Nhà hát Tuồng Việt Nam vừa chính thức khởi công vở diễn Dưới bóng đa huyền thoại, phát triển từ kịch bản văn học nổi tiếng Ngôi đền ma ám của tác giả, đạo diễn Singapore Chua Soo Pong. Nhiều chuyên gia hy vọng, dự án hợp tác quốc tế này sẽ mang đến làn gió mới cho sân khấu tuồng Việt Nam. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đạo diễn CHUA SOO PONG về vở diễn này.
Dưới bóng đa huyền thoại hy vọng mang đến luồng gió mới cho sân khấu tuồng - Nguồn: Nhà hát Tuồng Việt Nam
Hướng đến giới trẻ
- Ông có thể chia sẻ về vở diễn này?
![]() |
- Cốt truyện xoay quanh 1 cây đa đã được nhân cách hóa, cành đá, lá đa, thân đa đều có linh hồn và sắc thái, tình cảm riêng. Tuy nhiên, sau một biến cố, thần đa bị tên đà độc và hoán đổi những nhân vật sống trong cây đa phục vụ mục đích hút máu người để tăng quyền lực trở thành bá chủ thiên hạ. Trước sự tàn ác của tên tà độc, một cô gái giàu lòng nhân hậu cùng chàng trai do con chim khổng tước biến thành đã can đảm chống lại nhưng do không cân sức nên chàng trai đã dùng trái tim mình nung đỏ thành thanh gươm để diệt trừ tên tà độc. Sau cuộc tranh đấu, chàng trai và cô gái đều chết. Nhân dân đã xây dựng ngôi đền tưởng nhớ công lao của hai người và thần đa.
Thông điệp chính của vở kịch là cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người tốt sẽ không bao giờ lợi dụng người khác để làm điều có lợi cho mình. Người tốt cũng sẽ không bị cái đẹp bên ngoài quyến rũ mà luôn hướng về vẻ đẹp bên trong... Có nhiều nội dung quanh vở diễn này, chúng tôi sẽ nỗ lực để vở diễn đáng xem.
- Những nỗ lực cụ thể ở đây là gì, thưa ông?
- Thiết kế trang phục, hóa trang, sân khấu hứa hẹn sẽ hấp dẫn khán giả. Mỗi nhân vật được xây dựng đều có đặc trưng, khác biệt so với các nhân vật khác. Bản thân trong nghệ thuật tuồng, các vũ đạo, động tác thể hiện trạng thái tình cảm cũng như hoàn cảnh, ngữ cảnh đều rất rõ ràng, từ đó cảm xúc của diễn viên được bộc lộ rõ nhất. Âm nhạc sẽ kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Tôi cho rằng không cứ nghệ thuật truyền thống là phải dùng âm nhạc truyền thống mà cần có sự thay đổi, nhiều bối cảnh âm nhạc cần có tiết tấu nhanh, phù hợp với giới trẻ.
- Thực tế, sân khấu truyền thống, đặc biệt là sân khấu tuồng không thực sự được khán giả trẻ quan tâm. Điều gì ở vở diễn khiến ông lạc quan như vậy?
- Tôi cho rằng để thu hút giới trẻ đến với sân khấu truyền thống, đầu tiên chính là cốt truyện phải gần với tư duy của lớp trẻ cũng như tư duy của thời hiện đại. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người viết kịch là làm thế nào để phù hợp với tư duy của lớp trẻ mà vẫn giữ được cái độc đáo của nghệ thuật tuồng truyền thống. Sau đó, vở diễn cần có cái tên hấp dẫn và thứ ba là trang trí sân khấu. Dưới bóng đa huyền thoại là một vở kịch mang tính thần thoại, sân khấu có đôi chỗ ma mị, với nhiều kỹ xảo, chứ không phải sân khấu tĩnh. Việc quảng bá cho vở diễn cũng được chú trọng, pano được thiết kế hiện đại, hấp dẫn, thấy ngay được nét hiện đại trong sân khấu truyền thống.
Vươn ra thế giới
- Ông đã nhiều lần kết hợp với Nhà hát Kịch Việt Nam nhưng tại sao ông lại chọn Nhà hát Tuồng cho vở diễn này?
- Đặc trưng của tuồng Việt Nam có nhiều điểm giống kinh kịch (Trung Quốc). Ở Thái Lan, Indonesia cũng có loại hình nghệ thuật vừa múa vừa hát. Tuy nhiên, sau khi xem tuồng Việt Nam tại nhiều liên hoan sân khấu quốc tế, tôi có thể chắc chắn rằng loại hình nghệ thuật này phù hợp với vở kịch hơn cả. Bản thân tôi cũng hy vọng sự hợp tác lần này sẽ thổi luồng gió mới cho nghệ thuật tuồng Việt Nam. Nhiều bạn bè đã hứa với tôi rằng, khi công diễn, họ sẽ sang Việt Nam để xem.
- Vậy, sau khi công diễn ở Việt Nam, ông có dự định gì tiếp theo cho vở diễn?
- Tác phẩm Ngôi đền ma ám của tôi đã được chuyển thể sang nhiều loại hình nghệ thuật và cũng đã được biểu diễn tại nhiều nhà hát ở Nhật bản, Trung Quốc, Singapore và Vương Quốc Anh... Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tác phẩm được chuyển thể sang nghệ thuật tuồng. Do đó, tôi dự định sẽ đưa vở diễn đi biểu diễn tại Liên hoan Nghệ thuật Quốc tế Pohang (Hàn Quốc) vào tháng 8 tới. Ban tổ chức Liên hoan đã đọc bài báo tôi viết về vở diễn này nên muốn mời ekip sang trình diễn. Ngoài ra, họ đã nghe giới thiệu của tôi về Nhà hát Tuồng Việt Nam khi biểu diễn tại Nam Ninh cũng như sự khẳng định của tôi về vở diễn, nên họ tin tưởng và chấp nhận để vở diễn được trình diễn tại Liên hoan.
Tiếp đó, tháng 5.2018, vở diễn sẽ được giới thiệu tại Canada. Tuy nhiên, tôi hy vọng vở diễn không chỉ được biểu diễn ở Hàn Quốc và Canada mà sẽ được diễn ở Singapore và nhiều nước nữa.
- Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Cẩm Vân - ĐBND
PHẠM HỮU
Bộ phim truyện đầu tiên về tuổi trẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh được quay tại Huế, Phan Thiết, Sài Gòn vào cuối năm 1989, đầu năm 1990; khởi chiếu tháng 5/1990 trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Đầu tháng 12/1989, phim được khởi quay tại Huế. Vì sao là Huế chứ không phải là Làng Sen xứ Nghệ?
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
Hồn Trương Ba da hàng thịt là câu chuyện dân gian được lưu truyền phổ biến ở Việt Nam. Thông qua nhân vật Trương Ba - Hồn là Trương Ba trú ngụ trong xác anh hàng thịt nêu lên mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn, vấn đề nhân sinh về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên để hoàn thiện bản thân.
NGUYỄN HUY THIỆP
LTS: Để giúp bạn đọc có một hình dung đa diện về Nguyễn Huy Thiệp, một Nguyễn Huy Thiệp sâu sắc, đáo để… lạ lùng, chúng tôi xin giới thiệu kịch bản "Còn lại tình yêu".
Không chỉ nổi tiếng bởi lối hát quan họ độc đáo, làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) là một trong số ít nơi còn giữ được nghệ thuật tuồng.
Nằm trong dự án hợp tác quốc tế, Nhà hát Tuồng Việt Nam vừa khởi công dựng vở diễn “Dưới bóng đa huyền thoại” phát triển từ kịch bản văn học “Ngôi đền ma ám” của tác giả, đạo diễn Chua Soo Pong, dịch giả Xuân Hồng, kịch bản tuồng Lê Thế Song. Dự kiến, vở diễn sau khi được dàn dựng sẽ tham gia tại Liên hoan Nghệ thuật quốc tế Pohang (Hàn Quốc) vào tháng 8/2017.
VĂN HỌC
Nhân kỷ niệm 61 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị thành lập nên Ngành Nghệ thuật Múa rối chuyên nghiệp Việt Nam (12/03/1956 - 12/03/2017). Khi đó Người đã dạy: “Cần có đoàn múa rối chuyên nghiệp để các cháu thiếu nhi có thêm niềm vui thêm tiếng cười”.
Chiều 22-3, tại Hội trường Huyện ủy huyện Bình Chánh (TPHCM), các đại biểu của huyện dự hội nghị học tập chuyên đề “Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã cùng thưởng thức vở kịch Dấu xưa (tác giả: Nguyễn Thanh Bình, đạo diễn: NSƯT Trần Minh Ngọc), với sự tham gia diễn xuất của NSƯT Thanh Điền, NSƯT Mỹ Uyên, NS Lê Bình, Thái Kim Tùng, Lê Vinh, Cao Việt Hưng, Quốc Trung...
Đạo diễn Lê Mộng Hoàng, một tên tuổi lớn của điện ảnh miền Nam đã qua đời ở tuổi 88 vào lúc 3 giờ sáng 23.2 tại nhà riêng trên đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận (TP.HCM) sau một thời gian nằm viện.
"HOPE" - dự án nhạc kịch được xem là "hiện tượng sân khấu" đã sáng đèn 21 đêm gồm "Góc phố danh vọng" và "Đêm Hè sau cuối" trong năm 2016 sẽ trở lại công diễn vở thứ ba "Mộng ước không xa vời" vào ngày 28/2 và các ngày 6-9/3 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.
LTS: "Không có vua" là một truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Khi còn sống, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã có ý định kết hợp với Nguyễn Huy Thiệp để chuyển thể truyện ngắn này sang kịch nói. Song, ý định đó chưa được thực hiện thì Lưu Quang Vũ mất đột ngột.
CAO CHÍ HẢI
Trong các loại hình văn hóa nghệ thuật của nhân loại thì âm nhạc và múa có lẽ là cổ xưa nhất. Người nguyên thủy trước khi biết nói thì họ đã hát và múa.
Sân khấu kịch IDECAF vừa hoàn thành một vở hài 'Ngũ quý kỳ phùng' cho mùa tết, mà xem ra trong tiếng cười lại rất đậm đà ý nghĩa.
Hà Nội, tháng 5, 1920. Đây là lần đầu tiên một sự kiện trọng đại, vở kịch “Người bệnh tưởng” được trình diễn tại nhà hát thành phố Hà Nội ngày 25/4/1920. Làm sao mà người An Nam dám mơ dịch tác phẩm này ra tiếng Việt và tự dàn dựng, trình diễn vở kịch này?!
Giá trị phát hiện và phơi bày thực trạng xã hội trong kịch Lưu Quang Vũ đã khiến các đạo diễn "trầy vi tróc vẩy" với những quy chụp nói xấu chế độ ở cái thời "ai cũng có quyền kiểm duyệt".
Sáng 17-8, Sân khấu kịch Idecaf đã diễn suất đầu tiên trong dự án diễn kịch lịch sử thiếu nhi, tại Sân khấu kịch số 7 Trần Cao Vân. Vở kịch lịch sử Trần Quốc Toản - Lá cờ thêu sáu chữ vàng đã diễn ra hấp dẫn, lôi cuốn khán giả nhỏ tuổi và cả người lớn.
Nghệ sĩ Hoài Trúc Phương tên thật là Dương Trúc Phương, sinh năm 1943, tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Đạo diễn, NSND Doãn Hoàng Giang - dàn dựng vở Những người con Hà Nội dịp 60 năm giải phóng Thủ đô - tự tin về vở diễn toát lên khí chất người Hà Nội.
“Những người con Hà Nội”, vở kịch mới của Nhà hát kịch Hà Nội, tái hiện không khí hào hùng của Hà Nội mùa đông năm 1946, công diễn cuối tuần qua.
Nếu không bởi Hoàng Dũng là một diễn viên đã quen mặt với khán giả suốt gần ba thập kỷ qua thì khi vô tình bắt gặp ngoài đường, hẳn ít người nghĩ anh là một nghệ sỹ.
Người đi trước giúp người đi sau. Nhận và cho đã trở thành đạo lý được các nghệ sĩ thấm nhuần.