Đọc “Quỷ trong trăng”, cảm giác đầu tiên khởi lên và lặp đi lặp lại phía sau bề mặt con chữ là cuộc tìm kiếm miên man của Trần Thuỳ Mai giữa mê lộ thơ, hệt như những ám ảnh đã mộng du và quyến rũ bước chân nhân vật Lan trong một truyện ngắn của chị đội trên đầu chiếc mâm vàng sóng sánh nước để đi đến bờ vực tình yêu. Đó phải chăng chính là hình tượng tựa như một thi ảnh mà nhà văn nữ đã gửi gắm vào đấy tất cả nhữung khát khao, băn khoăn và tự vấn, kiếm tìm. Giữa những ám ảnh các con đường, Trần Thuỳ Mai đã không làm một “trò chơi vô tăm tích” vốn ảnh hưởng tinh thần của F. Nietzsche để đến với cái đích mịt mù không tưởng như “Mê lộ” của Phạm Thị Hoài mà chị lại gắn kết và neo giữ chính tâm hồn mình trên những giác độ tình yêu rồi soi xét nó từ nhiều điểm chiếu. Có lúc e ấp như mối tình thoát tục làm nên một “Thương nhớ Hoàng Lan”, có khi bao dung và chịu đựng đến phi lý những ảo ảnh hạnh phúc vốn đã không hề tồn tại như “Trăng nơi đáy giếng”, nhiều lúc lại đi đến tận cùng nghiệt ngã, phủ phàng dẫu chỉ là qua một “Nốt ruồi son” nghịch kiếp... Dù ở điểm chiếu nào, truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai cũng đắm chìm trong tiềm thức miên man, vô hình chung hình thành những ý niệm để tác giả vén lên luồng sáng mong manh, đi sâu vào những ngõ ngách nhỏ nhoi, tìm ra đời sống hơn là đời sống, nhận thức ra tia sáng hằng cửu, bất biến trong chân lý tình yêu như Octavio Paz đã từng quan niệm. Luồng sáng mong manh ấy cũng là thế giới của cái đẹp dễ vỡ. Cái đẹp vốn hư ảo như nốt phù trầm tiếng thở dài: “Hoàng lan lớn lên, năm này qua năm khác, nở hoa vàng mong manh. Mong manh như tất cả những gì đẹp trên thế gian” (Thương nhớ hoàng lan). Càng mong manh, hư ảo, dường như người viết càng khát khao chiêm vọng hướng đến. Chị soi chiếu các nhân vật của mình bằng cảm thức dịu dàng, sâu thẳm qua những mảnh vỡ buồn của My, Khánh, Hạnh, người con gái xứ sở mặt trời hay người đàn bà cô đơn trên đỉnh Ngựa Trắng... Rồi giấu tiếng âm âm như làn sóng sục sôi trong đáy nước, những suy tư về cái đẹp của nhà văn càng ám ảnh, càng nén chặt: “ Sông trôi về biển là sông mất. Nhưng sông không chảy thì còn gì là sông” (Khói trên sông Hương). Đấy là đối thoại của nghịch lý, đối thoại của ánh sáng và bóng tối, của cái chết và mưa rơi trong “Giã từ vũ khí” (E. Hemingway). |
NGUYỄN KHẮC PHÊ
LÊ THỊ HƯỜNG
Khi WHO công nhận đồng tính không phải là bệnh lí tâm thần1 và khi quan niệm đa giới tính đã công khai đối thoại với xã hội thì văn chương không thể đứng ngoài.
YẾN THANH
Nguyễn Quang Hà là một cây bút đã để lại nhiều dấu ấn trong nền văn học Việt Nam đương đại nói chung và văn học Cố đô Huế nói riêng.
TRẦN ĐẠI VINH
Sinh ra và trưởng thành trong một gia đình có truyền thống đạo đức ở vùng nông thôn Thừa Thiên - Huế, bác là một viên quan nhân chính, cha là thầy đồ, Đặng Huy Trứ đã hấp thụ một nền giáo dục nghiêm cẩn: thân dân và ái nhân.
NGUYỄN VŨ QUỲNH NHƯ
TRẦN BẢO ĐỊNH
Nhà văn, Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền có số lượng tác phẩm lớn, thuộc nhiều thể loại.
LÊ THANH NGA
PHONG LÊ
Có thể khẳng định: hành trình của văn chương là một cuộc đi tìm cái Chân, cái Thiện trên cơ sở cái Đẹp, và thông qua cái Đẹp.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Một trong những yếu tố tác động đến các nhà thơ trẻ đó là tính toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa, tiếp nhận những trào lưu thi ca qua internet, sách báo, mạng xã hội...
LÊ THỊ HƯỜNG
Lịch lãm, nhẹ nhàng dẫu viết về vấn đề gì, đó là ấn tượng từ những trang tiểu thuyết của Vĩnh Quyền.
NGÔ ĐỨC HÀNH
Huế là vùng “đất thơ”. Không chỉ các nhà thơ gốc Huế mà các nhà thơ, nhà văn có dịp ghé Huế đều muốn chọn Huế làm “nhân vật trữ tình”.
TRÀ LÊ
Đọc lại chương Ái dân trong "Minh Mệnh chính yếu" chúng ta có thể rút ra được một số nét về vua Minh Mệnh như sau:
Nhà vua có một quan niệm khá đúng đắn về lòng thương dân.
HOÀNG KIM NGỌC
“Nhật ký người xem đồng hồ” là tên tập thơ mới của Nguyễn Quang Thiều, gồm 85 bài thơ chia làm 2 phần: Nhật ký người xem đồng hồ (63 bài) và Bản tự khai của một số đồ vật trong phòng (22 bài).
LƯƠNG AN
Vào đầu năm 1842, lúc tháp tùng Thiệu Trị ra Hà Nội nhận sắc phong của vua nhà Thanh, Miên Thẩm đã ở lại đất "cựu đế kinh" gần hai tháng và đi thăm nhiều nơi.
LÊ THANH NGA
Quả thật là tôi không biết Nguyễn Thị Minh Thìn cho đến khi đọc Trở lại cánh rừng thuở ấy.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
(Trích Báo cáo tại Hội nghị thành lập Chi hội Nhà văn Bình Trị Thiên do Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trình bày)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Thế Kỷ là nhà lý luận văn hóa, văn nghệ và là nhà viết kịch bản sân khấu, kịch bản văn học chuyên nghiệp. Sáng tác của anh rất đa dạng và đạt hiệu quả cao trong tiếp nhận và đối thoại của công chúng bạn đọc.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
VƯƠNG HỒNG HOAN
(Đọc: "Con người thánh thiện" tập truyện ngắn của Hữu Phương)