Người đi trước giúp người đi sau. Nhận và cho đã trở thành đạo lý được các nghệ sĩ thấm nhuần.
Nghệ sĩ Hồng Sáp và Trịnh Kim Chi chuẩn bị trang phục cho diễn viên trẻ ở hậu trường đêm diễn
Không thể như các ông bà bầu của những đại bang sân khấu xưa, diễn viên đầu quân về sàn diễn được ký hợp đồng với số tiền lớn có thể sắm nhà lầu, xe hơi. Các ông bà “bầu” sân khấu kịch ngày nay không có tiền tỉ để làm những việc như người xưa nên họ chỉ có thể lấy lòng nhân đối đãi với nghệ sĩ. Nhờ vậy, nghệ sĩ càng gắn bó với sàn diễn của họ hơn.
Cho vơi đi phận nghèo
Rất nhiều số phận mong manh khi đến với sân khấu kịch sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM nay đã có tên tuổi, khẳng định được tài năng và có cuộc sống khá hơn nhờ vào sự chia sẻ của đồng nghiệp. Đạo diễn Xuân Trang (Kịch Phú Nhuận) kể: “Lúc cha tôi - cố NSƯT Minh Châu - qua đời, NSND Hồng Vân đã đứng ra lo đám tang và hứa trước quan tài của ba tôi là sẽ bảo bọc, dìu dắt tôi vào nghề. Khi tôi và Hoàng Thy (bà xã tôi bây giờ) mới đầu quân về Sân khấu Kịch Phú Nhuận, diễn những vai quần chúng, được NSND Hồng Vân nâng đỡ, giúp chúng tôi ổn định cuộc sống. Biết chúng tôi chưa tổ chức được đám cưới nên sau khi sinh con, NSND Hồng Vân và đồng nghiệp đã đứng ra lo chu tất lễ thành hôn cho hai đứa. Với tôi, trong cái tình nghệ sĩ còn có tình gia đình”.
Nghệ sĩ Trường Giang (Sân khấu Kịch Nụ Cười Mới) xúc động kể: “Nhờ anh Hoài Linh, Chí Tài, tôi mới có ngày hôm nay. Tôi đã mua được một căn hộ chung cư, chuẩn bị đón cha mẹ từ miền Trung vào sinh sống. Kịch Nụ Cười Mới là nơi tôi chịu nhiều ân nghĩa, tôi phải sống thật xứng đáng với tình thương của các anh chị và của khán giả”.
Nghệ sĩ Kim Huyền cũng cho biết nhờ sự dìu dắt của NSND Hồng Vân, chị đã mua được căn hộ chung cư, mái ấm mơ ước bao lâu nay. “Tôi trả tiền góp mua nhà, xe đều từ tiền thù lao nghề diễn. Đã qua rồi phận nghèo nhờ có được sự đỡ nâng của những người đi trước” - Kim Huyền tâm sự.
Các diễn viên trẻ tiếp nối thế hệ vàng của làng kịch TP HCM, như: Cát Phượng, Anh Vũ, Thái Hòa, Hoàng Trinh, Hương Giang, Thái Quốc, Mỹ Duyên, Trương Minh Quốc Thái, Trí Quang, Đức Thịnh, Thanh Thúy, Hạnh Thúy… đều đã mua được nhà, ổn định cuộc sống bằng chính sức lao động trên sàn diễn và sự nâng đỡ của các anh chị nghệ sĩ đi trước, trong đó có các ông bà “bầu” thời nay.
Như một quy luật
Nói về tình nghệ sĩ khi hoạn nạn cần có nhau, NSND Hồng Vân nhắc đến đạo diễn Thế Ngữ. Bà nói: “Nhờ tiểu phẩm tấu hài Bà mất gà, ông mắc dịch của đạo diễn Thế Ngữ mà tôi mua được nhà, sắm được ô tô. Nhớ ơn thầy, tôi nguyện phải làm những điều tốt, dìu dắt, giúp các em diễn viên trẻ có được cuộc sống tốt đẹp bằng công sức lao động của mình. Ngày nay, các diễn viên: Thái Hòa, Đức Thịnh, Cát Phượng, Thanh Thúy… đều thành đạt, tạo dựng được cơ ngơi cho mình, tôi vui và tự hào vì họ đã trưởng thành. Rồi khi họ đủ sức gầy dựng sân khấu như Trịnh Kim Chi ngày nay- có đến 3 sân khấu kịch cà phê- họ sẽ tiếp tục nâng đỡ, dìu dắt và tạo cơ hội để diễn viên đàn em sống tốt và cống hiến”.
Nghệ sĩ Thái Hòa kể: “Tôi đã từng ăn cơm nhà NSƯT Hữu Châu trong nhiều tháng thất nghiệp. Anh lo cho tôi từng viên thuốc khi tôi ốm đau. Ngày nay, khi tạo lập được sự nghiệp, có cuộc sống khá giả, tôi nguyện sống tử tế với nghề, giúp đỡ những nghệ sĩ đồng nghiệp đang gặp khó khăn. Làm được như vậy, tôi nghĩ các anh chị đồng nghiệp đã từng giúp mình sẽ rất vui”.
“Cuộc sống này cần sự chia sẻ để tốt đẹp hơn và nhân nghĩa hơn” - diễn viên trẻ Nam Trung bày tỏ.
Hơi ấm cho sân khấu nở hoa Sân khấu ngày càng đòi hỏi nghệ sĩ hoàn thiện bản thân để có được sự thăng tiến trong nghề. Nhưng nếu cuộc sống quá khó khăn thì niềm đam mê nghệ thuật cũng không còn nguyên vẹn. Họ phải ổn định cuộc sống, tự tin theo nghề khi thành quả lao động của mình đủ sức nuôi sống bản thân và gia đình. Dìu dắt nhau qua khó nhọc bằng tình nghệ sĩ đã mang lại hơi ấm cho sân khấu nở hoa. |
Thông tin từ Nhà hát Tuồng Việt Nam cho hay, đơn vị này đang tiến hành phục dựng vở tuồng lịch sử “Tiếng gọi non sông” của tác giả Kính Dân.
Đoàn kịch nói Kim Cương đã thành công rực rỡ và Kim Cương “trở thành người nghệ sĩ của nhân dân”. Nhưng bà đã dũng cảm rời xa ánh đèn sân khấu mà chọn công việc từ thiện, phục vụ người nghèo một cách thầm lặng.
Sau NSND Bảy Nam, dòng họ nghệ thuật này còn một nữ nghệ sĩ danh tiếng lẫy lừng nữa, chính là NSND Kim Cương. Lẫy lừng bởi Kim Cương đi tiên phong trong việc thành lập bộ môn kịch nói ở miền Nam, làm rạng rỡ cho sân khấu với hàng loạt vở diễn để đời.
NSND Bảy Nam đã để lại hàng loạt chân dung bà mẹ trên sàn diễn mà không ai thay thế nổi. Bà diễn như không. Những cảnh đời trên sân khấu cứ chân thật và giản dị nhưng làm người xem phải rúng động con tim.
NSND Bảy Nam là em ruột của nghệ sĩ Năm Phỉ, là mẹ của NSND Kim Cương. Bà không chỉ là diễn viên xuất sắc mà còn là một “bà bầu” máu lửa, nhưng hầu như suốt cả đời phải vất vả chống chèo lo cho cả gia đình.
Ông Nguyễn Ngọc Cương có ba người vợ, người nào cũng lẫy lừng tiếng tăm. Người vợ thứ 2 là cô đào Năm Phỉ tài sắc lạ lùng, từng sang Pháp chinh phục khán giả, và đã ra đi như một cành hoa mong manh…
Bà Ba Ngoạn sinh con trai là Nguyễn Ngọc Cương, sau này trở thành một trong những người tiên phong gầy dựng cải lương trong buổi đầu hình thành. Ông cũng là người đào tạo ra những ngôi sao Năm Phỉ, Bảy Nam, Ngọc Sương, Thanh Tùng...
Đã 10 năm NSND Bảy Nam qua đời (2004), để lại nỗi tiếc thương khó phai trong lòng NSND Kim Cương - con gái bà - và người hâm mộ. Để tưởng nhớ cây đại thụ của cải lương và kịch nói miền Nam, chúng tôi xin phác họa những ngày tháng quang vinh trong dòng họ nghệ thuật của bà.
Xây dựng nhà lưu niệm, thiết kế lăng mộ, đúc tượng đồng…, nhiều nghệ sĩ muốn lưu lại dấu tích của mình cho hậu thế
Một khi sự giả dối tồn tại trong cuộc sống gia đình, trong tình yêu lứa đôi thì hạnh phúc sẽ không thể trọn vẹn, bền vững. Và sai lầm trong nhất thời dễ dàng dẫn dắt những niềm vui và hạnh phúc của cuộc đời con người đến với những khổ đau, chia ly, mất mát… Đó là một thông điệp ý nghĩa về giá trị cuộc sống và hạnh phúc gia đình trong kịch mới Lạc giữa phố người (tác giả, đạo diễn: Bùi Quốc Bảo), vừa công diễn tại sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh.
HOÀNG DIỆP LẠC
Văn hóa xi nê
Có thể nói rằng cinema (điện ảnh hay còn gọi là chiếu bóng) là món ăn hấp dẫn cho nhãn căn và nhĩ căn của một thời.
E.GRAS
(Chủ sự Tài chính An nam, Huế 1910)
Vào một buổi tối ở vùng Gia Hội, cuối con đường hẹp đầy ổ gà, chỉ có ánh sáng lờ mờ của những cây đèn tim ở bọng của những túp nhà tranh An nam, và đây là một ngôi nhà lớn hơn, sau dãy hàng rào bông bụt và chè tàu dưới rặng tre sẫm bóng.
TÔ NHUẬN VỸ
Đêm xem phim Hà Nội mùa đông năm 46 vừa rồi là lần thứ 3 tôi xem phim này. Tôi không còn nhớ cảm xúc của tôi 2 lần xem trước. Nhưng lần này, không chỉ một lần nước mắt tôi trào ra. Tôi cầm máy gọi Đặng Nhật Minh: “Cảm ơn anh vô cùng. Vô cùng!”
SÂM THƯƠNG
Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời Điện ảnh du nhập
Sau rất nhiều những cuộc tranh cãi kéo dài, cuối cùng tất cả những người hoạt động điện ảnh khắp nơi trên thế giới đã nhất trí coi ngày 28/12/1895 mà anh em Auguste và Louis Lumière chiếu phim trong nhà hầm của Quán cà phê số 14 đại lộ Capucines, Paris là NGÀY KHAI SINH của điện ảnh.
VŨ NGỌC LIỄN
Vụ án này khởi đầu từ vở tuồng Quần tiên hiến thọ của hai tác giả: Minh Mạng và Nguyễn Bá Nghi (1). Người phê bình tác phẩm là Vương Hữu Quang.
LGT: Ngày 19/5 vừa qua, nghệ sĩ Ngọc Bình đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND). Cùng với Nghệ sĩ Bạch Hạc, anh là một trong hai NSND đầu tiên của nghệ thuật biểu diễn tại Huế. Trong sự nghiệp hơn 40 năm qua, nghệ sĩ Ngọc Bình đã đóng trên 70 vai diễn cả kịch và điện ảnh, đồng thời là đạo diễn dàn dựng trên 100 vở bao gồm kịch và ca múa nhạc và giành được nhiều giải thưởng cao quý về nghệ thuật…
XUÂN HẢI
(Kịch 1 Màn 1 Cảnh)
Vừa qua, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức giám sát tình hình hoạt động và thi hành chính sách pháp luật về nghệ thuật biểu diễn (NTBD) tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Thừa Thiên Huế và Gia Lai; tổ chức lấy ý kiến giới chuyên môn và các nhà quản lý. Ủy ban cũng đã làm việc với lãnh đạo các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Nội vụ, Tài chính về tình hình hoạt động và thi hành chính sách pháp luật về NTBD. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với GS Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban sau khi ông tham gia đoàn giám sát nói trên.
MINH HẰNGTừ trước đến nay vấn đề không ngừng nâng cao chất lượng nghệ thuật là một yêu cầu hàng đầu, thường xuyên và nghiêm túc đối với anh chị em văn nghệ sĩ. Thông qua chất lượng nghệ thuật chúng ta có thể đánh giá sự trưởng thành của mỗi đơn vị nghệ thuật trên các mặt chính trị, tư tưởng và khả năng chuyên môn của một tập thể nghệ sĩ.
NGUYỄN KHẮC THẠCHTrong buổi tọa đàm giữa các nghệ sĩ Điện ảnh Việt Nam với văn nghệ sĩ trí thức Huế vừa rồi, nhà văn Nguyễn Khắc Phê đã chuẩn bị sẵn một tham luận có tiêu đề rất "gây sự" là Khoảng cách giữa điện ảnh Việt Nam với khán giả nhưng điều đó lại được "giải tỏa" ngay khi anh nhấn mạnh - trừ cuộc liên hoan lần này.