải thưởng Cố đô... Trong hàng chục tập thơ đã xuất bản của anh thì những bài anh viết về làng Chuồn ghi được dấu ấn hơn cả. Làng Chuồn (An Truyền), xã Phú An, huyện Phú Vang nổi tiếng rượu ngon là quê hương của anh: Ơi làng Chuồn ơi cánh võng yêu thương/ Đang chao vỗ trên hồn tôi nhịp sóng/ Mặt đầm xanh cánh chuồn bay sức sống/ Ngọn gió nồm xao xuyến những bờ tre (Với làng Chuồn). Những năm gần đây, ở Huế lưu truyền một số bài “thơ lái” của Võ Quê. Đây là cách chơi thơ hết sức độc đáo đã có từ thời cụ Nguyễn Khoa Vy, Ưng Bình Thúc Dạ. Nhà thơ Võ Quê có cách lái cũng khá hóm hỉnh không kém các bậc tiền nhân. Một trong những bài “thơ lái” được nhiều người nhắc nhở là bài anh viết nhân trận lụt lớn năm 1999, ở Huế: Trời lụt ca nhi cũng trụt lời/ Trời đong mưa lũ xuống trong đời/ Vái lạy lụt tan lành váy lại/ Đời cho du khách dạo đò chơi. |
NGUYỄN KHẮC PHÊ
LÊ THỊ HƯỜNG
Khi WHO công nhận đồng tính không phải là bệnh lí tâm thần1 và khi quan niệm đa giới tính đã công khai đối thoại với xã hội thì văn chương không thể đứng ngoài.
YẾN THANH
Nguyễn Quang Hà là một cây bút đã để lại nhiều dấu ấn trong nền văn học Việt Nam đương đại nói chung và văn học Cố đô Huế nói riêng.
TRẦN ĐẠI VINH
Sinh ra và trưởng thành trong một gia đình có truyền thống đạo đức ở vùng nông thôn Thừa Thiên - Huế, bác là một viên quan nhân chính, cha là thầy đồ, Đặng Huy Trứ đã hấp thụ một nền giáo dục nghiêm cẩn: thân dân và ái nhân.
NGUYỄN VŨ QUỲNH NHƯ
TRẦN BẢO ĐỊNH
Nhà văn, Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền có số lượng tác phẩm lớn, thuộc nhiều thể loại.
LÊ THANH NGA
PHONG LÊ
Có thể khẳng định: hành trình của văn chương là một cuộc đi tìm cái Chân, cái Thiện trên cơ sở cái Đẹp, và thông qua cái Đẹp.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Một trong những yếu tố tác động đến các nhà thơ trẻ đó là tính toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa, tiếp nhận những trào lưu thi ca qua internet, sách báo, mạng xã hội...
LÊ THỊ HƯỜNG
Lịch lãm, nhẹ nhàng dẫu viết về vấn đề gì, đó là ấn tượng từ những trang tiểu thuyết của Vĩnh Quyền.
NGÔ ĐỨC HÀNH
Huế là vùng “đất thơ”. Không chỉ các nhà thơ gốc Huế mà các nhà thơ, nhà văn có dịp ghé Huế đều muốn chọn Huế làm “nhân vật trữ tình”.
TRÀ LÊ
Đọc lại chương Ái dân trong "Minh Mệnh chính yếu" chúng ta có thể rút ra được một số nét về vua Minh Mệnh như sau:
Nhà vua có một quan niệm khá đúng đắn về lòng thương dân.
HOÀNG KIM NGỌC
“Nhật ký người xem đồng hồ” là tên tập thơ mới của Nguyễn Quang Thiều, gồm 85 bài thơ chia làm 2 phần: Nhật ký người xem đồng hồ (63 bài) và Bản tự khai của một số đồ vật trong phòng (22 bài).
LƯƠNG AN
Vào đầu năm 1842, lúc tháp tùng Thiệu Trị ra Hà Nội nhận sắc phong của vua nhà Thanh, Miên Thẩm đã ở lại đất "cựu đế kinh" gần hai tháng và đi thăm nhiều nơi.
LÊ THANH NGA
Quả thật là tôi không biết Nguyễn Thị Minh Thìn cho đến khi đọc Trở lại cánh rừng thuở ấy.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
(Trích Báo cáo tại Hội nghị thành lập Chi hội Nhà văn Bình Trị Thiên do Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trình bày)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Thế Kỷ là nhà lý luận văn hóa, văn nghệ và là nhà viết kịch bản sân khấu, kịch bản văn học chuyên nghiệp. Sáng tác của anh rất đa dạng và đạt hiệu quả cao trong tiếp nhận và đối thoại của công chúng bạn đọc.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
VƯƠNG HỒNG HOAN
(Đọc: "Con người thánh thiện" tập truyện ngắn của Hữu Phương)