Con trai của chúng tôi

09:35 08/09/2009
GUY DE MAUPASSANTGia đình Creightons rất tự hào về cậu con trai của họ, Frank. Khi Frank học đại học xa nhà, họ rất nhớ anh ấy. Nhưng rồi anh ấy gửi thư về, và rồi cuối tuần họ lại được gặp nhau.

Văn hào Guy de Maupassant - Ảnh: lessignets.com

Rồi thì Frank nhập ngũ. Sau đó năm tháng, anh ấy nhận được lệnh lên đường chiến đấu tại một đất nước khác. Hơn bao giờ hết, ông bà Creighton rất nóng lòng nhận được lá thư đầu tiên của con trai sau khi lên đường.

Mỗi tuần họ đều nhận được tin con trai và cầu mong Frank bình an vô sự. Thế rồi... một tuần trôi qua không chút tin tức gì từ cậu con trai, hai tuần, và rồi ba tuần trôi qua. Cuối tuần lễ thứ ba thì họ nhận được bức điện báo: “Chúng tôi rất tiếc khi báo cho ông bà biết rằng con trai của ông bà đã mất tích ba tuần nay và chúng tôi đoán rằng anh ấy đã chết khi đang chiến đấu bảo vệ tổ quốc”.

Sững sờ. Đau đớn. Họ đã  cố hết sức để chấp nhận sự thật và tiếp tục sống, nhưng cuộc sống thật cô đơn khi thiếu vắng Frank.

Ba tuần sau, chuông điện thoại bỗng reo lên. Bà Creighton nhấc máy, giọng nói từ đầu dây bên kia, “Mẹ ơi, con Frank đây. Họ đã tìm thấy con rồi. Con sẽ ổn thôi. Con đang ở Hoa kỳ và sẽ sớm về nhà gặp lại ba mẹ”. Bà Creighton vỡ oà trong niềm hạnh phúc, nước mắt ướt đẫm đôi má, bà thầm thì “Ôi, thật kỳ diệu! Thật kỳ diệu, Frank của mẹ!”.

Im lặng trong chốc lát, rồi Frank nói. “Mẹ ơi, con muốn nói một chuyện đối với con rất quan trọng. Khi con đang chiến đấu ở đây, con gặp rất nhiều người tốt và họ trở thành bạn thân của con. Có một người con muốn dắt theo về nhà mình để gặp ba mẹ. Mẹ ơi, có ổn không khi anh ấy muốn ở lại và sống trong nhà mình, vì anh ấy chẳng còn nơi nào để đi cả”.

Mẹ Frank trả lời rằng mọi chuyện sẽ ổn.

Frank lại nói tiếp: “Mẹ ơi, mẹ biết không, anh ấy không được may mắn như những người khác, anh ấy đã bị thương trong chiến tranh, Anh ấy bị nổ mìn và giờ đây, gương mặt của anh ấy đã biến dạng. Anh ấy đã bị cụt một chân, và cánh tay phải cũng bị mất. Giờ đây, anh ấy rất băn khoăn không biết mọi người có chấp nhận anh ấy không.”

Mẹ Frank ngừng lại suy nghĩ một lúc. Bà bắt đầu tự hỏi mọi việc rồi sẽ thế nào đây, mọi người trong khu phố sẽ nghĩ gì về một người như thế. Bà trả lời: “Được rồi Frank ạ. Con cứ mang bạn về thăm ba mẹ. Ba mẹ rất muốn được gặp anh ấy và để anh ấy ở lại vài ngày; nhưng nếu ở lại mãi mãi, thì... mẹ nghĩ ba mẹ sẽ suy nghĩ về điều này”. Im lặng trong chốc lát, rồi Frank nói: “Được, mẹ ạ”, và anh cúp máy.

Một tuần trôi qua không một hồi âm từ phía Frank, và rồi một bức điện tín đến “Chúng tôi rất tiếc khi báo với ông bà rằng con trai của ông bà đã tự tử. Chúng tôi mong ông bà đến nhận xác”. Cậu con trai của hai ông bà đã chết rồi ư? Họ không thể nói nên lời, chỉ biết nhìn nhau “ Tại sao nó lại làm thế cơ chứ?”. Khi bước vào phòng nhận xác con minh, họ nhìn thấy một người đàn ông với khuôn mặt biến dạng, cụt một chân và cánh tay phải không còn.

HOÀNG DẠ THƯ dịch từ Internet
(186/08-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật

  • CORMAC MCCARTHY

  • Rivka Galchen là nhà văn, biên tập viên tờ The New Yorker, với nhiều đóng góp về truyện ngắn và tiểu luận phi hư cấu cho tạp chí này từ năm 2008. Nữ nhà văn thường viết về khoa học và y học.

  • Ray Bradbury (1920 - 2012) là nhà văn lừng danh của Mỹ, tham gia văn đàn và thế giới điện ảnh sôi nổi trong suốt hơn 7 thập kỷ. Ông đã viết 27 tiểu thuyết và hơn 600 truyện ngắn. Truyện ngắn The Veldt (Thảo nguyên châu Phi) là một tiên đoán về mặt trái của công nghệ đang phần nào chạy theo những nhu cầu phi nhân bản của con người.

  • JACK LONDON

    Ngày đã trở nên lạnh lẽo và u ám, rất lạnh và rất u ám khi người đàn ông rẽ sang lối khác từ đường mòn Yukon và đi lên một bờ đất cao nơi có một đường mòn mờ mờ, ít người qua lại dẫn về hướng đông, xuyên qua rừng cây vân sam với những thân cây chắc khỏe.


  • SHIMAZAKI TOSON

  • Hirabayashi Hatsunosuke (1892 - 1931), sinh ra tại làng Fukada, quận Taken, Tokyo, tốt nghiệp Khoa tiếng Anh Đại học Waseda. Ông hoạt động như một nhà lý luận của phong trào vô sản thời kỳ đầu.


  • TED HUGHES

  • ARESS MOHAMED

    Trong lòng con thuyền đang lênh đênh trên mặt biển là 12 người, 7 đàn ông, 4 phụ nữ và 1 đứa trẻ. Đứa bé hình như đang thiếp đi trong vòng tay mẹ nó. Tính đến nay, con thuyền đã trôi được bốn ngày.

  • MACARIO D. TIU (Philippines)

    Hồi đó tôi chỉ có 3 tuổi nhưng tôi nhớ rất rõ đám cưới của anh Peter và chị Linda. Tôi nhớ nhất là được đùa giỡn trên chăn gối tinh tươm của chiếc giường dành cho đôi tân lang và tân giai nhân. Tôi sau đó mới biết là đùa giỡn như vậy sẽ giúp cho họ mau có con trai đầu lòng. Tôi được chọn để đùa giỡn vì tôi tráng kiện và mập mạp.

  • ROGER DEAN KISER (Hoa Kỳ)

    Tôi bước vào nhà hàng Huddle House ở Brunswick, Georgia và ngồi ngay quầy vì hết sạch chỗ. Tôi cầm thực đơn lên và bắt đầu xem những món ăn khác nhau và cố quyết định sẽ ăn sáng hay nhịn tới trưa luôn.

  • IVAN BUNIN

    Ivan Bunin (1870 - 1953), nhà văn Nga đầu tiên được trao giải Nobel, năm 1933. Ông nổi tiếng với ‘một nghệ thuật nghiêm cẩn’, mà với nó ông ‘tiếp tục những truyền thống cổ điển Nga trong sáng tác văn thơ’.

  • BĂNG TÂM

    Sinh sống trong suốt chiều dài thế kỷ XX, Băng Tâm là một khuôn mặt tiêu biểu của văn học Trung Quốc, ảnh hưởng lớn đến các nhà văn thời đại bà, với nhiều thể loại khác nhau, kể cả văn học dành cho tuổi trẻ. Tên thật là Tạ Uyển Oánh (谢婉莹), bà lấy bút danh là Băng Tâm (冰心) với mong muốn giữ một lý tưởng thanh khiết, mượn từ ý thơ của Vương Xương Linh: Tâm hồn như một khối băng trong một chậu ngọc.


  • KATHERINE MANSFIELD

  • L. CHOIJILSUREN (Mông Cổ)

    Vụ mùa năm đó bội thu khác thường. Mùa thu dài lê thê và chim chóc dường như không muốn rời tổ. Chúng bay theo hình cánh cung trên cánh đồng bao la từ sáng đến tối, như muốn chào đón người từ mặt trận trở về.


  • ISABEL MILES (Anh)