Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về việc gửi Báo cáo tóm tắt Hồ sơ "Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang" tới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đề nghị đưa vào Danh mục dự kiến xây dựng Hồ sơ di sản thế giới.
Du lịch trên hồ Ba Bể. (Ảnh : Hữu Oai/TTXVN)
Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam gửi Báo cáo tóm tắt Hồ sơ "Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang" tới UNESCO đề nghị đưa vào Danh mục dự kiến xây dựng Hồ sơ Di sản thế giới; hướng dẫn Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang và UBND tỉnh Bắc Kạn lập hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới.
Phó Thủ tướng giao Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai lập hồ sơ "Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang" theo quy định tại Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới 1972 và pháp luật về di sản văn hóa.
Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang với diện tích trên 33.000 ha nằm trên địa bàn xã Thanh Tương, Sơn Phú, Khâu Tinh, Côn Lôn và thị trấn Na Hang, giáp với các xã của huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).
Khu bảo tồn có trên 21.000ha là rừng đặc dụng, cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ, có độ đa dạng sinh học cao. Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được trên 2.000 loài thực vật, nhiều loại được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Trai, nghiến, lát hoa, đinh, thông tre, hoàng đàn, trầm gió, nhiều loài lan hài, cây thuốc quý…
Khu bảo tồn bước đầu đã ghi nhận được 88 loài thú, 294 loài chim, 30 loài bò sát và 18 loại lưỡng cư, 300 loài bướm, 40 loài dơi, hàng nghìn loại cá, trong đó có cá Dầm xanh, Anh Vũ. Nhiều loài động vật trong khu bảo tồn được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới. Tại đây có 8 loài khỉ, trong đó voọc mũi hếch, voọc đen má trắng thuộc loại quý hiếm. Quỹ bảo tồn thế giới của Mỹ (WWF-US) đã xác định đây là một trong những hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới.
Hồ Ba Bể là một trong số không nhiều hồ nước ngọt tự nhiên lớn và đẹp của thế giới trên các vùng núi. Hồ được hình thành từ khoảng 10.000 năm trước đây, với lịch sử địa chất lâu dài, phức tạp, có thành phần các loại đất, đá đa dạng và cấu trúc địa chất độc đáo. Xung quanh hồ có khoảng 1.268 loài thực vật bậc cao có mạch, 470 loài động vật có xương sống, trong đó, có 81 loài thú, 234 loài chim, 30 loài bò sát, 18 loài lưỡng cư và 107 loài cá. Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong khu vực Ba Bể có ít nhất 367 loài bướm và nhiều loại động vật không xương khác.
Toàn bộ khu vực danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể có những cảnh quan đặc biệt, như cao nguyên karst, thác Đầu Đẳng, hẻm vực karst sông Năng, hồ Ba Bể, hệ thống các hang động. Hồ Ba Bể còn có nhiều địa điểm liên quan đến các truyền thuyết, di tích khảo cổ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và cảnh đẹp thiên nhiên khác, như ao Tiên, động Tiên, gò An Mã, gò Bà Góa…
Theo
PHÙNG TẤN ĐÔNG
1. Bộ bài chòi - một sản phẩm của giao lưu văn hóa
PHẠM TRƯỜNG AN
Ngày 1/12/2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” chính thức được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại”.
TRẦN VĂN DŨNG
Vào ngày 7/12/2017, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đây là điều ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế khẳng định sau khi Hải Vân Quan chính thức trở thành Di tích cấp quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
Tại buổi lễ đón Bằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã chính thức công bố Chương trình Hành động Quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” giai đoạn 2017- 2022.
Sở VHTT Hà Nội vừa đã có văn bản số 921/SVH&TT gửi UBND huyện Gia Lâm xung quanh việc các mảng chạm ở bậu cửa sổ di tích đền Phù Đổng, xã Phù Đổng bỗng dưng bị sơn đỏ chót, sai lệch nghiêm trọng so với nguyên gốc và kỹ thuật bảo tồn.
Tối 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tháp Chăm Hòa Lai và Pô Klong Garai là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt.
Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông là người vạch ra phương hướng và đặt viên đá đầu tiên, nhưng người đứng ra hoàn thành xuất sắc hoài bão ấy chính là Tổ sư Pháp Loa.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Dành 20 năm nghiên cứu, hướng dẫn trùng tu một số di sản văn hóa tại Việt Nam như khu phố cổ Hội An, nhà cổ ở Bắc Ninh hay làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)…, GS.KTS EJIMA AKIYOSHI (Nhật Bản) cho rằng, việc bảo tồn cần dựa trên nguyện vọng của người dân - chủ thể di sản, và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Tối 21/3, tại đền Mẫu Âu Cơ, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã diễn ra Lễ đón nhận và vinh danh “Tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam (1997-2017), ngày 21/3, thành phố Hội An phối hợp với các ngành chức năng đã khánh thành và đưa vào sử dụng công trình kè bảo vệ Phố cổ Hội An, Di sản Văn hóa Thế giới.
Trong các vũ khúc cung đình còn lại đời Nguyễn, điệu múa cung đình “Bát tiên hiến thọ” thuộc thể loại múa chúc tụng, thường được múa vào những ngày lễ vạn thọ, thánh thọ, tiên thọ.
Di sản Thành nhà Hồ và Khu di tích Phủ Trịnh - Nghè Vẹt tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa vốn có sẵn tiềm năng, nếu được đánh thức, đầu tư bài bản, sẽ trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch không chỉ trong tỉnh mà còn ở phạm vi quốc gia, quốc tế.
Bộ VHTT&DL vừa quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 15 di tích thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nam Định, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Bình và Đắk Lắk. Trong 15 di tích này có 10 di tích lịch sử và 5 di tích kiến trúc nghệ thuật.
Ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bắc Giang khẳng định như trên tại cuộc họp báo về Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà chiều ngày 6-3 tại Bắc Giang.
Sáng 28/2, tại đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra lễ đón bằng công nhận Lễ hội đền Cửa Ông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 23/2, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận các xã An toàn khu, Vùng An toàn khu ở tỉnh Lạng Sơn; đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt - Di tích lịch sử Khởi nghĩa Bắc Sơn.
Ít ai biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) từng bị sử dụng làm nơi đóng quân, có thời gian lại dùng làm điểm “cách ly dã chiến” cho việc đối phó với dịch tả ở Hà Nội.
Mỗi dịp đầu Xuân mới, các làng xoan cổ ở Phú Thọ lại có dịp hội tụ hát những làn điệu mượt mà, đằm thắm, thấm đậm tình đất, tình người đất Tổ Vua Hùng.