Người đi trước giúp người đi sau. Nhận và cho đã trở thành đạo lý được các nghệ sĩ thấm nhuần.
Nghệ sĩ Hồng Sáp và Trịnh Kim Chi chuẩn bị trang phục cho diễn viên trẻ ở hậu trường đêm diễn
Không thể như các ông bà bầu của những đại bang sân khấu xưa, diễn viên đầu quân về sàn diễn được ký hợp đồng với số tiền lớn có thể sắm nhà lầu, xe hơi. Các ông bà “bầu” sân khấu kịch ngày nay không có tiền tỉ để làm những việc như người xưa nên họ chỉ có thể lấy lòng nhân đối đãi với nghệ sĩ. Nhờ vậy, nghệ sĩ càng gắn bó với sàn diễn của họ hơn.
Cho vơi đi phận nghèo
Rất nhiều số phận mong manh khi đến với sân khấu kịch sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM nay đã có tên tuổi, khẳng định được tài năng và có cuộc sống khá hơn nhờ vào sự chia sẻ của đồng nghiệp. Đạo diễn Xuân Trang (Kịch Phú Nhuận) kể: “Lúc cha tôi - cố NSƯT Minh Châu - qua đời, NSND Hồng Vân đã đứng ra lo đám tang và hứa trước quan tài của ba tôi là sẽ bảo bọc, dìu dắt tôi vào nghề. Khi tôi và Hoàng Thy (bà xã tôi bây giờ) mới đầu quân về Sân khấu Kịch Phú Nhuận, diễn những vai quần chúng, được NSND Hồng Vân nâng đỡ, giúp chúng tôi ổn định cuộc sống. Biết chúng tôi chưa tổ chức được đám cưới nên sau khi sinh con, NSND Hồng Vân và đồng nghiệp đã đứng ra lo chu tất lễ thành hôn cho hai đứa. Với tôi, trong cái tình nghệ sĩ còn có tình gia đình”.
Nghệ sĩ Trường Giang (Sân khấu Kịch Nụ Cười Mới) xúc động kể: “Nhờ anh Hoài Linh, Chí Tài, tôi mới có ngày hôm nay. Tôi đã mua được một căn hộ chung cư, chuẩn bị đón cha mẹ từ miền Trung vào sinh sống. Kịch Nụ Cười Mới là nơi tôi chịu nhiều ân nghĩa, tôi phải sống thật xứng đáng với tình thương của các anh chị và của khán giả”.
Nghệ sĩ Kim Huyền cũng cho biết nhờ sự dìu dắt của NSND Hồng Vân, chị đã mua được căn hộ chung cư, mái ấm mơ ước bao lâu nay. “Tôi trả tiền góp mua nhà, xe đều từ tiền thù lao nghề diễn. Đã qua rồi phận nghèo nhờ có được sự đỡ nâng của những người đi trước” - Kim Huyền tâm sự.
Các diễn viên trẻ tiếp nối thế hệ vàng của làng kịch TP HCM, như: Cát Phượng, Anh Vũ, Thái Hòa, Hoàng Trinh, Hương Giang, Thái Quốc, Mỹ Duyên, Trương Minh Quốc Thái, Trí Quang, Đức Thịnh, Thanh Thúy, Hạnh Thúy… đều đã mua được nhà, ổn định cuộc sống bằng chính sức lao động trên sàn diễn và sự nâng đỡ của các anh chị nghệ sĩ đi trước, trong đó có các ông bà “bầu” thời nay.
Như một quy luật
Nói về tình nghệ sĩ khi hoạn nạn cần có nhau, NSND Hồng Vân nhắc đến đạo diễn Thế Ngữ. Bà nói: “Nhờ tiểu phẩm tấu hài Bà mất gà, ông mắc dịch của đạo diễn Thế Ngữ mà tôi mua được nhà, sắm được ô tô. Nhớ ơn thầy, tôi nguyện phải làm những điều tốt, dìu dắt, giúp các em diễn viên trẻ có được cuộc sống tốt đẹp bằng công sức lao động của mình. Ngày nay, các diễn viên: Thái Hòa, Đức Thịnh, Cát Phượng, Thanh Thúy… đều thành đạt, tạo dựng được cơ ngơi cho mình, tôi vui và tự hào vì họ đã trưởng thành. Rồi khi họ đủ sức gầy dựng sân khấu như Trịnh Kim Chi ngày nay- có đến 3 sân khấu kịch cà phê- họ sẽ tiếp tục nâng đỡ, dìu dắt và tạo cơ hội để diễn viên đàn em sống tốt và cống hiến”.
Nghệ sĩ Thái Hòa kể: “Tôi đã từng ăn cơm nhà NSƯT Hữu Châu trong nhiều tháng thất nghiệp. Anh lo cho tôi từng viên thuốc khi tôi ốm đau. Ngày nay, khi tạo lập được sự nghiệp, có cuộc sống khá giả, tôi nguyện sống tử tế với nghề, giúp đỡ những nghệ sĩ đồng nghiệp đang gặp khó khăn. Làm được như vậy, tôi nghĩ các anh chị đồng nghiệp đã từng giúp mình sẽ rất vui”.
“Cuộc sống này cần sự chia sẻ để tốt đẹp hơn và nhân nghĩa hơn” - diễn viên trẻ Nam Trung bày tỏ.
Hơi ấm cho sân khấu nở hoa Sân khấu ngày càng đòi hỏi nghệ sĩ hoàn thiện bản thân để có được sự thăng tiến trong nghề. Nhưng nếu cuộc sống quá khó khăn thì niềm đam mê nghệ thuật cũng không còn nguyên vẹn. Họ phải ổn định cuộc sống, tự tin theo nghề khi thành quả lao động của mình đủ sức nuôi sống bản thân và gia đình. Dìu dắt nhau qua khó nhọc bằng tình nghệ sĩ đã mang lại hơi ấm cho sân khấu nở hoa. |
PHẠM HỮU
Bộ phim truyện đầu tiên về tuổi trẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh được quay tại Huế, Phan Thiết, Sài Gòn vào cuối năm 1989, đầu năm 1990; khởi chiếu tháng 5/1990 trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Đầu tháng 12/1989, phim được khởi quay tại Huế. Vì sao là Huế chứ không phải là Làng Sen xứ Nghệ?
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
Hồn Trương Ba da hàng thịt là câu chuyện dân gian được lưu truyền phổ biến ở Việt Nam. Thông qua nhân vật Trương Ba - Hồn là Trương Ba trú ngụ trong xác anh hàng thịt nêu lên mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn, vấn đề nhân sinh về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên để hoàn thiện bản thân.
NGUYỄN HUY THIỆP
LTS: Để giúp bạn đọc có một hình dung đa diện về Nguyễn Huy Thiệp, một Nguyễn Huy Thiệp sâu sắc, đáo để… lạ lùng, chúng tôi xin giới thiệu kịch bản "Còn lại tình yêu".
Không chỉ nổi tiếng bởi lối hát quan họ độc đáo, làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) là một trong số ít nơi còn giữ được nghệ thuật tuồng.
Nằm trong dự án hợp tác quốc tế, Nhà hát Tuồng Việt Nam vừa khởi công dựng vở diễn “Dưới bóng đa huyền thoại” phát triển từ kịch bản văn học “Ngôi đền ma ám” của tác giả, đạo diễn Chua Soo Pong, dịch giả Xuân Hồng, kịch bản tuồng Lê Thế Song. Dự kiến, vở diễn sau khi được dàn dựng sẽ tham gia tại Liên hoan Nghệ thuật quốc tế Pohang (Hàn Quốc) vào tháng 8/2017.
Nhà hát Tuồng Việt Nam vừa chính thức khởi công vở diễn Dưới bóng đa huyền thoại, phát triển từ kịch bản văn học nổi tiếng Ngôi đền ma ám của tác giả, đạo diễn Singapore Chua Soo Pong. Nhiều chuyên gia hy vọng, dự án hợp tác quốc tế này sẽ mang đến làn gió mới cho sân khấu tuồng Việt Nam. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đạo diễn CHUA SOO PONG về vở diễn này.
VĂN HỌC
Nhân kỷ niệm 61 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị thành lập nên Ngành Nghệ thuật Múa rối chuyên nghiệp Việt Nam (12/03/1956 - 12/03/2017). Khi đó Người đã dạy: “Cần có đoàn múa rối chuyên nghiệp để các cháu thiếu nhi có thêm niềm vui thêm tiếng cười”.
Chiều 22-3, tại Hội trường Huyện ủy huyện Bình Chánh (TPHCM), các đại biểu của huyện dự hội nghị học tập chuyên đề “Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã cùng thưởng thức vở kịch Dấu xưa (tác giả: Nguyễn Thanh Bình, đạo diễn: NSƯT Trần Minh Ngọc), với sự tham gia diễn xuất của NSƯT Thanh Điền, NSƯT Mỹ Uyên, NS Lê Bình, Thái Kim Tùng, Lê Vinh, Cao Việt Hưng, Quốc Trung...
Đạo diễn Lê Mộng Hoàng, một tên tuổi lớn của điện ảnh miền Nam đã qua đời ở tuổi 88 vào lúc 3 giờ sáng 23.2 tại nhà riêng trên đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận (TP.HCM) sau một thời gian nằm viện.
"HOPE" - dự án nhạc kịch được xem là "hiện tượng sân khấu" đã sáng đèn 21 đêm gồm "Góc phố danh vọng" và "Đêm Hè sau cuối" trong năm 2016 sẽ trở lại công diễn vở thứ ba "Mộng ước không xa vời" vào ngày 28/2 và các ngày 6-9/3 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.
LTS: "Không có vua" là một truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Khi còn sống, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã có ý định kết hợp với Nguyễn Huy Thiệp để chuyển thể truyện ngắn này sang kịch nói. Song, ý định đó chưa được thực hiện thì Lưu Quang Vũ mất đột ngột.
CAO CHÍ HẢI
Trong các loại hình văn hóa nghệ thuật của nhân loại thì âm nhạc và múa có lẽ là cổ xưa nhất. Người nguyên thủy trước khi biết nói thì họ đã hát và múa.
Sân khấu kịch IDECAF vừa hoàn thành một vở hài 'Ngũ quý kỳ phùng' cho mùa tết, mà xem ra trong tiếng cười lại rất đậm đà ý nghĩa.
Hà Nội, tháng 5, 1920. Đây là lần đầu tiên một sự kiện trọng đại, vở kịch “Người bệnh tưởng” được trình diễn tại nhà hát thành phố Hà Nội ngày 25/4/1920. Làm sao mà người An Nam dám mơ dịch tác phẩm này ra tiếng Việt và tự dàn dựng, trình diễn vở kịch này?!
Giá trị phát hiện và phơi bày thực trạng xã hội trong kịch Lưu Quang Vũ đã khiến các đạo diễn "trầy vi tróc vẩy" với những quy chụp nói xấu chế độ ở cái thời "ai cũng có quyền kiểm duyệt".
Sáng 17-8, Sân khấu kịch Idecaf đã diễn suất đầu tiên trong dự án diễn kịch lịch sử thiếu nhi, tại Sân khấu kịch số 7 Trần Cao Vân. Vở kịch lịch sử Trần Quốc Toản - Lá cờ thêu sáu chữ vàng đã diễn ra hấp dẫn, lôi cuốn khán giả nhỏ tuổi và cả người lớn.
Nghệ sĩ Hoài Trúc Phương tên thật là Dương Trúc Phương, sinh năm 1943, tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Đạo diễn, NSND Doãn Hoàng Giang - dàn dựng vở Những người con Hà Nội dịp 60 năm giải phóng Thủ đô - tự tin về vở diễn toát lên khí chất người Hà Nội.
“Những người con Hà Nội”, vở kịch mới của Nhà hát kịch Hà Nội, tái hiện không khí hào hùng của Hà Nội mùa đông năm 1946, công diễn cuối tuần qua.
Nếu không bởi Hoàng Dũng là một diễn viên đã quen mặt với khán giả suốt gần ba thập kỷ qua thì khi vô tình bắt gặp ngoài đường, hẳn ít người nghĩ anh là một nghệ sỹ.