Đọc “Quỷ trong trăng”, cảm giác đầu tiên khởi lên và lặp đi lặp lại phía sau bề mặt con chữ là cuộc tìm kiếm miên man của Trần Thuỳ Mai giữa mê lộ thơ, hệt như những ám ảnh đã mộng du và quyến rũ bước chân nhân vật Lan trong một truyện ngắn của chị đội trên đầu chiếc mâm vàng sóng sánh nước để đi đến bờ vực tình yêu. Đó phải chăng chính là hình tượng tựa như một thi ảnh mà nhà văn nữ đã gửi gắm vào đấy tất cả nhữung khát khao, băn khoăn và tự vấn, kiếm tìm. Giữa những ám ảnh các con đường, Trần Thuỳ Mai đã không làm một “trò chơi vô tăm tích” vốn ảnh hưởng tinh thần của F. Nietzsche để đến với cái đích mịt mù không tưởng như “Mê lộ” của Phạm Thị Hoài mà chị lại gắn kết và neo giữ chính tâm hồn mình trên những giác độ tình yêu rồi soi xét nó từ nhiều điểm chiếu. Có lúc e ấp như mối tình thoát tục làm nên một “Thương nhớ Hoàng Lan”, có khi bao dung và chịu đựng đến phi lý những ảo ảnh hạnh phúc vốn đã không hề tồn tại như “Trăng nơi đáy giếng”, nhiều lúc lại đi đến tận cùng nghiệt ngã, phủ phàng dẫu chỉ là qua một “Nốt ruồi son” nghịch kiếp... Dù ở điểm chiếu nào, truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai cũng đắm chìm trong tiềm thức miên man, vô hình chung hình thành những ý niệm để tác giả vén lên luồng sáng mong manh, đi sâu vào những ngõ ngách nhỏ nhoi, tìm ra đời sống hơn là đời sống, nhận thức ra tia sáng hằng cửu, bất biến trong chân lý tình yêu như Octavio Paz đã từng quan niệm. Luồng sáng mong manh ấy cũng là thế giới của cái đẹp dễ vỡ. Cái đẹp vốn hư ảo như nốt phù trầm tiếng thở dài: “Hoàng lan lớn lên, năm này qua năm khác, nở hoa vàng mong manh. Mong manh như tất cả những gì đẹp trên thế gian” (Thương nhớ hoàng lan). Càng mong manh, hư ảo, dường như người viết càng khát khao chiêm vọng hướng đến. Chị soi chiếu các nhân vật của mình bằng cảm thức dịu dàng, sâu thẳm qua những mảnh vỡ buồn của My, Khánh, Hạnh, người con gái xứ sở mặt trời hay người đàn bà cô đơn trên đỉnh Ngựa Trắng... Rồi giấu tiếng âm âm như làn sóng sục sôi trong đáy nước, những suy tư về cái đẹp của nhà văn càng ám ảnh, càng nén chặt: “ Sông trôi về biển là sông mất. Nhưng sông không chảy thì còn gì là sông” (Khói trên sông Hương). Đấy là đối thoại của nghịch lý, đối thoại của ánh sáng và bóng tối, của cái chết và mưa rơi trong “Giã từ vũ khí” (E. Hemingway). |
HOÀNG ANH
(Bài viết này, là nén hương lòng tôi thắp dâng lên linh hồn của anh Đơn Phương thân quý!)
LGT: Cho đến nay văn học Hậu hiện đại ở Việt Nam vẫn đang là một hấp lực đối với người sáng tạo lẫn phê bình, nhất là giới viết trẻ. Sông Hương đã từng có một chuyên đề sớm nhất về vấn đề này vào số tháng 7/2011.
BÙI VIỆT THẮNG
Bản thảo tập truyện Nhiệt đới gió mùa tôi nhận được từ nhà văn Lê Minh Khuê qua email cá nhân, in ra 115 trang A4, co chữ 12, đọc phải hết sức chăm chú vì mắt mũi có phần kém sút khi tuổi đã ngoại lục tuần.
VĂN GIÁ
NHÀ VĂN VÕ THỊ XUÂN HÀ - Sống và làm việc tại Hà Nội. Quê gốc: Vỹ Dạ, Huế. Hiện là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 8). Trưởng Ban Nhà văn Trẻ, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm (khoa Toán Lý). Tốt nghiệp thủ khoa khóa 4 Trường viết văn Nguyễn Du.
HỒNG NHU
Tạp chí Thơ số tháng 10 năm 2012 in bài “Hiểu và dịch bài thơ Đường Khúc Lương Châu như thế nào” của Phạm Thức. Tôi liền đọc ngay vì nói chung về Đường thi hàng nghìn bài nổi tiếng và nói riêng về tác giả là một nhà thơ tài danh: Vương Hàn.
THƯ PHÙNG QUÁN GỬI TÔ NHUẬN VỸ
Sự thay đổi, tiến bộ của Việt Nam sau năm 1975 là to lớn và rõ rệt, đặc biệt trên lãnh vực đặc thù như Văn học, nếu nhìn lại những “vết sẹo” của một thời quá khứ để lại trên cơ thể nền Văn học, mà tiêu biểu là đối với nhà thơ Phùng Quán.
GS. VŨ KHIÊU
Lần này Vạn Lộc cho in trên 72 bài thơ Đường luật. Đối với Vạn Lộc, đây là một sự táo bạo và cũng là một thử thách với chính tài năng của mình.
TRẦN NGHI HOÀNG
“mảnh|mảnh|mảnh”, chỉ nhìn tập thơ, chưa cần đọc gì hết, đã thấy là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình với bố cục táo bạo và vững vàng. Không offset bảy màu, không chữ nổi giấy tráng glassy, chỉ đơn giản hai màu đen và trắng. Đơn giản, nhưng rất công phu với khuôn khổ 12,5 x 26.
ĐOÀN TRỌNG HUY*
Tố Hữu là nhà cách mạng - nhà thơ.
Cách mạng và thơ ca thống nhất hài hòa trong một con người. Một đời, Tố Hữu đồng thời đi trên Đường Cách Mạng và Đường Thơ. Với Tố Hữu, Đường Thơ và Đường Cách Mạng đồng hành như nhập làm một trong Đại lộ Đất nước, Nhân dân, Dân tộc vĩ đại trên hành trình lịch sử cách mạng.
Đường đời Tố Hữu cùng là sự hòa nhập hai con đường này.
PHẠM PHÚ PHONG - HOÀNG DŨNG
Trang viết đầu tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời của người cầm bút. Đó là điểm mốc, là bước chân đầu tiên đặt lên con đường hun hút xa, đầy lo ngại nhưng cũng hết sức hấp dẫn.
NGÔ MINH
Tôi gọi là “thầy” vì thầy Lương Duy Cán (Hà Nhật) dạy văn tôi hồi nhỏ học cấp 3 ở trường huyện. Tôi viết Chuyện thầy Hà Nhật làm thơ vì thầy vừa ra mắt tập thơ đầu tay Đá sỏi trên đường(*) khi thầy đã U80.
NGUYỄN QUANG HÀ
Vợ một người bạn làm thơ của chúng tôi, trong bữa anh em tụ tập ở nhà chị "lai rai" với nhau, chị cũng góp chuyện, vui vẻ và rất thật thà.
BÙI VIỆT THẮNG
(Đọc Hồng Nhu - Tuyển tập, Nxb Hội Nhà văn, 2011)
TRẦN THÙY MAI
(Đọc Đi tìm ngọn núi thiêng của Nguyễn Văn Dũng, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2012)
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân đọc “Phạm Quỳnh, một góc nhìn” Tập 2. NXB Công an nhân dân, 2012)
LÊ HUỲNH LÂM
Những buổi chiều tôi thường nhìn lá trước sân nhà cuốn bay theo gió. Chợt nghĩ, cái lẽ tự nhiên đó đã đẩy đưa một con người vào khúc quành của cuộc sống. Bởi tâm hồn ông quá nhạy cảm trước mọi sự, và ông có một lối diễn đạt chân thật, bình dị, gần gũi mà rất chua chát.
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Lâu nay, trên thi đàn bon chen vẫn thấp thoáng những bóng chữ u mê phóng chiếu cốt cách thiền. Người ta quen gọi đó là thơ thiền.
TRẦN HỮU LỤC
Những trang văn đầu tiên của Trần Duy Phiên phản ánh cách nghĩ, cách sống và cách chọn lựa của một thanh niên trước thời cuộc và đất nước. Khi đang còn theo học tại trường đại học Sư phạm và đại học Văn khoa Huế, Trần Duy Phiên đã là một cây bút trẻ và còn là một sinh viên năng động.
NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI THƠ MỚI BÀN VỀ THƠ NGUYỄN ĐÌNH THƯ
NGUYỄN HỮU SƠN
TRẦN THỊ VÂN DUNG
Đứng trước mỗi cuộc đời, mỗi con người có những trải nghiệm khác nhau, cách chia sẻ khác nhau. Mỗi nhà thơ là một cái tôi nội cảm, hòa nhập vào thế giới xung quanh, phân thân thành những trạng thái khác nhau để thể hiện mọi cảm xúc.