Cho tới giờ, sau 4 lần UNESCO đề nghị phía VN giải trình về quản lý, bảo tồn, vịnh Hạ Long vẫn nằm trong danh sách bị khuyến cáo. Huế đã thoát án sau nhiều năm cố gắng. Làm sao để không rơi vào, hoặc thoát khỏi danh sách đen?
Đốt nến trong hang ở vịnh Hạ Long để tổ chức hòa nhạc. Trước đó chuyên gia đã khuyến cáo không đốt lửa, hút thuốc trong hang - Ảnh: Vũ Khánh
Chưa ra khỏi danh sách “đen”
Cho tới nay, VN đã có 2 di sản bị UNESCO khuyến nghị về bảo tồn. “Những khuyến cáo với di sản Huế xuất hiện từ năm 2004, họ khuyến cáo vì tình trạng quản lý, phát triển đô thị. Huế đã có chương trình hành động cụ thể, cố gắng để ra khỏi danh sách này. Liên tục từ đó mình phải giải trình hằng năm, cho tới 2013 tại Campuchia, Huế đã được công bố rút khỏi danh sách”, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế nói.
|
Theo Cục Di sản, Bộ VH-TT-DL, nhiều năm trở lại đây, UNESCO luôn đưa ra những khuyến nghị đối với công tác quản lý, bảo tồn vịnh Hạ Long (HL). Cụ thể là tại các kỳ họp lần thứ 33, 35, 37, 38 của Ủy ban Di sản thế giới, VN đã bị đề nghị giải trình những vấn đề làm ảnh hưởng tới giá trị nổi bật toàn cầu của vịnh HL. Đó là tác động của du lịch, của làng chài Cửa Vạn, việc nuôi trồng thủy sản bên trong và xung quanh vịnh, tác động của các dự án xây dựng, đổ đất lấn biển, việc bảo vệ môi trường...
Hồi tháng 10 năm ngoái, trong chuyến kiểm tra thực địa, chuyên gia quốc tế cũng đã đưa ra 7 khuyến nghị cụ thể về tình trạng bảo tồn vịnh HL. Những khuyến nghị này sau đó đã được Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO thông qua tại Quyết định số 38 COM 7B.72 năm 2014. Theo đó, ủy ban yêu cầu quốc gia thành viên tiến hành tất cả các khuyến nghị của đoàn kiểm tra từ năm 2013, nâng cao khả năng quản lý của Ban Quản lý vịnh HL. Ủy ban này cũng yêu cầu đẩy mạnh những nỗ lực để sức ép từ du khách trong khu vực di sản tiếp tục được giảm đến mức độ tương thích với công tác bảo tồn lâu dài của di sản. Các làng chài cũng được yêu cầu quản lý bền vững mà không có bất cứ sức ép nào đối với giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.
“Vào tháng 2.2015 sẽ có báo cáo cuối cùng về tình hình vịnh HL. Vịnh HL cũng đã có tiến bộ và có thể có khả năng lớn là sẽ được rút ra vào khoảng tháng 6. Nếu nói rằng hiện đã được rút ra khỏi danh sách là không đúng”, PGS-TS Đặng Văn Bài - đại diện của VN tại Ủy ban Di sản thế giới trả lời Báo Thanh Niên sáng 26.10. Như vậy là cho tới ngày kỷ niệm 20 năm nhận danh hiệu đầu tháng 11 này, vịnh HL vẫn còn trong danh sách bị UNESCO khuyến nghị về bảo tồn.
Mới đây thôi, vịnh HL tuy còn trong danh sách khuyến cáo, đã cho phép tổ chức một buổi hòa nhạc đông người trong hang Đầu Gỗ. Tại buổi hòa nhạc đó, nến đã được đốt bất chấp cảnh báo của chuyên gia về lượng khí mê tan có thể gây cháy nổ. Dây thép cũng được buộc để níu sân khấu vào thạch nhũ. Điều đó đã dấy lên nghi ngại trong dư luận về quyết định quản lý này. Nó cho thấy vịnh HL chưa có động thái chủ động giảm dần sức ép từ du khách lên di sản. Cùng lúc, ban quản lý cũng chưa nghiên cứu và đưa ra được “ngưỡng” chịu tải người hay “lịch nghỉ dưỡng” cho hang động.
Không chỉ vịnh Hạ Long
“Tôi nghĩ không chỉ Huế hay vịnh HL, ở Hoàng thành Thăng Long và Phong Nha - Kẻ Bàng chúng ta cũng có thể bị UNESCO thổi còi”, một chuyên gia di sản nói. Theo vị chuyên gia này, việc Hoàng thành Thăng Long bị ngập nước trong hố khảo cổ, có tranh cãi về cột mốc di sản, hoặc khả năng xây cáp treo vào hang Sơn Đoòng đều khiến giá trị cốt lõi của các di sản bị ảnh hưởng.
“Điều chung nhất của các khuyến cáo từ UNESCO đều là nâng cao năng lực quản lý”, KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích nói. “Bảo tồn di sản cần cái nhìn tổng hòa. Dù có kỹ càng đến đâu nếu chỉ nhìn di sản từ một góc độ, kinh tế hay văn hóa hay môi trường đều là phiến diện”.
Ở Huế, mô hình mà ông Phan Thanh Hải thực hiện và hướng tới là một trung tâm đủ các bộ phận nghiên cứu, dự án, và có thể trực tiếp làm trùng tu. Đây cũng là mô hình mà chuyên gia nước ngoài tư vấn Huế nên theo.
“Nếu ta có một tổ chức đủ mạnh để có thể thấy được từng phần, còn nếu không thì ta phải có một liên kết với chuyên gia, như thế cũng đòi hỏi một tầm quản lý đủ để có thể điều tiết và sử dụng hết chuyên gia các ngành. Nhà quản lý phải trở thành đầu mối, thì các chuyên gia sẽ có ý kiến”, ông Lê Thành Vinh nói.
Có như vậy, danh sách đen của UNESCO tại VN mới có thể không dài thêm và sau đó biến mất.
Xung phong vào danh sách “đen” để giữ di sản Tại một chương trình đào tạo kiến thức di sản, bà Phạm Thị Thanh Hường, một chuyên gia của UNESCO tại VN đã làm nhiều người kinh ngạc khi kể câu chuyện về công viên Đá Vàng. Đây là một di sản thế giới của người Mỹ. Tuy nhiên, cũng vì đá và vàng, mà cụ thể hơn là quặng vàng, công viên đó đã bị những người khai thác vàng đe dọa. Và người Mỹ khi đó đã có một ứng xử kỳ lạ: họ xung phong bước vào danh sách bị cảnh báo, cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO. Khi có tên trong danh sách này, di sản sẽ được chú ý hơn về chính sách, cũng như được thêm một khoản tiền hỗ trợ việc cứu nó thoát hiểm. “Đây là một trường hợp vô cùng đặc biệt. Đặc biệt, vì những trường hợp khác vào danh sách khuyến cáo của UNESCO đều do tổ chức này kiểm tra, thấy không ổn và thổi còi”, bà Hường nói. Trường hợp ở Mỹ cho thấy việc vào danh sách đen nhiều khi cũng là cơ hội cho chính di sản. Nó phụ thuộc vào ứng xử của nhà quản lý ở chính di sản đó. |
Nguồn: Trinh Nguyễn - TN
PHÙNG TẤN ĐÔNG
1. Bộ bài chòi - một sản phẩm của giao lưu văn hóa
PHẠM TRƯỜNG AN
Ngày 1/12/2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” chính thức được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại”.
TRẦN VĂN DŨNG
Vào ngày 7/12/2017, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đây là điều ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế khẳng định sau khi Hải Vân Quan chính thức trở thành Di tích cấp quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về việc gửi Báo cáo tóm tắt Hồ sơ "Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang" tới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đề nghị đưa vào Danh mục dự kiến xây dựng Hồ sơ di sản thế giới.
Tại buổi lễ đón Bằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã chính thức công bố Chương trình Hành động Quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” giai đoạn 2017- 2022.
Sở VHTT Hà Nội vừa đã có văn bản số 921/SVH&TT gửi UBND huyện Gia Lâm xung quanh việc các mảng chạm ở bậu cửa sổ di tích đền Phù Đổng, xã Phù Đổng bỗng dưng bị sơn đỏ chót, sai lệch nghiêm trọng so với nguyên gốc và kỹ thuật bảo tồn.
Tối 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tháp Chăm Hòa Lai và Pô Klong Garai là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt.
Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông là người vạch ra phương hướng và đặt viên đá đầu tiên, nhưng người đứng ra hoàn thành xuất sắc hoài bão ấy chính là Tổ sư Pháp Loa.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Dành 20 năm nghiên cứu, hướng dẫn trùng tu một số di sản văn hóa tại Việt Nam như khu phố cổ Hội An, nhà cổ ở Bắc Ninh hay làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)…, GS.KTS EJIMA AKIYOSHI (Nhật Bản) cho rằng, việc bảo tồn cần dựa trên nguyện vọng của người dân - chủ thể di sản, và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Tối 21/3, tại đền Mẫu Âu Cơ, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã diễn ra Lễ đón nhận và vinh danh “Tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam (1997-2017), ngày 21/3, thành phố Hội An phối hợp với các ngành chức năng đã khánh thành và đưa vào sử dụng công trình kè bảo vệ Phố cổ Hội An, Di sản Văn hóa Thế giới.
Trong các vũ khúc cung đình còn lại đời Nguyễn, điệu múa cung đình “Bát tiên hiến thọ” thuộc thể loại múa chúc tụng, thường được múa vào những ngày lễ vạn thọ, thánh thọ, tiên thọ.
Di sản Thành nhà Hồ và Khu di tích Phủ Trịnh - Nghè Vẹt tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa vốn có sẵn tiềm năng, nếu được đánh thức, đầu tư bài bản, sẽ trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch không chỉ trong tỉnh mà còn ở phạm vi quốc gia, quốc tế.
Bộ VHTT&DL vừa quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 15 di tích thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nam Định, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Bình và Đắk Lắk. Trong 15 di tích này có 10 di tích lịch sử và 5 di tích kiến trúc nghệ thuật.
Ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bắc Giang khẳng định như trên tại cuộc họp báo về Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà chiều ngày 6-3 tại Bắc Giang.
Sáng 28/2, tại đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra lễ đón bằng công nhận Lễ hội đền Cửa Ông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 23/2, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận các xã An toàn khu, Vùng An toàn khu ở tỉnh Lạng Sơn; đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt - Di tích lịch sử Khởi nghĩa Bắc Sơn.
Ít ai biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) từng bị sử dụng làm nơi đóng quân, có thời gian lại dùng làm điểm “cách ly dã chiến” cho việc đối phó với dịch tả ở Hà Nội.