Cổ vật kỳ sự: Chiếc lư đồng linh thiêng

08:29 01/09/2016

Trước khi cho phóng viên Thanh Niên chụp ảnh chiếc lư đồng, ông Hà Xuân Út, Trưởng làng La Chữ (P.Hương Chữ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) phải thắp hương xin phép Thành hoàng, bởi chiếc lư được cho là bảo vật rất thiêng của làng.

Ông Hà Xuân Út giới thiệu chiếc lư đồng linh thiêng

Làng La Chữ nằm cách trung tâm TP.Huế khoảng 7 km về phía tây bắc, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống.

Theo các bô lão trong làng, danh tướng Tây Sơn Võ Văn Dũng lấy bà Lê Thị Vi là con gái thuộc dòng họ Lê của làng La Chữ. Làng có nhiều đóng góp cho triều Tây Sơn, bên cạnh đó, võ tướng Võ Văn Dũng cũng là người con rể có nhiều công lao với làng, được dân yêu quý. Sau khi triều Tây Sơn định đô ở Phú Xuân đã cho xây dựng tại làng La Chữ một dinh trấn lớn do võ tướng Võ Văn Dũng trấn thủ. Thời điểm này, làng La Chữ có mua 40 sào ruộng của làng An Đô bên cạnh. Sau khi triều Tây Sơn đặt dinh trấn tại đây, làng đã hiến toàn bộ 40 sào ruộng đó cho triều đình để làm bãi luyện voi. Nữ tướng Bùi Thị Xuân chính là người phụ trách việc huấn luyện voi chiến tại đây. Đến nay bãi luyện voi vẫn còn dấu tích, với những vũng voi nằm lún sâu xuống đồng ruộng.

Đình làng La Chữ hiện nay rất khang trang, mặt quay về hướng bắc, bên đình là chợ và trước mặt có dòng kênh chạy dài quanh năm không bao giờ cạn. Theo các bô lão trong làng, do đình làng được đặt ở vị trí có phong thủy tốt nên từ trước tới nay có nhiều con dân trong làng học hành đỗ đạt. Làng La Chữ hiện tại có tỷ lệ con em đậu đại học và thành đạt cao nhất trong tỉnh. Do đó dân làng rất sùng kính ngôi đình và những hiện vật thờ trong đình.

Ông Lê Đình Kế, 85 tuổi, một bô lão trong làng cho biết, ngôi đình làng này được xây dựng lại sau khi đình làng cũ bị cháy. Theo ông, đình làng trước đây có lẽ được xây dựng vào thời Tây Sơn. Vào thời ấy, đình làng rất to lớn. Trong ký ức của ông, ngôi đình làng cũ có tới 5 gian, với hàng trăm chiếc cột gỗ mít nài lớn đến mức 2, 3 người ôm không xuể. Bộ lư đồng nặng khoảng 20 kg đặt trên bàn thờ của đình hiện nay đã từng hiện diện trong ngôi đình cũ và chứng kiến rất nhiều hoạt động hội họp, tế lễ của dân làng.
 
 
Chuông quý làng La Chữ
Hiện ở chùa làng La Chữ còn lưu giữ quả chuông đồng cao 0,92 m, đường kính miệng chuông 1,78 m, được đúc vào năm Quang Trung thứ 4 (1791), do vợ chồng Điện tiền Thái bảo Ngự giá Quận công Võ Văn Dũng cùng với nhạc phụ (bố vợ) là ông Lê Công Học đứng ra làm hội chủ cúng dường. Trong chùa làng vẫn còn bài vị thờ vị nữ tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân.
 

Thời Pháp thuộc, do chiến tranh, ngôi đình làng đã bị đốt cháy. “Khi đó, tôi còn nhỏ nhưng vẫn nhớ ngôi đình cháy cả tháng trời thì toàn bộ các cột gỗ mới bị thiêu rụi”, ông Kê nhớ lại. Dân làng đã xông vào lửa khói chuyển những đồ thờ cúng, văn bản, sắc phong, hương ước… ra khỏi đình, trong đó có bộ lư đồng trên. Năm 1957, dân làng góp tiền xây dựng lại ngôi đình làng như hiện tại theo phong cách truyền thống nhưng bằng bê tông, cốt thép. Các hiện vật như hương án bằng gỗ quý, đồ thờ tự được đưa về lại đình làng. Bộ lư đồng cũng được đặt trang trọng trong ngôi đình mới.

Đến khoảng những năm 1980, địa phương rộ lên nạn lấy cắp các vật dụng đồ đồng để bán. Kẻ gian đã đột nhập vào đình làng và lấy cắp bộ lư đồng đem ra bán ở chợ trời Tây Lộc, một chợ đồ cũ ở Huế, nơi có rất nhiều đồ do kẻ gian đánh cắp đem bán.

Một người dân ở đường Phan Chu Trinh, thuộc P.An Cựu (TP.Huế) đã mua bộ lư về đặt lên bàn thờ nhà mình. Kỳ lạ thay, từ khi mua bộ lư về, người này bị bệnh nặng, chữa mãi không khỏi. Một lần, ông nằm mơ thấy có vị thần mang cân đai áo mão uy nghi, đến xưng là Thành hoàng của làng La Chữ đòi bộ lư đồng. Tỉnh dậy, ông giật mình nghi ngờ bộ lư đồng mà ông mua ở chợ trời có thể là của đình làng La Chữ nên đã cất công đến tận nơi dò hỏi. Sau khi biết chính xác đình làng có mất bộ lư đồng, theo mô tả đúng như bộ lư mà ông mua nên ông đề nghị làng La Chữ đến nhà ông nhận lại.

Thế là làng La Chữ đã cử 2 vị bô lão vào Huế chuộc lại bộ lư đồng với giá 300.000 đồng, một số tiền rất lớn thời điểm đó. “Không biết sự việc linh thiêng hay là sự trùng hợp hy hữu mà sau khi đưa bộ lư đồng về lại đình làng, người chủ nhân mua nhầm đồ ăn cắp liền hết bệnh”, ông Kế kể.

Từ đó đến nay, bộ lư đồng này vẫn được đặt trên bàn thờ chính gian giữa của đình làng. Người dân làng coi đây là vật thiêng, khi đi ngang trước bàn thờ phải cúi thấp người và muốn xin điều gì đều phải thắp hương khấn vái trước chiếc lư. Cũng sau sự kiện này, không một kẻ gian nào dám bén mảng đến trộm đồ của đình làng La Chữ.

Theo Bùi Ngọc Long - TNO

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ngày 28.1, UBND TP.Hội An (Quảng Nam) cho biết đã giao Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa TP triển khai tu bổ, tôn tạo một số giếng cổ tại các phường: Minh An, Cẩm Phô trong năm 2015.

  • Từ lâu có một cuốn Lục Vân Tiên mà các nhà nghiên cứu ở miền Nam đánh giá là bản Nôm cổ nhất nhưng bị thất lạc. Gần đây, trong một lần viếng chùa cổ Long An, tình cờ cụ Nguyễn Quảng Tuân đã phát hiện, mang về hiệu chỉnh và công bố. Cũng với tình yêu vốn quý cổ truyền dân tộc, ông đã lặn lội khắp nơi trong và ngoài nước để sưu tầm, nghiên cứu, công bố nhiều tư liệu giá trị, đặc biệt là hàng loạt bản cổ khác nhau về Truyện Kiều.

  • Sáng 5/1 tại Ninh Bình, UBND tỉnh Ninh Bình chính thức công bố kế hoạch Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới diễn ra ngày 22-24/1 tới.

  • HỒ VĨNH

    Sau một thời gian khảo sát thực tế, sáng 3/12/2014 Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế dựng lại bia đá “Đông Gia Kiều” ở phía đầu cầu Đông Ba theo hướng như bia đá đã dựng trước đây.

  • Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (ngày 17/12) cho hay cơ quan này đã có quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia đối với 12 di tích.

  • Phố cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn ở Quảng Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới đến nay đã tròn 15 năm.

  • Những tư liệu ảnh của Viện Viễn đông bác cổ Pháp (EFEO) lần đầu công bố tại VN cho thấy nhiều cứ liệu lịch sử theo thời gian đã bị tiêu tan.

  • Ngày 1/12, thành phố Tel Aviv của Israel đã chính thức được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là thành viên mới nhất trong mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO dành cho hạng mục Nghệ thuật Truyền thông.

  • LTS: Ông Pie Pisa (Pierre Pichard) là kiến trúc sư, chuyên gia nghiên cứu trùng tu di tích cổ của Unesco. Ông dã đến Huế 2 lần (lần thứ nhất vào năm 1978, ở lại 3 tuần làm bản tường trình dài về hiện trạng di tích Huế cho Unesco; lần thứ hai vào năm 1985). Bài dưới dây do kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn lược ghi ý kiến của ông phát biểu trong dịp đến Huế năm 1978. Đầu đề do chúng tôi đặt.
    S.H

  • Kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (gọi tắt là Công ước 2003) đã khai mạc ngày 24/11 tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại Paris, Pháp.

  • Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN vừa có Văn bản số 2116/KHXH gửi Thủ tướng Chính phủ về việc báo cáo niên đại, tên gọi, giá trị và đề xuất phương án bảo tồn di tích tâm linh đặc biệt thời Lý ở lô E.

  • VÕ VINH QUANG

    Trong nỗ lực phục dựng các di tích đặc biệt trong quần thể di tích Cố đô Huế, vừa qua, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô đã đầu tư 24,8 tỷ đồng trùng tu di tích lầu Tàng Thư. Đây là một tín hiệu Cực kỳ đáng quý, có tác dụng không nhỏ đối với việc xiển dương vị thế của vùng đất Cố đô cũng như góp phần giáo dục truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc.

  • Cho tới giờ, sau 4 lần UNESCO đề nghị phía VN giải trình về quản lý, bảo tồn, vịnh Hạ Long vẫn nằm trong danh sách bị khuyến cáo. Huế đã thoát án sau nhiều năm cố gắng. Làm sao để không rơi vào, hoặc thoát khỏi danh sách đen?

  • Tồn tại 143 năm (1802-1945), triều Nguyễn đã để lại nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô giá; trong đó, hệ thống di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế… đã được công nhận là di sản thế giới. Gần đây nhất, Châu bản triều Nguyễn cũng được ghi danh vào chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

  • Ngày 13.9, quần thể khu di tích nhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh sẽ nhận quyết định công nhận di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể này bao gồm 14 cụm di tích: đền An Sinh, lăng Tư Phúc, đền Thái, Thái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên Lăng, Đồng Hỷ Lăng, chùa Ngọc Thanh, chùa Ngọa Vân, chùa Tuyết, chùa Quỳnh Lâm và chùa Hồ Thiên.

  • Hội đồng Di sản quốc gia vừa công nhận 4 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Quảng Nam gồm: nghề dệt thổ cẩm và vũ điệu tâng tung da dá của đồng bào Cơ Tu; nghệ thuật trang trí trên cây nêu (ngoài sân); bộ gu (trong nhà) của đồng bào Co và lễ hội rước cộ Bà Chợ Được ở xã Bình Triều, H.Thăng Bình.

  • Các địa phương cần thống nhất đầu mối đơn vị quản lý nhà nước về di tích về các phòng di sản văn hóa thuộc các sở văn hóa, thể thao và du lịch. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương chủ trì việc quản lý và phát huy giá trị di tích, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương.

  • Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng vừa được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

  • Theo nhạc sỹ-nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan, sau 5 năm được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào “Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại,” từ việc thiếu vắng đội ngũ kế thừa, ca trù đã hình thành được một đội ngũ nghệ sỹ kế cận khá đông đảo. Đây là một trong cơ sở quan trọng để loại hình nghệ thuật này trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.”

  • Khác với những kỳ liên hoan trước thường tập trung vinh danh các nghệ nhân lão thành, Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 sẽ tập trung giới thiệu đội ngũ nghệ sỹ kế cận của loại hình nghệ thuật này.