Tồn tại và phát triển giữa vùng văn hiến Kinh Bắc trong nhiều thế kỷ, tranh dân gian Đông Hồ hội tụ tâm thức ngàn năm của người Việt và thể hiện độc đáo bằng ngôn ngữ mỹ thuật. Nhằm lưu giữ, phát huy giá trị của dòng tranh này, hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang được xây dựng để đề nghị UNESCO ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Tranh Đông Hồ đã trở nên quen thuộc với nhiều người Việt - Ảnh: Ng. Phương
“Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
Chia sẻ tại buổi ra mắt sách “Dòng tranh dân gian Đông Hồ” sáng 31.7, tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa (chủ biên) cho rằng, tranh Đông Hồ vượt thời gian, từ buổi bình minh đã chứng tỏ có sức sống mãnh liệt, kinh qua mọi thăng trầm, để tồn tại cho đến ngày hôm nay. Đây là dòng tranh dân gian lâu đời nhất, đa dạng nhất và có số lượng sản phẩm nhiều nhất của Việt Nam. Câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Hoàng Cầm đã nói lên nét riêng của dòng tranh xứ Kinh Bắc: “Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”. Chính “màu dân tộc” và “giấy điệp” đã làm nên “chất Đông Hồ”, khác với các dòng tranh dân gian còn lại ở nước ta.
Tìm về kho di sản này và chụp hàng nghìn bức ảnh, mô tả khá chi tiết về làng tranh, các bước làm tranh, các bức tranh nổi tiếng và những nghệ nhân tiêu biểu, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích chia sẻ, xưa nay, mọi người khi nhắc đến tranh dân gian Đông Hồ chỉ nghĩ đến loại tranh dân gian khắc gỗ và vẽ tay. Tuy nhiên, các nghệ nhân còn sản xuất một số tranh đồ thế phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh và làm tranh trổ giấy. Trong cuốn sách, bên cạnh lịch sử của làng, giới thiệu chi tiết về tranh khắc gỗ và vẽ tay, nhóm tác giả cố gắng giới thiệu hai loại tranh còn được ít người biết đến này.
So sánh với các dòng tranh dân gian, họa sĩ Lê Thiết Cương thấy rằng, Đông Hồ mang nét đẹp riêng biệt, “cực kỳ” Việt Nam. Cách tạo hình của tranh Đông Hồ gần với cách tạo hình điêu khắc của đình làng. Hơn nữa, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, dòng tranh này có nhiều tranh cổ động mang tính chính trị, báo chí, nghĩa là hội họa dân gian đã được cộng thêm đời sống khác. Đến nay, không chỉ có giá trị mỹ thuật, những tác phẩm ấy còn mang tính lịch sử...
Dành nhiều năm nghiên cứu, PGS.TS. Trịnh Sinh, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhận định: “Nền mỹ thuật Việt Nam có một kho báu là tranh Đông Hồ. Đi vào khai thác di sản này đã cho các thế hệ làm mỹ thuật một hướng đi vững bền và đậm đà bản sắc dân tộc. Tranh Đông Hồ, vì thế sống mãi với thời gian, và công trình này của chúng tôi góp phần nhỏ bé để tìm ra chân giá trị của tranh dân gian Đông Hồ, quảng bá nó và bảo tồn, phát huy giá trị vốn di sản này”.
Xây dựng hồ sơ tranh Đông Hồ
Nhằm tôn vinh những giá trị độc đáo của tranh dân gian làng Hồ ven sông Đuống, đặc biệt là khi dòng tranh đang đứng trước nguy cơ mai một, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản đồng ý với đề xuất của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc xây dựng hồ sơ “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ”. Đảm nhiệm việc xây dựng hồ sơ này, GS.TS. Bùi Quang Thanh, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết: “Hồ sơ về nghề tranh dân gian Đông Hồ sẽ đề nghị UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản thứ 3 của Việt Nam đề nghị UNESCO đưa vào danh mục này. Cho đến nay, hồ sơ đang trong giai đoạn hoàn tất”.
Theo GS. TS. Nguyễn Quang Thanh, sở dĩ đề nghị UNESCO đưa tranh dân gian Đông Hồ vào danh mục di sản cần bảo vệ khẩn cấp là bởi dòng tranh này đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, mang giá trị to lớn, nhưng lại đang mai một. Theo thống kê, hàng nghìn bản khắc đang được lưu trữ tại 3 gia đình nghệ nhân gắn bó với nghề tranh tại làng Đông Hồ, nhưng phần lớn để phủi bụi, bởi đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam, trong đó có tranh dân gian, là đang gặp thách thức lớn về đầu ra. Thế hệ nghệ nhân có năng lực chạm khắc càng ngày càng ít, số người chạm khắc bản mới rất ít, nguyên liệu làm tranh ngày càng hiếm. “Hiện nay ở làng Đông Hồ chỉ còn 3 gia đình nghệ nhân say mê với nghề, tổng cộng chỉ có 34 người. Nghề làm tranh có những bí quyết, nhiều công đoạn, không phải mở lớp là đào tạo được lớp kế cận”.
Tuy nhiên, gần đây, nghề làm tranh đã nhận được sự quan tâm của tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ lên tới 91 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2018 - 2020. Trung tâm đặt tại Xã Song Hồ và xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, với diện tích sử dụng đất 19.282m2, gồm nhà truyền thống, nhà giới thiệu quy trình làm tranh, tu bổ nhà thờ, mở lại chợ tranh ngay tại đình... Góp sức quảng bá di sản tranh Đông Hồ, các đại sứ quán thông qua cơ chế ngoại giao dùng tranh Đông Hồ làm quà tặng, nghệ nhân tranh dân gian cũng tự thân vận động tham gia hội chợ, triển lãm trên toàn quốc... Nhờ đó, khách du lịch trong và ngoài nước đến làng tranh ngày một tăng.
“Tháng 12 năm nay, hồ sơ sẽ trình Hội đồng Di sản Quốc gia thẩm định, xét duyệt, trước khi hoàn thiện và trình Thủ tướng. Tuy nhiên, hồ sơ này đang phải “xếp hàng”, bởi tháng 12 tới, UNESCO sẽ bỏ phiếu cho hồ sơ “Then Tày, Nùng, Thái”, tháng 12.2020 là “Nghệ thuật Xòe Thái”, rồi “Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm”, sau đó mới đến tranh dân gian Đông Hồ” - GS.TS. Nguyễn Thanh Quang cho biết. Tuy nhiên, ông cũng kỳ vọng, với nhận thức rõ giá trị của dòng tranh dân gian Đông Hồ, sự quan tâm của Nhà nước, giới nghiên cứu và nỗ lực của các nghệ nhân, nếu được UNESCO công nhận sẽ là cú hích để tranh dân gian Đông Hồ phục hồi và phát triển.
Việt Nam cũng có sự “phân biệt chủng tộc”. Báo chí nước ngoài bảo vậy. Cái “chủng tộc” ở đây được phân định bằng hộ khẩu.
Suốt gần 20 năm qua, nghệ sĩ Sébastien Laval, đến từ vùng Poitou Charentes - nước Pháp, đã rong ruổi khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S để cảm nhận và “ghi” lại những hình ảnh sống động nhưng rất đỗi bình dị trong cuộc sống đời thường của con người Việt Nam. Chính sự lao động nghệ thuật không mệt mỏi của người nghệ sĩ tài hoa này đã đem đến sự mới lạ tại Festival Huế 2014 với bộ ảnh độc đáo về 54 dân tộc Việt...
NGUYỄN CƯƠNG
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm. Nhưng hậu quả của nó để lại thì chưa biết khi nào mới khắc phục xong, trong đó có di chứng chất độc hóa học dioxin, đến nay đã di truyền sang thế hệ thứ 3 và không biết sẽ đến thế hệ thứ bao nhiêu? Vì chất dioxin tồn lưu trong lòng đất có thời gian bán phân hủy lên tới hàng trăm năm!
Đây thật sự là một quyết định rất hợp lý, đúng với nguyện vọng của đông đảo nhân dân cả nước.
TÂM VĂN
Năm 1980 xã tôi trống dong cờ mở, mổ bò ăn mừng xã được công nhận xóa nạn mù chữ, phổ cập bổ túc văn hóa lớp năm; nhân dịp về quê, được UBND xã mời dự, tôi xắm rắm đi, ông nội tôi nói: “Họ mần quá bậy, dân dốt mất thôi”.
LƯU THỦY
Thừa Thiên Huế đang tăng tốc trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Cuộc làm việc mới đây giữa đoàn khảo sát Trung ương với lãnh đạo tỉnh đã định hình phương án cấu trúc đô thị tương lai. Còn rất nhiều việc phải thực hiện để cuộc chuyển mình đưa Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương; nhưng có một điều phải luôn lưu ý: phải hết sức giữ gìn để phát huy các giá trị di sản, sinh thái, cảnh quan, môi trường hết sức đặc trưng của nó.
Mở đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - bậc thầy giác ngộ tâm linh quốc tế - vừa có cuộc trò chuyện với các đại diện Hội Nhà văn VN tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chọn và đọc câu hỏi.
Năm 2010, Đức Pháp Vương Gyalwang Dpukpa đã viếng thăm Việt Nam. Trong dịp này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có một cuộc trò chuyện với Ngài. Vào 8h30 ngày 05/4/2014, Đức Pháp Vương với sự cộng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ có cuộc đối thoại giữa với các nhà văn Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. VanVN.Net xin đăng tải cuộc trò chuyện giữa Đức Pháp Vương và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cách đây 4 năm.
Một sử gia người Na Uy trong nhiều năm ròng đã nghiên cứu về lịch sử Việt Nam với nhiều tình cảm đặc biệt. Mới đây, ông đã cho đăng tải bộ sưu tập gồm 122 số báo Việt Nam Độc Lập do Mặt trận Việt Minh xuất bản từ năm 1941-1945.
Sau này tôi cũng đã điều chỉnh suy nghĩ. Tôi cho rằng những lầm lẫn trong xã hội, nếu có, có lẽ trách nhiệm ở chính người dân chúng ta, chiếm 51%.
39 năm trước, Chiến dịch Huế- Đà Nẵng với mốc son đáng nhớ là ngày 26-3 toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế được giải phóng hoàn toàn.
Bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua.
Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.
Sự thật là một điều không dễ dàng tìm cho ra, cho nên con người phải phát triển khoa học, phát triển công nghệ trên mọi lĩnh vực.
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp ngày 25.2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hình như khi Thượng đế sinh ra một thiên tài, người đều đặt vào họ những thói tật kỳ dị, khác người? Sự vĩ đại của họ đôi khi được làm nên từ những “mặt trái” - dị thường này? GS.BS. Tôn Thất Tùng là một thiên tài như vậy.
TRÊN TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
LÊ VĂN LÂN
5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, hơn 120.000 lính Trung Quốc tràn vào Việt Nam, mở đầu cho cuộc chiến nhà cầm quyền Bắc Kinh huy động tới hơn 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc ta.
HỒ TƯ
Huế có Hoàng thành, quần thể lăng tẩm, đền đài của người xưa để lại, nay đã trở thành di sản văn hóa thế giới, hiện đang được trùng tu, tôn tạo và khai thác du lịch, có nhã nhạc cung đình cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)