Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…
Công trình rạp Hưng Đạo (TPHCM) sau nhiều lần sửa chữa vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế . Ảnh: Dũng Phương
Song tiếc thay, nhiều công trình được đầu tư tới hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng nhưng sau nhiều năm vẫn chưa phát huy được công năng, chưa mang tới cho cộng đồng những giá trị tinh thần tốt nhất.
Những công trình ngàn tỷ
Được khánh thành từ gần 6 năm nay, nhưng Bảo tàng Hà Nội chưa thực sự trở thành nơi thu hút sự quan tâm của người Hà Nội cũng như du khách thập phương khi đến với thủ đô. Công trình này đã từng được đánh giá chỉ là “văn hóa vỏ” tức là bề ngoài thì to đẹp, lộng lẫy nhưng nội dung trưng bày bên trong nghèo nàn, thiếu hấp dẫn. Nhiều cá nhân, đơn vị liên quan tới bảo tàng này cũng đã bị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các hạng mục để công trình phát huy giá trị. Nhưng điều dễ nhận thấy là gần một năm sau những quyết định được coi là khá quyết liệt ấy, tình trạng bảo tàng vẫn chưa có nhiều chuyển biến đáng kể. Ngoài một số triển lãm nghệ thuật đơn lẻ, bảo tàng vẫn tiếp tục rơi vào cảnh đìu hiu.
Cùng chung hoàn cảnh ấy là tổ hợp quảng trường, tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế ở Ninh Bình. Với vốn đầu tư 1.543 tỷ đồng, dự án này được xây dựng nhằm phục vụ đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đồng thời là khu trung tâm văn hóa sinh hoạt cộng đồng của TP Ninh Bình. Nhưng qua thời điểm kỷ niệm đã 6 năm, cụm công trình này vẫn dang dở, chưa được nghiệm thu với nhiều nguyên nhân khác nhau: chất lượng, nguồn vốn… Song điểm khiến người dân đi qua đây không khỏi ngậm ngùi là chuyện công trình sau nhiều năm phơi nắng, phơi sương đã trở nên hoang phế, ngổn ngang, xuống cấp.
Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô (Hà Nội) cũng như vậy. Sau cả chục năm đầu tư với số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng, nhưng các công trình nơi đây nếu không phải là hoang sơ cỏ dại mọc đầy thì cũng đang trong tình trạng xây dựng dang dở. Bên cạnh chương trình được tổ chức “xuân thu nhị kỳ” thì ban quản lý làng cũng đã tổ chức thêm nhiều hoạt động nhằm thu hút du khách tới đây vào những ngày lễ, tết, ngày cuối tuần… nhưng cách làm này vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Cũng nằm ngay tại Hà Nội, trong khi các nhà làm phim mòn mỏi trông chờ một trường quay hiện đại, tiện ích thì phim trường Cổ Loa - Đông Anh, Hà Nội cũng lâm vào tình trạng bỏ hoang. Năm 2011, trường quay nội ở đây còn được đầu tư hệ thống ánh sáng và thiết bị trường quay điều khiển bằng máy tính hiện đại với sự trợ giúp của các chuyên gia Đức, lên tới 1,5 triệu USD. Tuy nhiên, việc đầu tư không mang tính tổng thể, chưa đưa đến được tiện ích phù hợp với nhu cầu của việc sản xuất phim trong nước.
Không “an cư”, sao “lạc nghiệp”?
Hơn 40 năm xây dựng và phát triển, nhìn lại, TPHCM đến nay vẫn chưa có được một sân khấu nghệ thuật nào đúng chuẩn, có tầm vóc, đại diện bộ mặt văn hóa của TP. Vì vậy, việc TP quan tâm xây dựng rạp Hưng Đạo đã được giới nghệ sĩ đặt nhiều kỳ vọng là một sân khấu hoành tráng, quy mô, hiện đại. Nhưng với kinh phí đội từ vài chục tỷ đồng lên đến hơn 123 tỷ đồng, đến ngày khánh thành, người làm nghề bật ngửa, dở khóc dở cười với cách thiết kế cẩu thả, kém chất, nhiều hạng mục công trình xây dựng bất hợp lý, vừa kém thẩm mỹ vừa không thể ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn. Kết cuộc, rạp hoàn thành nhưng không thể đưa vào hoạt động.
![]() |
Trừ những liên hoan lớn thì Nhà hát Ba Nón Lá (Bạc Liêu) chưa thường xuyên sáng đèn. Ảnh: Ngọc Chánh |
Và sau kết luận của Thanh tra TPHCM về những sai phạm trong xây dựng công trình rạp Hưng Đạo, việc sửa chữa, điều chỉnh một số hạng mục cho phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tiễn của đơn vị tiếp quản là Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã được tiến hành. Tuy nhiên, việc sửa chữa những lỗi thiết kế đã xây dựng thực tế vẫn không thể giúp hoàn thiện hơn công trình nhà hát. Sân khấu chính gần 600 ghế chỉ có thể sử dụng tạm khoảng 220 ghế ở dưới nhà (đã dỡ bỏ vài chục ghế để có chỗ cho dàn nhạc cổ ngồi, có nơi để máy móc xử lý kỹ thuật âm thanh, ánh sáng). Toàn bộ số ghế trên lầu - sau khi thay ban công sắt bằng những tấm kính dày, khán giả vẫn không thể xem trọn vẹn những gì diễn ra trên sân khấu vì vướng thiết kế mặt tiền sân khấu, màn kính dày làm nhòe hình ảnh nghệ sĩ đang biểu diễn.
Với sân khấu chính quá nhỏ, nhà hát chỉ có thể dựng những vở cải lương có quy mô nhỏ gọn, với số lượng nghệ sĩ tham gia chừng 6 đến 8 người là vừa chật sàn diễn. Cảnh trí các vở diễn cũng phải được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, sao cho phù hợp với diện tích eo hẹp của sân khấu. Tuy nhiên, các vở cải lương sau khi trình diễn ở sân khấu nhỏ như vậy, đến khi đem đi lưu diễn ở nơi khác, có sân khấu lớn hơn, thì nhà hát sẽ phải tiêu tốn thêm một khoản tiền không nhỏ để thiết kế lại cảnh trí cho phù hợp.
Đạo diễn - NSND Trần Ngọc Giàu, Giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, mệt mỏi cho biết: “Tôi cảm thấy rất tiếc vì với cơ ngơi như vầy mà xây một rạp hát chẳng ra làm sao, chi phí đội nóc. Giờ bắt tay vào làm chương trình, xây dựng các vở diễn, nhà hát cũng rất lo, vì với số ghế quá ít ỏi, nguồn thu sẽ eo hẹp, nhưng có muốn nâng giá vé cũng không được vì chương trình mình làm không phải là những vở đầu tư hoành tráng hay quá lộng lẫy”.
Công trình rạp Hưng Đạo là sự đầu tư xây dựng mới duy nhất về cơ sở vật chất cho lĩnh vực sân khấu của TPHCM. Còn lại, hầu hết ở các sân khấu, điểm diễn khác, nếu có sửa chữa, nâng cấp cũng chỉ mang tính chắp vá, tạm thời. Các Nhà hát Giao hưởng - Nhạc - Vũ kịch TPHCM, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen, Nhà hát Nghệ thuật hát bội TPHCM, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam… đều chưa có được một “ngôi nhà” tiện nghi, đủ chuẩn, đáp ứng được hàng loạt nhu cầu thiết thực để các nhà hát thuận lợi trong hoạt động tổ chức biểu diễn và phát triển.
Nhà hát mà không phải nhà hát
Nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm Triển lãm Văn hóa - Nghệ thuật (thường gọi Nhà hát Ba Nón Lá, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) là công trình văn hóa có quy mô đầu tư hơn 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi công trình hoàn thành cho đến nay, sáng đèn chưa nhiều, chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi. Hiện khối nhà A (rạp hát) đã đi vào hoạt động, còn lại hai khối nhà B và C vẫn chưa hoàn thiện các công năng bên trong.
Nhà hát Ba Nón Lá là một trong những công trình xây dựng cơ bản về văn hóa chào mừng sự kiện Festival đờn ca tài tử quốc gia lần thứ I (năm 2014). Nhà hát Ba Nón Lá được đánh giá là công trình nghệ thuật có kiến trúc khá đặc sắc với thiết kế 3 chiếc nón lá chụm vào nhau. Dù kiến trúc công trình khá ấn tượng nhưng khi xây dựng có đã nhiều ý kiến băn khoăn về tính hiệu quả vì công trình giá trị đầu tư lớn, trong khi đó tỉnh Bạc Liêu còn nhiều khó khăn.
Nhiều người dân địa phương cho biết kể từ sau sự kiện Festival đờn ca tài tử quốc gia thì các hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra tại đây chưa nhiều và chưa phong phú. Chỉ sáng đèn khi có các sự kiện tiêu biểu của tỉnh như: Cuộc thi nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015, Liên hoan nghệ thuật đờn ca tài tử Bạc Liêu - Cà Mau - Sóc Trăng năm 2016, chương trình giới thiệu tác giả - tác phẩm năm 2016, giọng ca cải lương Cao Văn Lầu…
Bà Cao Xuân Thu Vân, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bạc Liêu, cho biết Nhà hát Cao Văn Lầu là tên gọi của dự án chứ trên danh nghĩa thì nhà hát vẫn chưa… thành lập. Hiện Ban quản lý dự án vẫn còn quản lý chưa bàn giao cho sở. Hiện tỉnh có chủ trương chuyển công năng và Sở Kế hoạch và Đầu tư đang trình UBND tỉnh phê duyệt chuyển 2 khối nhà B và C thành bảo tàng. Sở cũng đang làm đề án thành lập Nhà hát Cao Văn Lầu trên cơ sở hợp nhất Đoàn cải lương Cao Văn Lầu và Đoàn nghệ thuật tổng hợp Khmer.
Bà Vân cũng chia sẻ: “Nhà hát muốn hoạt động tốt phải có đầy đủ 3 yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy và chương trình hoạt động cụ thể. Hiện nay, tình hình thưởng thức nghệ thuật của người dân rất đa dạng nên cần phải làm nhiều cách lắm mới thu hút được, không phải nhà hát lúc nào cũng sáng đèn. Công trình nhà hát tới đây cũng được định hướng là sản phẩm du lịch của tỉnh, nơi phục vụ cho du khách chụp ảnh lưu niệm khi đến thăm Bạc Liêu”.
Nguồn: V.Xuân - T.Bình - N.Chánh - SGGP
Những ngày qua, dư luận một lần nữa lại bất ngờ bởi kế hoạch thực hiện một vòng đại xòe với 5.000 người tham dự, nhằm lập nên kỷ lục Guinness thế giới về số lượng người tham gia vòng xòe lớn nhất.
“Chuyện bốn mùa” là sự nối tiếp của chương trình sân khấu truyền hình nổi tiếng “Trong nhà ngoài phố” trên HTV, với những thông tin đậm chất thời sự, nhân sinh, chương trình góp phần giúp khán giả có cái nhìn chuẩn mực về những vấn đề của xã hội.
Sự phát triển nhanh và mạnh của công nghệ sản xuất, chiếu phim, lưu trữ trong điện ảnh trên nền tảng công nghệ số vừa mang đến cơ hội, song cũng là thách thức cho mỗi nền điện ảnh. Trong bối cảnh đó, điện ảnh Việt Nam cần tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, đột phá về tư duy làm phim để bắt kịp xu hướng thời đại.
Bén duyên nghệ thuật và giáo dục cho thiếu nhi gần 15 năm nay, khi động lực đã đủ, MC Nguyễn Anh Luân (Giám đốc điều hành ALU Academy) thực hiện một trong những ước mơ lớn: Vận hành sân khấu cộng đồng cho trẻ em.
NTK Cao Minh Tiến gây “sốc” khi bất ngờ ra mắt MV “Trống cơm” mừng Tết trung thu với vai trò ca sĩ.
HOÀNG XUÂN NHU
(Nguyên phụ trách công tác chính trị trường ĐHSP Huế)
LÊ TIẾN DŨNG
(Khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)
Tháng 7 âm lịch là thời điểm người dân đốt vàng mã nhiều nhất trong năm. Nhằm thay đổi hành vi lãng phí này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có thêm khuyến cáo tiếp theo không dâng cúng, không đốt vàng mã mùa Vu lan.
Tồn tại và phát triển giữa vùng văn hiến Kinh Bắc trong nhiều thế kỷ, tranh dân gian Đông Hồ hội tụ tâm thức ngàn năm của người Việt và thể hiện độc đáo bằng ngôn ngữ mỹ thuật. Nhằm lưu giữ, phát huy giá trị của dòng tranh này, hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang được xây dựng để đề nghị UNESCO ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng lại đến và các trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật (VHNT), thể dục thể thao (TDTT) của Bộ VH-TT-DL lại miệt mài tìm kiếm người học ở các mã ngành học. Thế nhưng, việc tuyển sinh cũng như đào tạo ở các cơ sở này vẫn “khó đủ đường”. Bởi lẽ, ngay từ khâu tuyển sinh đã khó đạt đủ chỉ tiêu. Đào tạo lại chưa có cơ chế đặc thù, chồng chéo trong quản lý...
Chiến thắng khó khăn, vượt qua chính mình để cất lên tiếng hát, từ đó lan tỏa thông điệp về tình yêu thương, tôn vinh sự đa dạng và khác biệt, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và tươi đẹp. Đó là mục đích chương trình “Những sắc màu tình yêu” hướng tới.
Việc xuất hiện hàng loạt các danh hiệu như “Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam”, “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam”, “Nữ hoàng thực phẩm Việt Nam”… theo TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam thì đây không chỉ là minh chứng cho căn bệnh “cuồng” danh hiệu, “loạn” danh hiệu dường như ngày càng tăng nặng mà hơn thế, nếu không có giải pháp “điều trị” triệt để sẽ đem tới nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.
Ở các quốc gia phát triển, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những dòng người xếp hàng dài. Họ tôn trọng quyền lợi của người khác và điều này hình thành nên một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội.
Văn hóa luôn được coi là giá trị cốt lõi để phát triển sản phẩm du lịch trên khắp các vùng miền Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển du lịch sáng tạo sẽ phát huy tối đa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, cung cấp những hoạt động đa dạng cho khách du lịch, tăng tính độc đáo, hấp dẫn của điểm đến.
Thời gian qua, không ít ngôi đình sau khi tu bổ đã bị biến dạng, thêm hoặc thay mới tùy tiện; thậm chí có những ngôi đình được trùng tu một cách khoa học, nhưng sau đó vẫn bị can thiệp làm mất đi yếu tố gốc. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là cách làm phản khoa học, hủy hoại các di tích cổ…
Nhằm giúp độc giả hiểu được những trăn trở, tâm tư từ nhà báo và nghề báo, ngày 26-6 tại Đường sách TPHCM, NXB Tổng hợp đã tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Nhà báo và nghề báo”.
Từ ngàn xưa, dân gian đã có biết bao quan niệm về thi cử và luôn được thực hành một cách sôi động trong cuộc sống cho đến tận ngày nay. Vậy, những quan niệm thi cử này là mê tín hay niềm tin về mặt tinh thần?
Một tín hiệu vui cho mỹ thuật Việt Nam khi mới đây hàng loạt các tác phẩm tranh Việt đã tạo nên những kỷ lục trên các sàn đấu giá quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau nhưng niềm vui đó là những nỗi buồn của mỹ thuật Việt Nam ngay chính trên sân nhà.
Gắn bó với người Việt hàng nghìn năm nay, giấy dó từ một chất liệu của tri thức đã bước vào lĩnh vực tạo hình, trở thành chất liệu của văn hóa. Tuy nhiên, trong đời sống ngày nay, phải có sự cải tiến để giấy dó phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người hiện đại.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu độc giả ngày càng cao và đa dạng, chức năng của thư viện cũng thay đổi. Không chỉ là kho tri thức liên tục cập nhật những đầu sách mới và hay, thư viện giờ đây còn phải là không gian văn hóa, sáng tạo, gần gũi, thuận tiện cho người đọc có thể tiếp cận bất cứ lúc nào.