Ghi chép ở trại sáng tác Vinh Hiền - Phú Lộc

08:49 01/10/2009
VĨNH NGUYÊNHội VHNT Thừa Thiên Huế chủ trương đưa văn nghệ sĩ về bám sát thực tế địa phương, vùng sâu vùng xa, nên những năm gần đây đã liên tục mở trại sáng tác ở các huyện trong tỉnh. Các năm trước là Quảng Điền, Phú Vang, Hương Thuỷ và năm 2004 này là Phú Lộc.

Trại sáng tác VHNT năm nay có 20 trại viên, gồm văn học: 10; âm nhạc: 4; nhiếp ảnh: 3; kịch: 2; hội họa: 1. Thời gian mở trại là 15 ngày (từ 18.8 đến 31.8).

Về đến nơi, chưa kịp nghỉ ngơi, 3 nhà nhiếp ảnh Hoàng Hữu Tư, Nguyễn Văn Thanh, Huỳnh Mẫn đã lao vào sáng tác. Bởi cuộc sống sôi động của nhân dân vùng biển, vùng đầm Cầu Hai - phá Tam Giang đang diễn ra trước mắt đã kích thích họ phải lùng sục ngày đêm, tìm các góc chụp nghệ thuật quên cả mỏi mệt.

Họa sĩ Phạm Đình Trọng ký họa liền 5 bức, vội vàng về phòng vẽ của mình để lên toan.

Các trại viên văn học, kịch ngồi viết trong không khí nhộn nhịp của công trường xây dựng cầu Tư Hiền bắc từ chân núi Vĩnh Phong sang đây. Tiếng xe đổ đất, ủi đất, đầm đất liên hồi ở hai phía móng cầu. Xe ô tô chở vật liệu tới tấp về nơi tập kết.Đường chật, đất cát, bụi bay mù mịt.

Cầu Tư Hiền bắc qua cửa biển này với nhiều tên gọi khác nhau qua bao thời kỳ lịch sử. Đầu tiên là Ô Châu Hải Khẩu, sau đó là cửa Tư Dung rồi Tư Dung, rồi Tư Khách, Cửa Biện rồi mới mang tên Tư Hiền cho tới ngày nay. Và, sự vật đổi thay lạ lùng nơi cửa biển này, cho đến giờ cũng chưa ai có thể tính được sức tiềm ẩn biến động ở trong lòng nó.

Mới đây thôi, lúc đang còn tỉnh Bình Trị Thiên, cửa Tư Hiền bỗng dưng cát lấp. Bao sức người sức của đổ ra nạo vét mà vẫn không xong. Nhưng chỉ một cơn bão lũ sau đó, tự nó “bục” lại dòng chảy.

Và xa hơn, năm Tân Mùi 1811 cơn bão lũ dữ dội kéo dài nhiều ngày từ 18.9 đến 16.10, dòng chảy bỏ cửa Tư Dung (cũ) mà mở ra cửa Tư Hiền (mới); “cửa lạch rộng 27 trượng, sâu 7 thước: (Từ điển lịch sử TT-Huế. NXB Thuận Hoá năm 2000, Đỗ Bang (chủ biên) trang 24).

Và bây giờ cầu Tư Hiền đang thi công. Cầu dài gần 1 cây số, có 11 nhịp. Mỗi nhịp cầu như là một ống kính của người nghệ sĩ nhiếp ảnh - mười một ống kính cầu Tư Hiền lao động không mệt mỏi ngày đêm chụp vào cuộc sống: niềm vui, nỗi buồn rồi sẽ hiện ra, thiện và ác rồi sẽ hiện ra. Bởi 11 ống kính cầu Tư Hiền cũng là những con mắt thần của Nhân Dân chung đúc.

Trại tổ chức một chuyến thuyền máy đi Cảnh Dương - Chân Mây. Cửa Tư Hiền cạn, lộ rõ những gờ cát ngoằn ngoèo. Thuyền chạy chậm. Ba nhà nhiếp ảnh thả sức nâng ống kính. Cửa Tư Dung (cũ) như đang mơ màng đẹp tuyệt trần dưới chân núi Vĩnh Phong. Hèn chi Lộc Khê hầu  Đào Duy Từ để hết tâm huyết vào tác phẩm “Tư Dung vãn” khi được chúa Nguyễn tin dùng, ông ca ngợi thắng cảnh nơi này hay ngầm ca ngợi chúa:

            ... Khéo ưa thay cảnh Tư Dung
            Cửa thâu bốn biển nước thông trăm ngòi
            Trên thời tinh tú phân ngơi
            Đêm treo thỏ bạc ngày soi ác vàng
            Dưới thời sơn thuỷ khác thường

“Động đình ấy nước Thái Hàng kia non” là Đào Duy Từ ví cảnh núi sông hùng vĩ của Tư Dung cũng chẳng kém gì cảnh hồ Động Đình núi Thái Hàng bên Tàu vậy.

Thuyền qua doi Bụt, những vòng cung biển đẹp đến mê hồn. Những bờ cát vàng rực, sáng tinh khôi, như chưa hề có dấu chân người. Nó sẽ trở thành những khu du lịch hấp dẫn mà tỉnh đã đầu tư làm con đường vòng đai biển từ xã Lộc Bình vượt doi Bụt để nối với Cảnh Dương, nhưng đường mới tới cửa Tư Dung thì hết kinh phí nên đang dở dang? Cảng Chân Mây hiện ra. Ba nhà nhiếp ảnh nâng cao ống kính. Ông Tâm (chủ thuyền) cho thuyền lượn trở thêm một vòng sát vào cảng. Cảng xây hiện đại quá! Nhìn những cột trụ cầu lớn như vậy là biết trọng tải của những con tàu vào cập cảng. Nghề ảnh sướng thật. Chắc sẽ có nhiều tác phẩm đẹp, đặc tả sống động.

Nhiều trại viên tham dự một lễ phát thưởng do Hội khuyến học thôn Hiền An tổ chức. Các cháu, các em là những học sinh giỏi con của thôn. Năm nay cấp 1 có 31 em; cấp 2: 15 em; cấp 3: 2 em; đậu đại học: 3 em.

Lễ phát thưởng đơn giản nhưng đầy đủ các cấp lãnh đạo địa phương tới dự. Khách ở nước ngoài về, khách đồng hương Sài Gòn ra đều có mặt.Vui sướng nhất, cảm động nhất là đã 12g mà các cụ lão làng vẫn khăn đóng áo dài chờ đợi các cháu các chắt của mình đi học về đông đủ mới tiến hành phát thưởng. Chúng tôi được biết trước đây có anh chỉ đậu đíp-lôm, làng vẫn mời tới để thưởng cho anh hai chai rượu. Với truyền thống ấy, bây giờ mức thưởng theo các cấp học mà nâng cao dần.

Trại sáng tác VHNT mở trên quê hương Hiền An trong mùa lễ thu tế. Đình làng Phù An kiến trúc đẹp, lộng lẫy. Đình xây về hướng nam,soi bóng xuống đầm Cầu Hai và bình phong là một dãy núi hùng vĩ kéo từ Phước Tượng ra đến Vĩnh Phong. Theo luật phong thuỷ, thế đất như vậy là vượng khí lắm! Thực sự, làng có nhiều người học rộng, đỗ đạt cao. Người đi buôn đi bán đâu xa cũng phát đạt. Bà con ở Mỹ, Úc thường gửi tiền về xây nhà thờ họ, xây lăng tẩm ông bà.

Làng Hiền An mỗi năm một lần thu tế. Năm thứ 3 lễ trọng hơn. Năm nay là năm thứ 3, sân đình rực rỡ oai phong. Ba dãy hương án có tàn lọng che. Vật chính lễ đặt ở chính giữa trên hương án phủ vải điều. Âm nhạc là nhã nhạc - đại nhạc cung đình. Các nhạc cụ đặt trên hương án có lọng che.

Ông Phạm Bạch - trưởng ban lễ làng Hiền An làm tướng lễ. Tướng lễ mặc áo dài đen, khăn đóng. Số người hành lễ mặc lễ phục áo dài đen, quần trắng, tất trắng, đội mũ chụp vuông có đuôi sau như là cách để tóc đánh con trít của vua quan thời Càn Long Trung Quóc. Đoàn hành lễ dàn hàng ngang đi vào điện thờ như động tác múa dật lùi, mũi chân sau chạm vào gót chân trước, dậm một dậm, rồi mới bước lên, kính cẩn dâng lễ vật cúng tiên tổ khai canh.

Người có công khai khẩn ra vùng đất này, dòng họ này, đình miếu này thì nay hậu thế phải biết nhớ về các vị tiên hiền, mà dâng tấm lòng thành. Đó là truyền thống văn hoá làng xã bao đời của dân tộc Việt Nam.

Đồn biên phòng 228 là đơn vị có “duyên” với Hội VHNT. Qua những lần mở trại sáng tác ở Cảnh Dương đồn đều mời toàn thể trại viên đi chơi trăng trên phá Tam Giang.

Gió mát trăng thanh. Thuyền rời bến. Thuyền chạy chậm dọc theo nò sáo, vòng vèo lượn tránh các hàng sáo chắn rồi ra giữa phá tắt máy, thả neo. Ba chiếc chiếu đôi trải xuống ván sàn ba khoang thuyền. Bia rót ra ly, mực nướng xé ra dĩa cùng tương ớt, thơm lừng. Trăng sáng, “Ở giữa lòng thuyền dưới nước trên trăng” câu hát của chốn bồng lai tiên cảnh đây rồi!

Ông Nguyễn Văn Ngọc - trưởng đồn 228 tươi vui nói rõ lý do cuộc mời để hướng mọi người vào cuộc vui. Phía làng Hiền An có trưởng thôn Nguyễn Tuyên cùng phu nhân; có chị Chiến - con gái làng cùng chồng là anh Ấn - Đà Nẵng (con rể làng) cùng các già làng ham vui. Phía trại sáng tác có kịch tác gia Nguyễn Tuyến Trung, hói đầu tóc bạc (73 tuổi lớn nhất trại) và nhà văn Nhất Lâm rung rung mái tóc dài bạch kim như là hai già làng. Kịch tác gia Hồ Ngọc Ánh rủ rỉ rụt rè. Nguyên Quân đang một mình suy tư đằng mũi thuyền? Lê Gia Ninh sôi nổi nâng máy ảnh du lịch bảo mọi người nâng ly để bấm máy. (Ba nhà nhiếp ảnh Hoàng Hữu Tư, Văn Thanh, Huỳnh Mẫn đang đi săn ảnh đêm nơi khác không về kịp, sau đó mới tiếc). Nhà thơ Vĩnh Nguyên đứng trên sạp thuyền giới thiệu “quân mình”...

Không có đàn địch gì. Ai muốn hát, kể chuyện, đọc thơ thì đứng lên trình bày hoặc cứ ngồi tuỳ thích. Cú mời của ông Đồn quá đột ngột nên bốn nhạc sĩ mới lên Huế không còn kịp quay trở. Cây nhà lá vườn ta cứ hát chay. Đồn trưởng Ngọc giọng ấm và khoẻ nhưng hôm nay chẳng hiểu thế nào mà hát hai bài thì cả hai đều không đến được câu cuối. Nhất Lâm mở đầu bằng kể chuyện rồi đọc bài thơ “Khóc Hoài” của nhà thơ Vĩnh Mai quá cố. Anh đọc tiếp bài “Chạng vạng” của Nguyễn Văn Phương để nhớ Phương-xích-lô mới từ giã chúng ta. Trước khi đọc anh không quên rót ly bia thật đầy rồi xin lỗi mọi người, đổ bia xuống phá cho Phương được uống trước mình. Lê Gia Ninh đọc bài thơ “say” của nhà thơ Phùng Quán. Vĩnh Nguyên đọc thơ về bão lũ mà cơn đại hồng thuỷ 1999 phá lại cửa Eo...

Và có một khoảng lặng yên. Khoảng lặng yên như một nốt lặng xao xuyến trong âm nhạc. Nhiều người đưa mắt tình tứ cho nhau. Các cụ già làng ngồi chiếu bên kia đã bàn cãi râm ran. Là dự ứng lực xây cầu với khí động học ở máy bay phản lực, tên lửa khác nhau ra sao? Toàn những thuật ngữ khoa học công nghệ hiện đại mới ghê chứ! Tôi nghe mà mừng thầm: kiến thức dân chúng đã ở tầm cao...

Kết quả trái sáng tác VHNT năm nay thu được: 7 truyện ngắn, 4 bút ký, 16 bài thơ, 4 ca khúc, 5 bức tranh, 60 bức ảnh, 2 kịch bản phim và sân khấu.

Có 6 trại viên được chọn tuyên dương bởi tinh thần lao động cần mẫn mang lại tác phẩm có chất lượng cao: Một là kịch tác gia Nguyễn Tuyến Trung với truyện phim “Vườn trăng huyền thoại”. Phim truyện dài, 30 trang khổ giấy A/4, gồm 37 trường đoạn, phân cảnh. Hai là kịch tác gia Hồ Ngọc Ánh với vở kịch dài 7 cảnh với tựa đề “Chị em Sông Hai Nhánh”. Ba là họa sĩ Phạm Đình Trọng với 5 bức tranh: “Đường về Phú Lộc”, “Thuý Vân”, “Cuộc sống đầm phá”, “Biển và cá”, “Công trường cầu Tư Hiền” (tác giả còn nói: sẽ vẽ tiếp 2 bức khi hai công trình “Cầu Tư Hiền” và “Cảng cá Tư Hiền” hoàn thành. Và ba nhà nhiếp ảnh Hoàng Hữu Tư, Văn Thanh, Huỳnh Mẫn mỗi người chụp hết 10 cuộn phim, mỗi người nộp trại 20 bức ảnh và mỗi người đều có nhiều bức ảnh đẹp, mang tính nghệ thuật cao.

Trại sáng tác VHNT 2004 đã kết thúc, nhiều anh em hội viên lại đang trông ngóng đến mùa mở trại năm sau.

Hiền An, 31-8-2004
V.N
(188/10-04)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Rất nhiều hoa, rất nhiều nụ cười đã hiện diện một cách cởi mở và đầm ấm trong buổi chiều ngày 18.7.2008 tại Trung tâm Du lịch và Dịch vụ Festival - Huế, nơi diễn ra Lễ kỷ niệm 25 năm Tạp chí Sông Hương phát hành số báo đầu tiên (1983-2008).

  • HỒ THẾ HÀĐến nay, Tạp chí Sông Hương đã tròn một phần tư thế kỷ (1983-2008) kể từ số đầu tiên được ra mắt bạn đọc. Hai mươi lăm năm đủ để vui buồn ôn lại những chặng thác ghềnh và phẳng lặng của một dòng sông từ nguồn ra biển.

  • ĐẶNG VĂN VIỆTKỷ niệm 63 năm Cách mạng Tháng TámSau ngày đảo chính (9-3-1945), Nhật lật đổ Pháp. Phong trào Việt Minh như một luồng gió mạnh, thổi từ miền Bắc vào miền Trung, miền Nam, thức tỉnh lòng yêu nước, thương nòi của người dân đất Việt, thúc giục mọi người sẵn sàng để chớp thời cơ, giành lại chính quyền về tay nhân dân.

  • TRẦN THÙY MAIThuở trước, mỗi đêm cuối năm, anh Hải Bằng bao giờ cũng đến thăm trụ sở Hội Văn nghệ, rồi túc tắc ngự trên chiếc xe babeta màu đỏ, ghé thăm nhà bạn bè thân hữu đó đây trước khi quay về để kịp đón giao thừa.

  • NGUYỄN QUANG HÀCuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cả nước xôn xao về vụ án Trần Dụ Châu.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTrong một cuộc vui gần đây, nhân nhắc đến việc bình chọn các nhân vật, sự kiện nổi bật trong năm trên báo chí, có ý kiến phong cho nhà văn Hồng Nhu là người đạt nhiều cái “nhất” nhất trong làng văn ở Huế.

  • TRẦN THỊ TRƯỜNG - Chúng ta lại thắng rồi. Thỉnh thoảng lão lại reo lên như thế khi bất chợt gặp một người mà lão coi là bạn. Lão nói câu ấy cả khi lão đang thoi thóp trên giường bệnh, miệng méo xệch lão nói một cách khó khăn nhưng vừa nói lão vừa cười khiến cho người ta yên tâm là lão bắt đầu sống trở lại, cái chết còn lâu mới quật được lão.

  • PHẠM QUANG TRUNGAnh Cao Xuân Hạo kính mến!Trước tiên, xin thú nhận, tôi là người mê say tên tuổi anh đã từ lâu. Tuổi trẻ và sau đó là những năm tháng trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu, phê bình văn chương đã đưa tôi đến những trang dịch văn xuôi Nga – Xô viết đầy sức cuốn hút của anh, như Chuyện núi đồi và thảo nguyên, Chiến tranh và hòa bình, Truyện ngắn Gorki, Con đường đau khổ, Tội ác và trừng phạt…

  • VINH HUỲNHLTS: Có bạn đọc gửi thư đến Toà soạn chúng tôi đề nghị nếu chọn topten sự kiện nổi bật trong làng báo chí năm 2001 thì không nên bỏ qua “hội chứng” đánh vào các trường đại học, trong đó có Đại học Nghệ thuật Huế và trường Viết văn Nguyễn Du.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH(Tham luận đọc trong hội thảo)Cho đến đầu thế kỷ 21 này, chúng ta vẫn đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về mặt kinh tế đã là điều đáng sợ nhưng cái đáng sợ hơn là nguy cơ vong bản về mặt văn hoá. Xu thế toàn cầu hoá đang xâm nhiễm và xâm thực vào đời sống chúng ta một cách ngọt ngào mà chua cay, dịu êm mà đẫm máu.

  • TRẦN HOÀNLTS: Từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2001 đã diễn ra cuộc tập huấn - hội thảo báo chí văn nghệ địa phương tại thủ đô Hà Nội. Nhạc sĩ Trần Hòan, Phó Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Phó Chủ tịch UBTQ.LH các Hội V.H.N.T Việt Nam đã đọc báo cáo đề dẫn hội nghị. Sông Hương xin trích đăng một phần trong báo cáo đó (đầu đề do chúng tôi đặt).

  • NGUYỄN KHOA ĐIỀM(TBT: 1983 - 1986)Bây giờ nhìn lại những số Sông Hương đầu tiên (số 1 ra mắt tháng 6-1983) không khỏi cảm thấy tờ tạp chí như một… cô gái quê, giản dị, khiêm nhường, có vẻ… tồi tội. Giấy đen. Bìa mỏng. Bát chữ typo chỗ đậm chỗ nhạt. Sông Hương làm sang cho in ảnh tác giả, khốn nỗi, ảnh loè nhoè, không rõ mặt. Giá bao cấp 7 đồng/số, vẫn bị chê đắt. Được cái lượng bản in ngay số đầu là 4.000 bản. Trông khí sắc cuốn tạp chí vẫn chưa xa cái thời tranh đấu chống Mỹ, in sách báo trong gác trọ sinh viên.

  • TÔ NHUẬN VỸ(TBT: 1986 - 1989)Có năm kỷ vật của Hải Bằng tặng tôi và gia đình, từ ngày anh còn sống cho đến nay, sau 10 năm anh mất, tôi vẫn nhìn ngắm và chăm sóc hàng ngày. Đó là bức tranh hồ sen, là hai câu thơ anh viết trên giấy đặc biệt, là tất cả các tập thơ anh in từ sau 1975, là đôi chim hạc anh tạo bằng rễ cây và con chó Jò bé xíu.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ(TBT: 1991)Tôi có may mắn được làm Phó Tổng biên tập nhiều năm cho hai “đời” Tổng biên tập nổi tiếng là Nguyễn Khoa Điềm và Tô Nhuận Vỹ, nhưng đến “phiên” mình được gánh vác trọng trách thì chỉ đảm đương được một thời gian ngắn. Đã đành do tài hèn sức mọn, nhưng cũng vì đó là giai đoạn khó khăn sau “Đổi Mới”, chúng ta đang phải tìm đường, nhiều quan niệm - nhất là về văn học nghệ thuật chưa dễ được nhất trí…

  • HỒNG NHU(TBT: 1992 - 1997)Thời gian như bóng câu qua cửa. Mới đó mà đã một phần tư thế kỷ, tờ tạp chí Sông Hương có mặt cùng bạn đọc trong và ngoài nước.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH(TBT: 2000 - 2008)Vậy là đã tròn một phần tư thế kỷ. Ngày ấy, cũng vào mùa “Hạ trắng” nắng lên thắp đầy như nhạc Trịnh, tờ Tạp chí Sông Hương - tạp chí sáng tác lý luận phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật của xứ Huế được ra đời và đi qua cái ngưỡng “vạn sự khởi đầu nan” một cách kỳ diễm, đầy ấn tượng.

  • MAI VĂN HOANSáng 8 - 5 - 2008, ghé quán  26 Lê Lợi (trụ sở Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế) ngồi uống cà phê với hai nhà thơ Kiều Trung Phương và Ngàn Thương, tôi vô cùng sửng sốt khi Ngàn Thương cho biết người suốt đời đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử là anh  Phạm Xuân Tuyển đã mất cách đây gần 7 tháng tại Phan Thiết.

  • I.Con người ấy từng mang tên Nguyễn Sinh Cung, và tên chữ Nguyễn Tất Thành, trước khi đến với tên Nguyễn Ái Quốc, đã trải một tuổi thơ vất vả vào những năm kết thúc thế kỉ XIX, để bước vào thế kỉ XX với một niềm khao khát lớn: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ: tự do, bình đẳng, bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thủa ấy tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn sau những chữ ấy...” (1)

  • Từ rất nhiều năm nay tôi rất muốn bày tỏ đôi điều về những bi kịch cuộc đời mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) từng chịu đựng và trăn trở, từng nén vào lòng để sống và sáng tác.

  • Chiều 17.11 vừa rồi, ở địa chỉ 26 Lê Lợi đã diễn ra cuộc tọa đàm giữa đoàn nhà văn Trung Quốc với Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế. Nhà thơ Phạm Tiến Duật, Phó Ban đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ đã tháp tùng đoàn nhà văn bạn từ Hà Nội tới Huế.