Giới thiệu Chi hội nhà văn Việt Nam tại Huế - Nhà thơ Võ Quê

15:32 04/09/2009
Võ Quê được nhiều người biết đến khi anh 19 tuổi với phong trào xuống đường của học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam (1966). Lúc đó, anh ở trong Ban cán sự Sinh viên, học sinh Huế. Võ Quê hoạt động hết sức nhiệt tình, năng nổ bất chấp nguy hiểm với lòng yêu nước nồng nàn và niềm tin sắt đá vào chính nghĩa.

Nhà thơ Võ Quê - Ảnh: L.H.X

Từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 8 năm 1973, anh bị kẻ thù bắt và giam ở nhà tù Côn Đảo. Những tháng ngày bị đày ải, anh vẫn luôn giữ vững ý chí và niềm tin vào tương lai Cách mạng. Tập thơ Một thuở xuống đường (NXB Thuận Hoá, 2001) đã ghi lại chặng đường lịch sử ấy. Mặc dù làm thơ chủ yếu là để cổ động, tuyên truyền nhưng nhiệt tình cách mạng đã giúp anh viết được những vần thơ đầy hào khí và dồi dào cảm xúc, như những bài: Thừa Phủ ơi, lòng ta hồng biển lửa, Bài thơ viết trên lá bàng, Hai người bạn... Sau 1975 đến nay, anh từng là cán bộ Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế; Chánh văn phòng Hội, Phó rồi Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế; Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Huế; Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam... Võ Quê là một trong những người có công đầu trong việc phục hồi và phát triển nghề ca Huế trên sông Hương. Tập sưu tầm lời ca Huế Tiếng nói Hương Bình của anh đã nhận giải thưởng Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Anh cũng đã nhận được một số giải thưởng có giá trị khác như giải của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, giải thưởng Cố đô... Trong hàng chục tập thơ đã xuất bản của anh thì những bài anh viết về làng Chuồn ghi được dấu ấn hơn cả. Làng Chuồn (An Truyền), xã Phú An, huyện Phú Vang nổi tiếng rượu ngon là quê hương của anh: Ơi làng Chuồn ơi cánh võng yêu thương/ Đang chao vỗ trên hồn tôi nhịp sóng/ Mặt đầm xanh cánh chuồn bay sức sống/ Ngọn gió nồm xao xuyến những bờ tre (Với làng Chuồn). Những năm gần đây, ở Huế lưu truyền một số bài “thơ lái” của Võ Quê. Đây là cách chơi thơ hết sức độc đáo đã có từ thời cụ Nguyễn Khoa Vy, Ưng Bình Thúc Dạ. Nhà thơ Võ Quê có cách lái cũng khá hóm hỉnh không kém các bậc tiền nhân. Một trong những bài “thơ lái” được nhiều người nhắc nhở là bài anh viết nhân trận lụt lớn năm 1999, ở Huế: Trời lụt ca nhi cũng trụt lời/ Trời đong mưa lũ xuống trong đời/ Vái lạy lụt tan lành váy lại/ Đời cho du khách dạo đò chơi.
     
MAI VĂN HOAN giới thiệu



Thừa Phủ ơi lòng ta hồng biển lửa

khi mùa đông rớt xuống vai người
chiếc lá vàng khô chết hồn vui
lòng em có đau ơi người tù thiếu nữ
manh áo nâu bùn em
nép mình đằng sau cánh cửa
những cánh cửa chua ngoa
giam hãm bóng chim hiền

giọt nước mắt em rưng rức từng đêm
ta biết em đang vo thành lửa bỏng
ngày em đến đây
ngờ nghệch vô cùng
tội tình gì
một sáng ven sông
lũ chúng bạo hành em
lưỡi lê ghìm đầu súng
mẹ rên xiết gào lên uất hận
con tôi! tội nghiệp con tôi
Hai ơi con đã đi rồi
vườn hoang cỏ cháy mẹ ngồi khóc con

từ đó không còn bay áo mỏng
trên quê hương hào khí ngất Trường Sơn
trong khám lạnh lòng càng cao căm phẫn
em lớn khôn theo chí căm hờn

em đang mơ ngày bứt xiềng bạo lực
đời hồn nhiên hoa bướm thong dong
sau cánh cửa nhà giam nụ cười thơm giấy mực
tiếng hát em về réo rắt giòng sông

ơi người tù thiếu nữ trưa nay
đang quét lá khô rơi trên vỉa hè Lê Lợi
hồn em đau trong từng nhát chổi lạnh lùng
ta biết lòng em đang rực hồng biển lửa
chờ gió ngày bão lớn thổi bùng lên
Chí Hòa Tân Hiệp Côn Sơn
cuồng phong Thừa Phủ cuốn tan ngục tù
mắt em sáng nắng mùa thu
tình long lanh ý ngoc
em đang mơ ngày bạo quyền ngã gục
xác chúng phơi trên ngưỡng cửa đề lao
kiêu hùng tóc biếc bay cao
em tung nón rách
em gào tự do!

ngày mai trên những chuyến đò
có cô con gái học trò sang sông
áo bay thơm má em hồng
cờ vươn cao ngọn gió
Thừa Phủ ơi! Thừa Phủ ơi!
Lòng ta hồng biển lửa!


Viết trên đồi Vọng Cảnh


Ly rượu ai vùi trong cỏ?
Tình cờ tôi nhặt ly lên
Lá úa mục đọng mùn men sứ
Cầm ly tôi bỗng dưng thèm
 
Thèm gặp bạn trong chiều Vọng Cảnh
Nâng ly hào sảng đón hoàng hôn
Sông Hương xanh, mặt trời rực đỏ
Chợt hòa tím sắc quê hương
 
Ly  rượu ai vùi trong cỏ?
Phải người xưa gửi dặn người nay:
Lãng mạn uống tận cùng trời đất
Thiên nhiên chỉ một chốn này!
 
Huế chốn này thiên nhiên ban tặng
Người bốn phưong thơ túi rượu bầu
Đêm trăng sao điệu đàn câu hát
Ngày tuổi thơ diều no gió bay cao
 
Ly rượu ai vùi trong cỏ
Biết ơn đấng khuất mặt khuất mày
Bảy trăm năm Huyền Trân công chúa
Khổ đau đời cho hạnh phúc hôm nay
Ly  rượu ai vùi trong cỏ
Xanh trong em làn hương dòng sông
Đỏ trong tôi ánh trời Vọng Cảnh
Tím trong nhau hồn nước thủy chung!
                                               
Vọng Cảnh, 5.4.2005


Với làng Chuồn
 
Chắc cánh chuồn bay giỡn sóng đầm xanh
Nên tên làng khai sinh từ ấy
Tên làng Chuồn nâng đời tôi lớn dậy
Từng tháng ngày trong sáng thuở hoa niên

Tiếng gõ chài thôi thúc gọi triều lên
Hồi trống đình giục vầng trăng về xóm
Chuông chùa ngân đồng làng thơm hương cốm
Những câu thài thay tiếng mẹ ru nôi

Hai cuộc chiến đi qua làng mất mát chia phôi
Tôi xa làng nổi trôi bèo dạt
Đọng giữa lòng bâng khuâng câu hát
Giáp Đông là giáp Đông còi...(*)

Nghĩ về làng thương quá làng ơi
Còn đâu những anh Xức mệ Mè mệ Bướm...
Đời cùng khổ kiếp người vay mượn
Tiếng nợ đòi rứt thịt tuổi thơ tôi

Nay làng đã giàu thêm tên đất tên người
Giáp Giữa giáp Đông đã có thêm Đồng Miệu
Lúa mọc quanh nhà nghe đằm men rượu
Con gái con trai làng bơi giữa mùa trăng

Mẹ làng Chuồn dẫu một đời gian truân
Hai đầu gánh cá đầy oằn vai mẹ
Hạnh phúc mẹ mẹ dành cho lớp trẻ
Áo nối dài thành một nắng hai sương

Ơi làng Chuồn ơi cánh võng yêu thương
Đang chao vỗ trên hồn tôi nhịp sóng
Mặt đầm xanh cánh chuồn bay sức sống
Ngọn gió nồm xao xuyến những bờ tre


(*) Giáp Đông là giáp Đông còi
Con đam con rạm thì coi bằng vàng
(Ca dao)


(246/08-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.

  • HỒ THẾ HÀ

    Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    • Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.

  • TRẦN THÙY MAI  

    Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!

  • NGUYỄN QUANG THIỀU  

    Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.

  • VŨ VĂN     

    Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.

  • ĐỖ QUYÊN  

    1.
    Du Tử Lê
    thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    (Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)

  • LƯU KHÁNH THƠ   

    Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.

  • HOÀNG THỤY ANH

    “Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.

  • ĐÔNG HÀ

    Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.

  • NGUYỄN QUANG THIỀU

    Khi đọc xong bản thảo trường ca Nàng, quả thực trước đó tôi không hình dung có một trường ca như vậy được viết trong thời đại hiện nay.

  • TRẦN HỒ  

    Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).