Con gái đầu lòng của thi hào Puskin

08:55 09/12/2009
THÚY TOÀNĐến thăm bảo tàng quốc gia Lep Nhikôlevich Tônxtôi ở Matxcơva, trong phần giới thiệu lịch sử xây dựng tiểu thuyết "Anna Karenina", người xem đã để ý sẽ thấy ở đây có treo cả chân dung của Maria Alekxenđrôpna Gartung - con gái đầu lòng của thi hào Puskin, do viện sĩ Viện nghệ thuật Nga I.K.Nakarô vẽ vào những năm 1860, thời điểm bà đang ở độ tuổi ba mươi và đã lấy chồng là tướng Gartung được ít năm rồi.

Chân dung con gái thi hào Puskin - Maria Gartung - Ảnh: tristarmedia.com

Điều này không phải ngẫu nhiên. Maria Alekxanđrôpna - con gái đầu lòng của Puskin đã được Lep Tônxtôi lấy làm mẫu để miêu tả hình tượng nhân vật Anna Karenina trong tiểu thuyết của mình.

Sự thể đã diễn ra theo lời kể của em vợ nhà văn, bà Tachiana Andrêpna Kuzminxkaya (1846-1925) viết trong cuốn sách "Cuộc sống của tôi ở Iaxnaya Poliana" như sau:

"... Cửa ra vào ở phòng đệm mở ra, một bà khách lạ mặc áo nhung đen có viền đăng ten bước vào. Dáng đi nhẹ nhàng của bà nhẹ nhàng nâng thân hình khá đầy đặn, nhưng thẳng và duyên dáng của bà.

Người ta giới thiệu tôi với bà. Lep Nhikôlaevích còn ngồi bên bàn. Tôi nhận thấy, ông chăm chú nhìn bà khách như thế nào.

Đi đến bên tôi ông hỏi:

- Ai đấy?

- Bà Gartung, con gái nhà thơ Puskin.

- Chà, ra là thế, - ông dài giọng, - bây giờ thì tôi hiểu... cô hãy nhìn xem, bà ấy có những búp tóc Arập sau gáy đó. Những búp tóc thuần chủng lạ lùng.

Sau khi người ta giới thiệu Lep Nhikôlaevich với Maria Alekxanđrôpna, vào bàn trà ông ngồi xuống bên cạnh bà. Hai người trò chuyện những gì tôi không biết, nhưng tôi biết rằng bà đã trở thành người mẫu của Anna Karenina, không phải về tính cách, mà về dáng vẻ bên ngoài. Chính ông cũng từng thú nhận điều này".

Tìm đọc lại "Anna Karenina", đoạn miêu tả vẻ ngoài nữ nhân vật của tác phẩm, có thể thấy rõ trong dáng vẻ của Anna Karenhia có những đường nét bên ngoài của con gái Puskin, được họa sĩ Makarốp ghi lại trên bức chân dung và bà Kizminxkaya T.A.miêu tả trong cuốn sách của mình, đã được Lép Tônxtôi tái hiện một cách chính xác như thế nào:

"Anna không mặc mầu hoa cà như Kity muốn, nàng mặc áo nhung đen cổ hở rất nhiều, để lộ đôi vai, bộ ngực tuyệt đẹp như tạc trên ngà voi, cổ, và đôi cánh tay tròn với cổ tay nhỏ nhắn. Áo nàng đính toàn ren Vơniđơ. Trên mớ tóc đen không chút cầu kỳ, gài dải hoa păngxê nhỏ, cùng một dải hoa như vậy chạy trên nền nhung đen chiếc thắt lưng, giữa hàng đăng ten trắng. Tóc nàng chải rất giản dị, chỉ trang điểm mấy búp nhỏ xõa xuống thái dương và gáy. Chuỗi hạt trai quấn quanh cổ nàng rắn chắc và tuyệt đẹp".

Một năm sau khi cưới nhau vợ chồng Puskin sinh con gái đầu lòng: Maria sinh ngày 19 tháng năm 1832 (theo lịch Nga cũ). Maria được Puskin cưng chiều trìu mến gọi là Masa, "Puskina không có răng", Masa... Khi Masa được rửa tội tại nhà thờ có mặt đủ ông nội - Xergây L' vôđich Puskin (1770 - 1848), bà ngoại - Natalia Ivanôpna Gortsarôva (1785 - 1848), thậm chí cả cụ ngoại - Afanaxi Nikôlaevich Gortsarốp (1760 - 1832), và một bà bác - Ekaterina Ivanôpna (1779 - 1842).

Theo truyền thuyết gia đình, sau khi con gái đầu ra đời ít lâu Puskin đã bảo vợ: "Đây là lời tôi dặn nhé: nếu sau này có lúc nào đó mà Masa của chúng ta bỗng lại nổi hứng viết ra một câu thơ, thì việc đầu tiên là phải quất cho nó đến nơi đến chốn, để không còn một dấu vết gì của cái tật xấu ấy".

Puskin theo dõi từng bước lớn khôn của con gái: "Thế Masa của chúng ta ra sao? Con bị tang lao ư? Ông lo lắng viết thư hỏi vợ (ngày 22 tháng chín 1832). Trong một thư khác ông chia sẻ với người họ hàng (tháng năm 1833): con gái tôi trong vòng năm sáu ngày gần đây làm chúng tôi phải lo lắng. Tôi nghĩ, cháu đang "nứt răng".

Trong thư gửi cho mẹ vợ ngày 14 tháng bẩy năm 1835 Puskin khoe đùa: "Masa đòi đi dự vũ hội và bảo, cháu đã học biết nhẩy múa ở cái con chó con rồi: Mẹ thấy đấy, các cháu của chúng con sắp trưởng thành cả rồi, ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy đã là cô dâu". Nhưng nhà thơ không được thấy các con cái mình trưởng thành và con gái đầu lòng mình đi lâý chồng. Ông qua đời khi Masa mới được năm tuổi và ba đứa tiếp theo thì mới trứng gà trứng vịt lít nhít chửa hay biết gì. Maria lớn lên tiếp thu được ở cha nhiều cái. Trước hết là tiếng cười trong trẻo và đầm ấm. "Cô được hưởng nhan sắc của ba mẹ hoa khôi, giống bố ở tiếng cười đầm ấm chân tình" tiếng cười mà người đương thời nhận xét là "cũng hấp dẫn như những câu thơ của ông".

Maria Alekxanđrôpna lớn lên cũng được coi là một hoa khôi như người mẹ - Ở nhan sắc của cô có sự kết hợp giữa sắc đẹp của mẹ với những nét ngoại lai độc đáo của cha. Thậm chí ở tuổi già lão con gái của Puskin vẫn giữ được coi là "một phụ nữ nổi bật, cân đối, rất có ấn tượng, thêm vào đó rất thông minh". Bà rất yêu văn học Nga, có nhiều khả năng, chơi đàn dương cầm rất hay.

Năm 1860, Maria, Alekxanđrôpna lấy L.N.Gartung, sĩ quan trung đoàn kỵ binh cận vệ, sau được thăng lên tới cấp tướng. Nhưng hạnh phúc gia đình không được bao lâu: mười bẩy năm sau, năm 1877 chồng bà bị kẻ xấu vu oan gán cho trọng tội và ra tòa ông đã tự sát, mãi sau này mới được minh oan vô tội. Nhân tiện cần nói thêm, sau này Lép Tônxtôi cũng đưa vào câu chuyện vụ án và cái chết của ông Gartung mà viết ra vở kịch "Cái thây sống" (1900) với nhân vật Fuđor Prataxôp cũng oan ức tự sát ngay ở hành lang tòa án quận, trước khi tuyên án). Ông chết đi không để lại cho bà đứa con nào và Maria Alekxanđrốp pna đã ở vậy, kéo dài cuộc sống sang thế kỷ XX, cho tới năm 1919. Sau cách mạng tháng mười, bà được chính quyền Xô viết trợ cấp hưu trí, nhưng xuất hưu trí Xô viết đầu tiên đến vừa lúc bà qua đời, được dùng trang trải cho việc an táng bà. Bà được yên nghỉ trong nghĩa trang tu viện Đônxki ở Matxcova.

Tuân thủ đúng ý nguyện của cha, con gái của nhà thơ Puskin, đã không đi theo nghiệp cha là làm thơ, nhưng suốt đời bà đã sống trung thực, trân trọng giữ gìn kỷ niệm về cha mình và xứng đáng với tên tuổi của cha mình - đứa con ưu tú của nhân dân Nga, thiên tài - "Mặt trời thi ca Nga".

T.T
(124/06-99)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Tuần này, Phòng trưng bày Quốc gia London (Anh) sẽ triển lãm một bức chân dung mới được phục chế của danh họa Hà Lan Rembrandt. Điều thú vị là dưới các lớp sơn của tranh, người ta còn tìm thấy một bức chân dung khác, đã bị Rembrandt loại bỏ.

  • Luôn được xem là biểu tượng cho tinh thần nổi loạn của nghệ thuật, trào lưu Dada chưa bao giờ chỉ là một hiện tượng lịch sử.

  • Kasimir Malevich (1878-1935) sinh ra tại Kiev, Ukraine. Như nhiều họa sĩ tiền phong Nga trước Thế chiến I, ông chịu ảnh hưởng từ cả Trường phái Vị lai và Lập thể, nhưng đã nhanh chóng chuyển hóa những tư tưởng của nghệ thuật phương Tây thành những tư tưởng về hội họa mang tính cá nhân độc đáo, để lại những dấu ấn vĩnh viễn không thể xóa mờ trong nghệ thuật hiện đại.

  • Một số tranh của Nguyễn Trọng Khôi trưng bày tại Tự Do Gallery trong cuộc triển lãm Cảm Xúc Đại Ngàn từ 6 tháng 9 đến 26.9.2014.

  • ĐINH CƯỜNG

    Dạ thưa xứ Huế bây giờ
    vẫn còn Núi Ngự bên bờ Sông Hương

                                (Bùi Giáng)

  • Họa sĩ - Nhà giáo Nhân dân Uyên Huy vừa hoàn thành cuốn sách Mỹ thuật đô thị Sài Gòn - Gia Định 1900 -1975 như sự tri ân với vùng đất mà ông đã sinh ra, lớn lên và có nửa thế kỷ hoạt động mỹ thuật.

  • 1. Tôi được biết Trang Thanh Hiền từng triển lãm với một nữ họa sĩ vào năm 2004. Từ đó đến nay cô không có nhiều thời gian cho việc vẽ, cho đến gần đây năm 2011, mới quay lại với hội họa, niềm yêu thích riêng của mình.

  • Họa sĩ Dương Cẩm Chương vừa qua đời ngày 9/8 ở tuổi 104 tại TP. HCM. Sáng ngày10/8, tang lễ của ông đã được tổ chức  tại nhà riêng(121/41 Lê Thị Riêng, Q.1, TP.HCM). Lễ động quan diễn ra lúc 7h ngày 13/8, sau đó hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. Di cốt của họa sĩ sẽ được mang về nghĩa trang họ Dương thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên.

  • Cảnh quan bầu trời làm tôi mê đắm. Tôi mê đắm khi nhìn thấy một mảnh trăng non hay một vầng thái dương giữa bầu trời mênh mông. Trong tranh của tôi, có những hình thể nhỏ bé trong một không gian trống trải vô biên. Những không gian trống, những chân trời trống, những mặt phẳng trống – tất cả những gì trần trụi đều để lại ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong tôi.

  • Việt Nam không phải là môi trường “sinh sống” của sư tử đá. So với các nước trong khu vực, đồ án sư tử Việt Nam xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình tương đối muộn. Sư tử Việt chủ yếu xuất hiện thời Lý-Trần và gần như vắng bóng trong các triều đại sau đó, ngay cả trong những giai đoạn văn hóa cung đình Trung Hoa có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới mỹ thuật Việt Nam như thời Lê Sơ và thời Nguyễn.

  • Đánh đồng tranh của tôi với chủ nghĩa tượng trưng, ý thức hay vô thức… tức là không thật sự lưu ý đến bản chất đích thực của nó…

  • Sen trong Việt”, triển lãm cá nhân lần thứ 6 của họa sỹ Đặng Phương Việt, chuyên về đề tài hoa Sen sẽ khai mạc vào 10 giờ ngày 10/8 và trưng bày tới hết ngày 08/9, tại Dolphin Plaza, 17 Trần Bình, Mỹ Đình, Hà Nội.

  • Cho đến tận bây giờ, những tác phẩm của Lê Huy Miến - vị họa sĩ Tây học đầu tiên, người được coi là mở đầu cho nền mỹ thuật VN hiện đại, vẫn còn chứa đựng những điều bí ẩn với các nhà nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam.

  • Ở tuổi 65, họa sĩ Dương Sen vừa trình làng 45 tác phẩm sơn dầu với chung một tên gọi Làng quê Việt trong cuộc triển lãm cá nhân thứ 16 tại trụ sở Hội Mỹ thuật TP.HCM.

  • Sự kết hợp giữa điện ảnh và hội họa sẽ đưa tới những trải nghiệm tuyệt vời cho những người yêu tranh.

  • Ngày 16/7, tại Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh họa sỹ Dương Bích Liên (1924-2014).

  • NGUYỄN HÀNG TÌNH 

    Cho dù không đến Tây Nguyên ta cũng thấy hoặc “cảm” về miền Thượng phương nam sống động nhiều rồi qua báo chí, truyền hình, văn chương. Nhạc về xứ này cũng thế, qua Y Phôn, Y Moan, Nguyễn Cường. Với nhiếp ảnh, thì càng bạt ngàn hơn tác phẩm và tác giả, không chỉ người đang sinh sống tại xứ này. Thế còn hội họa? Cần một sự tĩnh lặng của hội họa để nhìn thấu vào bên trong miền đất ấy, bởi đây vốn không phải vùng đất của sự ồn ào, lắm lời. Cây cọ nào đầy đủ nội lực cùng sự yêu thương chân thành cho một vùng đất để kể câu chuyện của nó qua sắc màu?

  • ĐINH CƯỜNG

    Còn nhớ, một buổi sáng thật tình cờ, Bạch Thái Quốc, người bạn thời còn làm trưởng ban Việt ngữ đài R.F.I tại Paris gọi qua Virginia hẹn phỏng vấn. Nói là nhân vừa xem triển lãm tranh Modigliani (Triển lãm mang tên Modigliani, L’Ange au visage grave tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Luxembourg từ 23-10-2002 đến 2-3-2003) nhớ đến những tranh thiếu nữ của tôi vẽ ngày trước, cũng hai bàn tay dài, chiếc cổ dài, đôi mắt sương khói.

  • Năm nay đã 90 tuổi, gần 70 năm lao động nghệ thuật, họa sĩ Huỳnh Phương Đông đã vẽ 20.000 bức tranh, ký họa.

  • Họa sĩ Duy Ninh, sinh năm 1952, tại Phú Hòa, TP Huế. Hội viên Hội mỹ thuật Việt Nam. Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1980, 1985, 1990, 1995, 2000 và 2010 tại Hà Nội. Triển lãm cá nhân tại Đà Nẵng (1989), tại TP Hồ Chí Minh (1991). Triển lãm nhóm họa sĩ Việt Nam tại Đan Mạch năm 1995. Có tranh trong Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam. Giải thưởng tranh triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1996…