KHÁNH THANH
Bạn đọc xem sách của nhà văn Nguyễn Khắc Phê ở Đường sách thành phố Hồ Chí Minh
Theo lời tác giả thì mấy từ “phê bình ngoại hạng” là cách nói vui để chỉ một lối phê bình theo đại chúng, phê bình hạng 2 hay 3 chi đó, để phân biệt với những tác phẩm phê bình chuyên nghiệp, hàn lâm…, là cách nói tự trào, tỏ ý khiêm nhường của tác giả. Có lẽ, ta không nên có sự phân chia, xếp loại đó. Mỗi tác phẩm, bất kỳ thuộc thể loại nào, xứng đáng ra đời được độc giả đón nhận đều là thành tựu duy nhất, mang bản sắc riêng, bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cách viết riêng, không trộn lẫn. Cuốn “Những trang sách thức tỉnh con người” (Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2022) của nhà văn Nguyễn Khắc Phê là một cuốn như vậy, ta hiểu cái từ “ngoại hạng” là theo cách này. Từ đó có thể thấy 2 đặc điểm nổi bật trong bút pháp phê bình của Nguyễn Khắc Phê.
1. Một lối phê bình nặng chữ Tâm
Nếu xếp “Những trang sách thức tỉnh con người” là thuộc loại phê bình thì đây là cuốn thứ 4 của anh, tập hợp 48 bài viết về hơn 50 tác phẩm rất nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký, tự truyện, tiểu luận, chuyên khảo, chân dung nhà văn, danh nhân lịch sử, khoa học…, cả phê bình văn học của những nhà văn, nhà nghiên cứu trong nước, ngoài nước, trong nhiều thời gian lịch sử khác nhau. Nhưng có một đặc điểm dễ nhận thấy, là trong việc chọn lựa tác giả và tác phẩm, Nguyễn Khắc Phê có vẻ đã dành rất nhiều ưu ái cho những tác giả chưa mấy nổi tiếng, ít ai biết tới, phần lớn họ chỉ viết văn bằng tay trái… Nữ nhà văn Xuân Phượng vốn là một chiến sĩ quân giới, gắn bó với nhiều nghề nghiệp và trọng trách khác nhau; Nguyễn Hải Yến vốn là một giáo viên Văn THCS; Nguyễn Thế Quang là giáo viên Văn THPT; Lê Quốc Hán là giảng viên Toán; Hà Văn Thịnh là giảng viên Sử; Phan Khánh là Kỹ sư về Thủy lợi; Hoàng Hữu Phê là một Kiến trúc sư; Nguyễn Trí Thạch là một Kỹ sư về Khí động học… Nguyễn Khắc Phê cũng tỏ ra ưu ái với các tác giả nữ, trong đó có nhiều cây bút ở Huế như Đạm Phương Nữ Sử, ba tiểu thư con cụ Tổng đốc Võ Chuẩn (Minh Đức Hoài Trinh, Linh Bảo, Băng Thanh), Trần Thùy Mai, Phạm Ngọc Túy, Duyên Sanh, Nguyễn Khoa Diệu Hà…
Ba cuốn sách phê bình của anh trước đây (Hiện thực và sáng tạo tác phẩm văn nghệ, Nxb. Hội Nhà văn, 2006); Trang sách, cuộc đời nhà văn, Nxb. Hội Nhà văn, 2014; Những cột mốc trên đường vô tận, Nxb. Hội Nhà văn, 2018) cũng có khuynh hướng ấy. Điều tưởng như nhỏ nhất này lại bộc lộ một phẩm chất rất đáng quý, bộc lộ cái Tâm của người phê bình. Anh trân trọng nâng niu vun xới cho những mầm xanh, ngòi bút anh thân thiện, ấm áp, hiền hòa; anh phát hiện ra những đặc sắc nổi bật trong sáng tác của họ; anh đọc kỹ, quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhất, không ngại dẫn văn nhiều đoạn khá dài, nếu như đó là những lời văn hay, bộc lộ được diện mạo, phong cách của nhà văn, hoặc bộc lộ được cá tính hay chiều sâu của nhân vật. Hẳn không phải ngẫu hứng, ngay khi sách vừa lên kệ ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhà phê bình Ngô Thảo đã viết trên Facebook chúc mừng bạn văn Nguyễn Khắc Phê với “48 tác giả, tác phẩm được bàn luận một cách cẩn thận, chân tình. Đây mới là loại sách Hội Nhà văn nên xét thưởng, chứ không nên toàn tặng thưởng sách Nghiên cứu như mấy năm qua…”.
Ngòi bút phê bình của Nguyễn Khắc Phê chân tình, ấm áp, nhiều khi như hòa vào tâm thế của tác giả. Xin trích một đoạn thư của một tác giả không chuyên gửi cho Nguyễn Khắc Phê để làm bằng chứng:
… “Anh à, em vừa tìm mua được tờ Tuổi Trẻ, thấy bài của anh rồi. Em rất sung sướng đọc từng dòng giới thiệu “Vẫn ấm nóng tình người” của anh. Thích tất cả những lời giới thiệu anh đã viết, nhờ anh em mới biết được cái khá cao tay của Hồ Dạ Thảo khi để các linh hồn liệt sĩ đối diện với nghĩa trang Hòn Rọ. Dường như có sự cảm thông giữa Hồ Dạ Thảo và anh đã góp phần chiến đấu cho công bằng, lẽ phải. Anh thật sâu sắc trong những nhận xét về tác phẩm. Muôn vàn biết ơn anh. Nhờ anh, tác phẩm sẽ được thăng hoa…” (Đàm Thị Ngọc Lý, người bạn đời, và tác giả thứ 2 của tác phẩm “Còn đó tình yêu”).
2. Một kiểu phê bình giàu chất văn
Văn của Nguyễn Khắc Phê cũng “Ấm nóng tình người” như tên một bài viết anh dành cho cặp đôi nhà giáo Ngọc Lý - Hồ Dạ Thảo. Bởi vậy đọc phê bình của Nguyễn Khắc Phê như đọc văn, như đọc truyện, hay tùy bút. Anh không đao to búa lớn, không lý luận dông dài, nhưng những vấn đề cốt lõi về lý luận, về sáng tác vẫn hiện lên khá thường trực trong các bài viết của anh: Vấn đề tự do sáng tác, vấn đề loại thể và hư cấu nghệ thuật, vấn đề cá tính sáng tạo, vấn đề truyền thống và cách tân, chuyện thủ thuật và bếp núc của người cầm bút; những vấn đề chính nhà văn đã từng trăn trở và thể nghiệm trong bao nhiêu năm tháng miệt mài trên những trang tiểu thuyết của chính mình…
Cái tạng của Nguyễn Khắc Phê xưa nay ai cũng thấy: Đó là sự cẩn trọng, chuẩn mực, tỉ mỉ, dí dỏm, giản dị… nhưng ở tập sách này, Nguyễn Khắc Phê bộc lộ rõ nét là cây bút tinh tế, có tầm vóc. Anh có duyên với những tác phẩm gắn liền với đề tài mang tính khoa học. Ta sẽ đặc biệt thích thú khi đọc bài “Ý nghĩa mới từ một trò chơi thời “vang bóng…”, bài viết về cuốn sách “Hào quang vật lý trong bầu trời Phật học” của nhà nghiên cứu Phật học, Kỹ sư khí tượng thủy văn Nguyễn Trí Thạch. Đây là tác phẩm không dễ đọc vì nó đề cập đến những vấn đề quá lớn của vũ trụ và nhân sinh, giữa vật chất và ý thức, giữa thực và ảo, giữa khoa học và Phật học… Nguyễn Khắc Phê đã viết về nó một cách tâm đắc, thấu hiểu và đặt ra những vấn đề có ý nghĩa thiết thực, hiện đại. Những vấn đề này lại được bắt đầu từ “một trò chơi thời vang bóng” giàu chất tiểu thuyết và thơ ca… Đó là việc chơi “cờ tưởng” - chứ không phải cờ tướng, do không có bàn cờ, quân cờ, - “đã được nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả rất thú vị trong tác phẩm “Vang bóng một thời” - hai cụ nằm hai võng, không trông thấy nhau, vừa đi vừa hô “lên xe - ghếch mã”… Vậy là bỏ yếu tố vật chất, cuộc đấu càng hấp dẫn và thú vị gấp nhiều lần!”…”.
Sự kết hợp giữa chất trí tuệ, năng lực thẩm thấu nghệ thuật và bút pháp giàu chất trữ tình là đặc điểm khá nổi bật của ngòi bút Nguyễn Khắc Phê trong tập sách. Ta có cảm giác anh lắng nghe được những thổn thức từ bên trong của nhiều nhân vật; anh ngửi được hương vị của văn chương từ những trang viết của cô giáo cấp 2 trường làng mới vào nghề như văn Nguyễn Hải Yến chẳng hạn. Anh phát hiện ra chiều sâu tư tưởng và những đặc sắc của nghệ thuật trong tiểu thuyết đầu tay của giảng viên Sử học Hà Văn Thịnh… Đọc nhiều lần bài viết của anh về ngòi bút phi hư cấu của nhà văn Phan Thúy Hà hay bài của anh về tác phẩm “Lời nguyện cầu Chernobyl” của Svetlana Alexievich thật khó mà cầm nổi nước mắt, không phải chỉ vì bản thân tác phẩm gây xúc động mà còn vì màu sắc trữ tình rất đậm nét của nhà phê bình…
Tên tác phẩm “Những trang sách thức tỉnh con người” cũng là tên một bài viết về bộ sách phi hư cấu của Phan Thúy Hà mới xuất hiện gần đây. Nhưng đồng thời cũng là một cái tên phù hợp với hầu hết các tác phẩm trong “Tập phê bình ngoại hạng” của Nguyễn Khắc Phê. Dù viết về đề tài gì, tình yêu, chuyện đời thường, những đụng độ sinh tử, những nhân vật lịch sử trong bao biến cố thăng trầm, sự tha hóa, biến chất trong xã hội hôm nay, chuyện xưa, chuyện nay với bao câu hỏi nhức nhối, bao nhiêu liên tưởng, cả những đau thương, bế tắc… Nhưng trên tất cả, những tác phẩm ấy vẫn hiện lên vẻ đẹp của đất nước, quê hương, với bao nhiêu con người chân chính, sẵn sàng đối diện với sự thật, để khẳng định nhân cách và phẩm giá, để khẳng định chỗ đứng của mình với một tầm nhìn và một sự thức tỉnh vì một dân tộc, một nhân loại đang hướng tới tương lai, xứng đáng với quá khứ, với tất cả những gì cao cả tốt đẹp mà tổ tiên, cha ông và trái đất này đã ban cho.
Có bạn đọc yêu thích “Những trang sách thức tỉnh con người” tâm sự:
- Tôi mới chỉ đọc được khoảng một nửa số tác phẩm mà tác giả Nguyễn Khắc Phê đã chọn giới thiệu trong cuốn sách. Có những cuốn, nay đọc phê bình của anh tôi mới hiểu hết. Nhiều cuốn thấy nó hay hơn, muốn đọc lại… Một nửa còn lại, tôi không biết tìm mua ở đâu, mà mắt thì yếu quá rồi, thôi thì đành cảm ơn anh Nguyễn Khắc Phê đã đọc giùm. Phê bình của Nguyễn Khắc Phê về một phương diện nào đó, có thể xem như một kiểu giới thiệu và đọc sách có phân tích, hướng dẫn, cũng thật tuyệt…
Xin được chúc mừng và cảm ơn nhà văn Nguyễn Khắc Phê đã giới thiệu đến cho bạn đọc gần xa những trang sách thực sự có “khả năng thức tỉnh con người”.
K.T
(TCSH45SDB/06-2022)
LÊ HUỲNH LÂMTừ “Vọng sông quê” đến “Mang” của Nhà xuất bản Trẻ, rồi “Gửi thiên thần” của Nhà xuất bản CAND và bây giờ là “Đồng hồ một kim” của Nhà xuất bản Văn Học” được gửi đến bạn đọc, Phan Trung Thành đã khẳng định được gương mặt thơ của thế hệ 7.X. Ở đây, số lượng tác phẩm không định hình nên một gương mặt thơ, mà chính những câu chữ đã vẽ lên chân dung một nhà thơ.
TIỂU VĂNGiữa tháng 11 năm 2008, tôi được dự một buổi hội thảo nói chuyện chuyên đề về sách tại Zen Café (phố Ngọc Hà). Đây là buổi nói chuyện của tác giả - dịch giả Lê Thị Hiệu, với bút danh thường gọi là Hiệu Constant, giới thiệu về tác phẩm đầu tay của chị - tiểu thuyết Côn trùng. Buổi nói chuyện nằm trong chương trình “Tôn vinh Văn hóa Đọc” do Công ty Truyền thông Hà Thế khởi xướng và tổ chức.
HÀ KHÁNH LINHHồng Nhu truyện ngắn, Hồng Nhu thơ… Lần đầu tiên nhìn thấy Hồng Nhu xuất hiện tiểu thuyết tôi thực lòng rất mừng. Tuy nhiên đọc gần hết hai chương đầu nỗi lo cứ cồm cộm lên trong tâm thức nhưng chính gần cuối chương II cái chất tiểu thuyết mới bắt đầu hé lộ ra, để rồi từ đó lôi cuốn người đọc cho đến hết truyện.
LÊ QUANG TƯCông trình Văn học Việt Nam thế kỷ X-XIX (những vấn đề lý luận và lịch sử)(1) được biên soạn bởi Trần Ngọc Vương (chủ biên), Trần Nho Thìn, Nguyễn Văn Thịnh, Trần Nghĩa, Đoàn Lê Giang, Kiều Thu Hoạch, Cao Tự Thanh..., do nhà xuất bản Giáo dục in năm 2007, dày 912 trang.
LÝ HOÀI XUÂN(Nhân đọc tập thơ “Mẹ!” của Văn Lợi – NXB Thuận Hoá, 2006)
TRẦN HUYỀN SÂMNhư con thú hoang ôm vết thương lòng đi tìm nơi trú ẩn, gương mặt người thiếu phụ mang nỗi buồn tiền kiếp - tự ngàn xưa: Người thiếu phụ có đôi mắt buồnĐi lang thang trong chiều mùa hạNỗi cô đơn lây sang cả đá...
MAI VĂN HOANNgười đời thì lập ngôn còn Nhụy Nguyên thì “lập thiền”. Thú thực tôi chưa hiểu hết dụng ý của Nhụy Nguyên khi đặt tên cho tập thơ đầu tay của mình là Lập thiền. Bản thân từ Hán Việt vốn ẩn chứa nhiều tầng nghĩa.
BỬU NAMI. Văn học Mêhicô ở thế kỷ XX, có lẽ được xem như một nền văn học năng động và sáng tạo nhất Châu Mỹ La tinh. Táo bạo trong những tìm tòi mới, linh hoạt uyển chuyển trong cách diễn tả, đa dạng phong phú trong cách sử dụng các cấp độ ngôn ngữ, sáng suốt trong cách chọn lựa đề tài, hình thức, ngôn ngữ: tiểu thuyết và truyện ngắn ở Mêhicô tạo được những không gian sáng tạo và đổi mới một cách tự do.
NGUYỄN TÝ51 bài thơ cùng 8 ca khúc được phổ thơ của Trần Hữu Lục vỏn vẹn 120 trang qua tập thơ “Vạn Xuân” (*) mới nhất của anh, người đọc đồng cảm cùng tác giả- một người con xứ Huế tha phương.
NGÔ MINHNhà xuất bản Văn nghệ vừa ấn hành tập ký “Phùng Quán- Ba phút sự thật”, tập hợp mười lăm bài viết, ký thấm đẫm chất nhân văn rất của cố nhà thơ nổi tiếng Phùng Quán.
NGUYỄN ĐÔNG HIẾUTrong cuộc đời làm xuất bản của mình, Phùng Quán là một nhà văn đã để lại cho tôi những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc, khó quên.
PHẠM PHÚ PHONG Tập nhật ký Tây tiến viễn chinh (do Đặng Vương Hưng biên soạn và giới thiệu, Phạm Tiến Duật viết lời bạt, Nxb Hội Nhà văn, 2005) của liệt sĩ Trần Duy Chiến, bắt đầu viết từ ngày 7.10.1978, khi anh mới nhập ngũ, đến ngày 25.6.1980, trước khi anh hy sinh gần một tháng.
BỬU NAM giới thiệu1. Cuốn tiểu thuyết best - seller “Hồi ức của một Geisha” của nhà văn Arthur Golden vừa được dựng thành phim. Nhà văn Arthur Golden đã dành cả 40 năm cuộc đời mình tìm tư liệu về cuộc sống của những nàng Geisha ở Nhật Bản, để sáng tạo nên một cuốn tiểu thuyết Best - Seller giữ vị trí được bạn đọc thế giới yêu thích lâu dài trên danh mục những tiểu thuyết bán chạy nhất do báo New York Times bình chọn.
HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc tập thơ Lệ Thuỷ mút mùa của Ngô Minh)Nói đến Ngô Minh là nói đến thế - giới - cát. Cát trong suy nghĩ của Ngô Minh như thứ ngôn ngữ minh triết về đời sống con người. Là vật chất, nhưng không giản đơn như mọi thứ vật chất. Cát có thể nóng như lửa, lại mềm mại dịu êm dưới chân người. Li ti từng hạt nhỏ, vậy mà bên nhau cát xây nên luỹ nên thành án ngữ dọc biển bờ Tổ quốc. Cát hiền lành trong sạch, khi giận giữ có thể biến thành những cơn bão khủng khiếp.
BÙI ĐỨC VINH(Nhân đọc tập thơ “RỖNG NGỰC” của Phan Huyền Thư, NXB Văn học 2005)
PHAN THUẬN AN"Khóc Bằng phi" hay "Khóc Thị Bằng" là một bài thơ nổi tiếng xưa nay, nhưng tác giả của nó là ai thì chưa được xác minh một cách cụ thể. Người ta thường cho rằng bài thơ trữ tình này là do vua Tự Đức (1848-1883) làm ra để thương tiếc một bà cung phi tên là Thị Bằng còn rất trẻ đẹp nhưng chết sớm.
HÀ VĂN LƯỠNGTrong văn học Nga thế kỷ XX, Aleksandr Solzhenitsyn là một trong những nhà văn lớn, nổi tiếng có nhiều đóng góp cho nền văn học Nga trên nhiều phương diện, một người suốt đời tận tụy và kiên trì đấu tranh cho sự chiến thắng của nghệ thuật, của sự thật đối với những cái xấu, cái ác. Nhưng ông cũng là một nhà văn có cuộc đời đầy thăng trầm, bất hạnh và phức tạp.
BÙI LINH CHIAnnemarie Selinko (1914-1986) là một nhà báo, nhà tiểu thuyết gặt hái được một số thành công trong sự nghiệp tại Tổ quốc của mình là nước Áo. Trong những tháng ngày chạy nạn 1943, bà đã cùng chồng đến Thụy Điển, đã chứng kiến những làn sóng người tị nạn phải rời bỏ quê hương trước ý chí ghê gớm của kẻ độc tài khát máu Himler gây ra.
TRẦN HUYỀN SÂM1. Nobel là một giải thưởng danh giá nhất, nhưng cũng chứa đựng nhiều nghịch lý nhất trong tất cả các giải thưởng. Riêng giải Nobel văn học, bao giờ cũng gây tranh cãi thú vị. Bởi vì, Hội đồng Viện Hàn Lâm Thụy Điển phải trung thành với lời di chúc của Alffred Nobel: trao tặng giải thưởng cho người sáng tạo ra tác phẩm văn học xuất sắc nhất, có khả năng định hướng lý tưởng cho nhân loại.
NGUYỄN THỊ MAI(Nhân đọc tập thơ “Ra ngoài ngàn năm” của nhà thơ Trương Hương - NXB Văn học – 2008)