Di tích khảo cổ quốc gia thành bãi rác

16:00 27/05/2014

Lò gốm cổ Hưng Lợi - được Bộ VH-TT xếp hạng là di tích khảo cổ quốc gia năm 1998 - nay chỉ còn là bãi rác.

Cổng vào di tích khảo cổ cấp quốc gia - Ảnh: Đ.T

Công nhận di tích rồi bỏ phế

Theo cuốn Hành trình di sản văn hóa TP.HCM, dấu tích của xóm lò gốm Sài Gòn xưa nay chỉ còn lại di tích lò gốm Hưng Lợi nằm ven kênh Ruột Ngựa thuộc P.16, Q.8, TP.HCM. Cuộc khai quật năm 1997 - 1998 tại đây đã tìm thấy phế tích 3 lò gốm kiểu lò ống, vách lò được xây bằng gạch lớn chảy men dày cùng nhiều đồ vật sành sứ khác. Lò gốm Hưng Lợi sản xuất lu đựng nước có niên đại sớm nhất khoảng nửa sau thế kỷ 18. Sau đó lò còn cho ra các sản phẩm hũ, khạp, nồi, hộp, siêu, chậu phủ men xanh lam hay đồng, chén, tô, đĩa, ly... gắn liền với sự hình thành và phát triển vùng đất Sài Gòn - Gia Định trong hơn 300 năm qua.

Những sản phẩm xưa được các nhà khảo cổ, nghiên cứu, sưu tập lưu giữ cho thấy kỹ thuật tạo tác của nghệ nhân lúc bấy giờ rất cao và tinh xảo. Trả lời báo giới, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu nhận định: “Giá trị lớn nhất của lò gốm Hưng Lợi là chúng ta đã tìm thấy tương đối nguyên vẹn về một làng nghề rất nổi tiếng của Sài Gòn trước đây”. Nhân dịp TP.HCM chuẩn bị kỷ niệm 300 năm tuổi, chính quyền thành phố đã cho khai quật di tích lò gốm cổ này bắt đầu từ tháng 4.1997, do Bảo tàng lịch sử VN - TP.HCM thực hiện. Tháng 4.1998, bảo tàng tiếp tục cuộc khai quật lò gốm Hưng Lợi đợt 2, xuất lộ toàn bộ hệ thống lò ở khu vực này, đến tháng 6.1998 thì kết thúc.

Tìm đến lò gốm Hưng Lợi những ngày tháng 5.2014, di tích này đã trở thành một phế tích. Thật khó hình dung đây là nơi được công nhận di tích khảo cổ cấp quốc gia khi mà phía sau bức tường rào và cánh cổng chỉ còn lại 2 cột trụ, bãi đất hoang hiện ra với vô số rác, ống tiêm chích ma túy vứt lăn lóc, cỏ cây mọc um tùm và là nơi phơi quần áo của cư dân quanh vùng. Không hề có biển báo công nhận khu vực này là di tích khảo cổ quốc gia.

 
Di tích thành nơi đổ rác

Người dân sống quanh khu di tích cho biết sau khi khai quật xong năm 1998, chính quyền thành phố cho làm mái che tạm bợ bằng tôn, xây tường rào bao bọc. Nhưng do không ai giám sát, trông coi, bảo vệ nên di tích theo thời gian đã bị thiên nhiên và con người xâm hại.

Quá tiếc cho một di sản của cha ông

Nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Kiệt, Chi hội Di sản văn hóa gốm Nam bộ, đưa ý kiến: “Hiện trạng di tích như thế thì quá uổng vì thành phố đã xác lập được một di chỉ so với các tỉnh Đông Nam bộ không nơi nào có. Có thể nói cả VN chỉ còn di chỉ khảo cổ lò gốm của vùng Sài Gòn này. Đã phát hiện, khai quật được di tích nhưng quan trọng hơn là làm sao bảo tồn, phát huy từ đó gắn chặt với du lịch. Nếu không làm tốt, chúng ta phải chịu trách nhiệm với con cháu sau này”.

Tiếp xúc với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Phương - chủ khu đất lò gốm Hưng Lợi cho biết: “Gia đình tôi mua mảnh đất này từ trước năm 1940. Cho đến ngày chính quyền tìm đến đề nghị cho khai quật, chúng tôi đã chấp nhận thi hành. Tuy nhiên UBND Q.8 chỉ đền bù cho gia đình tôi 5 triệu đồng, số tiền quá ít, chúng tôi không đồng ý nên đã gửi đơn khắp nơi từ trung ương đến địa phương đề nghị phần đất nào công nhận của gia đình và công khai rõ ràng quy hoạch. Còn nếu không thuộc diện quy hoạch hay thu hồi thì cũng báo để chúng tôi sinh hoạt trên mảnh đất ấy”.

Là một trong những người có công phát hiện, khai quật di tích lò gốm Hưng Lợi, TS Nguyễn Thị Hậu bày tỏ: “Tôi rất xót xa với di tích. Khi khai quật người dân quá nhiệt tình giúp đỡ, họ giúp phát hiện và cung cấp thông tin về lò gốm, thậm chí làm nhân công khai quật luôn. Công nhận di tích theo luật Di sản - Văn hóa là đụng chạm đến quyền lợi đất đai của người dân. Điều cần làm hiện nay là bảo tồn di tích như thế nào và làm sao người dân không thiệt thòi quyền lợi. Lãnh đạo thành phố cũng tích cực giải quyết nhưng vẫn chưa tìm được lối ra. Mặt khác, kinh phí dành cho việc bảo tồn di tích không có nên nói thật khi đưa những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đến đây chúng tôi rất ngại ngần, không thể lý giải với họ vì sao một di tích quý giá mà lại để xuống cấp, tan hoang đến thế”.

Bà Lê Tú Cẩm, nguyên Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM, hiện là Chủ tịch Hội Di sản TP.HCM, nói: “Nếu bỏ phế lò gốm Hưng Lợi chúng ta sẽ mang tội với tiền nhân. Tôi ray rứt lắm. Làm sao phục hồi lại di chỉ khảo cổ này càng sớm càng tốt vì thật sự đó là cái nôi của gốm Sài Gòn - Gia Định nói riêng và Nam bộ nói chung. Tôi sẽ đặt vấn đề với Sở VH-TT-DL TP.HCM vì sao bao nhiêu năm nay để nơi này thành phế tích. Dường như nhà nước ưu tiên đầu tư sản xuất, thương mại, dịch vụ hơn mà ít xem trọng việc gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa, di sản cha ông để lại. Tôi sẽ đặt vấn đề này với Sở VH-TT-DL về việc xã hội hóa bảo tồn các di sản văn hóa. Bảo tồn phải gắn chặt với phát huy, gắn chặt với phát triển kinh tế, du lịch”.

Theo Đỗ Tuấn - TN

 

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.

  • Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm dịch thuật miễn phí và có phí ra đời ngày càng nhiều, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển ngữ. Tuy nhiên, vai trò của dịch giả vẫn không thể thay thế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản.

  • Thời gian qua trên các trang mạng xã hội dấy lên những cuộc chiến livestream, có kênh thu hút hàng trăm ngàn người xem, cả trong và ngoài nước.

  • Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.

  • Những hình ảnh trống vắng, im ắng của một thành phố vốn sôi động, náo nhiệt trước đây được nhiều nhiếp ảnh gia, những người chụp ảnh chuyên và không chuyên ghi lại. Rất nhiều bức ảnh đẹp về con người thành phố nghĩa tình, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi dịch bệnh bùng phát gợi cho người xem nhiều xúc cảm…

  • Bằng những cách khác nhau, các nhà văn của thành phố đã và đang chung tay tham gia phòng chống dịch Covid-19. Từ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho đến tìm kiếm chất liệu để có những tác phẩm gắn liền với đời sống người dân trong những ngày này.

  • Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh, các buổi trò chuyện, giao lưu, giới thiệu sách trực tiếp đều tạm hoãn, tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn được tổ chức theo các hình thức khác nhau nhằm kết nối với độc giả qua những trang sách, góp thêm niềm vui đọc.

  • Khi khán giả chưa thể đến rạp, sân khấu chưa thể sáng đèn, việc xây dựng và triển khai mô hình “nhà hát truyền hình” được xem là hướng đi phù hợp để không làm đứt đoạn dòng chảy biểu diễn nghệ thuật trong đại dịch. Ðồng thời, giữ lửa đam mê nơi nghệ sĩ và mang đến nhiều cơ hội giúp công chúng được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.

  • Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.

  • 0 giờ ngày 9-7, khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cũng là lúc nỗi lo lắng phủ trùm lên hàng vạn mảnh đời sống khó khăn, vô gia cư, chạy cơm từng bữa.

  • “Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.

  • Phá bỏ và xây mới tiêu hao rất nhiều năng lượng, lãng phí nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyển đổi công năng công trình cũ nên được ưu tiên. Vấn đề là công trình ấy sẽ được biến đổi công năng như thế nào trong tương lai để mang lại giá trị cho xã hội.

  • TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi với sự sợ hãi, lo âu...

  • Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trước tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia đình Việt đã trải qua những biến chuyển lớn, kéo theo sự thay đổi các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam là công việc cần thiết hiện nay.

  • Vào cuối tháng 4-2021, các diễn viên trong Đoàn múa rối Rồng Phương Nam (Nhà hát nghệ thuật Phương Nam) tất bật tập vở mới Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để kịp công diễn dịp hè. Khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng thì đợt dịch Covid-19 ập đến, những diễn viên múa rối nước của đoàn tứ tán khắp nơi. Kẻ về quê, người ở nhà trông con…, mong chờ ngày được hội ngộ khán giả.

  • Trong Offline: Giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng trên điện thoại thông minh và mạng xã hội (Tân Việt Books và NXB Dân Trí), hai tác giả Imran Rashid và Soren Kenner sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin gây sốc về cách các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple, Google và Instagram… sử dụng cách “hack tâm trí” để khiến bạn và con bạn bị cuốn hút vào các sản phẩm của họ.

  • Với người Phật tử, dù không có một quy định nào, nhưng có lẽ Đại lễ Phật đản là một sự kiện vui tươi và thành kính nhất, có sức cộng hưởng trên toàn thế giới.

  • Đại dịch Covid-19 đã khiến cả xã hội đảo lộn, nhiều ngành nghề gặp khó khăn. Sân khấu – ngành nghệ thuật biểu diễn trực tiếp cũng rơi vào tình trạng vô cùng vất vả.

  • Mạng xã hội đang thể hiện vai trò rất hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế, song thực tế cũng không ít người "mượn danh" việc quảng bá này để đăng tải các video, clip "bẩn", độc hại, nhằm câu view, câu like.

  • Câu hỏi thật lớn, nhưng cũng thật thiết thực, khi mỗi ngày Phật giáo đã và đang đóng góp nhiều điều cho cuộc sống. Ở đâu đó, các vị xuất gia và cư sĩ tại gia đã dấn thân hoặc nỗ lực tu tập, lắng nghe tiếng khổ, tiếng vui của tha nhân để cùng kiến tạo bình an…