Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN vừa có Văn bản số 2116/KHXH gửi Thủ tướng Chính phủ về việc báo cáo niên đại, tên gọi, giá trị và đề xuất phương án bảo tồn di tích tâm linh đặc biệt thời Lý ở lô E.
Khu di tích tâm linh đặc biệt thời Lý - Ảnh: Viện hàn lâm khoa học xã hội VN cung cấp
Văn bản ký ngày 10.11, sau nửa tháng kể từ khi Viện Khảo cổ gửi Văn bản số 400/KCH báo cáo Viện hàn lâm về thực trạng xâm hại khu vực di tích tâm linh đặc biệt tại lô E khu vực khai quật khảo cổ học Vườn Hồng, Q.Ba Đình, Hà Nội.
Có 2 nhóm vấn đề được Viện kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sau khi tham vấn chuyên gia.
Thứ nhất, Viện đề nghị Thủ tướng cho phép trước mắt bảo tồn nguyên trạng di tích tế lễ trời - đất của các hoàng đế đầu thời Lý trong phạm vi diện tích tối thiểu còn khoảng 400 m2. Diện tích này không tính diện tích có thể sẽ khai quật thêm ở phía tây bắc của di tích. Trong thời gian các chuyên gia nghiên cứu đề xuất phương án bảo tồn khả thi, Viện Khảo cổ học sẽ tạm thời lấp đất che phủ hết cọc gỗ của di tích.
Đồng thời, để bảo đảm tiến độ xây dựng gara đỗ xe, đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo Ban Quản lý xây dựng Nhà Quốc hội nghiên cứu các giải pháp thi công đường hầm và gara đỗ xe ngầm Nhà Quốc hội sao cho bảo vệ tuyệt đối an toàn di tích. Hiện nay, việc kè cừ sâu 4 m trong khi tường vây gara sâu 14 - 19 m, trong điều kiện áp sát di tích là rất khó có thể bảo đảm nguyên trạng di tích. Do đó, các giải pháp thi công cần được các bên chuyên môn và quản lý liên quan thẩm định. Mọi việc thi công chỉ nên được tiến hành ngoài vùng lõi và tuân thủ nghiêm sự hướng dẫn của Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL), Viện Khảo cổ học…, tránh tình trạng việc thi công vừa qua đã làm xâm hại khá mạnh tính nguyên trạng của di tích.
Theo thiết kế, gara đỗ xe sẽ cao hơn mặt bằng hiện tại khoảng 4 m. Do vậy, đề nghị cần có thiết kế mái che và lối lên xuống cho di tích để đảm bảo thoát nước mưa và các chuyên gia ra vào nghiên cứu khi cần thiết.
Thứ hai, việc nghiên cứu xây dựng phương án bảo tồn nguyên trạng kiến trúc tâm linh này cần được xem xét trong sự kết nối với phương án nghiên cứu và bảo tồn tổng thể Di sản Hoàng thành Thăng Long. Chính vì thế, các nhà khoa học kiến nghị khai quật mở rộng kiến trúc tâm linh với diện tích khoảng 200 m2 nhằm làm rõ kết cấu mặt bằng tổng thể của kiến trúc.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng kiến nghị khai quật mở rộng kiến trúc Bát Giác về phía nam và phía đông với diện tích khoảng 500 m2, nhằm bộc lộ toàn bộ kết cấu mặt bằng kiến trúc Bát Giác. Đồng thời, xem xét bảo tồn nguyên trạng tại chỗ di tích Bát Giác thời Lý vốn nằm thẳng trục với di tích tâm linh Đàn tế trời... Từng bước tiến hành khai quật tổng thể khu C - D với diện tích khoảng 20.000 m2 nhằm làm bộc lộ toàn bộ giá trị của khu di sản.
Cuối cùng, trên cơ sở khai quật, Viện sẽ tiến hành nghiên cứu đề xuất phương án bảo tồn nguyên trạng và phát huy giá trị tổng thể của di sản với 2 trục di tích tiêu biểu. Đó là trục trung tâm gồm Cột Cờ - Đoan Môn - Điện Kính Thiên - Bắc Môn với điểm nhấn là chính điện Kính Thiên nơi thiết lễ đại triều của các vương triều quân chủ VN. Trục di tích tâm linh gồm Đàn tế trời - kiến trúc Bát Giác và các kiến trúc khác thời Lý.
Nguồn: Trinh Nguyễn - TN
NGUYỄN VŨ MINH - NGUYỄN VĂN MẠNH
PHAN THANH HẢI
Bình phong là một công trình không thể tách rời với các kiến trúc truyền thống ở Huế. Dù xuất hiện ở nhiều nơi như phủ đệ, am miếu, đình làng, nhà ở… nhưng bình phong trong kiến trúc cung đình vẫn đặc sắc, cầu kỳ hơn hẳn.
MAI KHẮC ỨNG
Trong khung cảnh một công viên rất mơ và rất thơ bởi những bàn tay của những con người Việt Nam đầu thế kỷ XIX làm nên hồ, suối, núi, đồi, hoa, trái, lầu, tạ, đình, quán... Và, trong một khoảng không gian có giới hạn được tạo nhập rất tự nhiên vào cõi vô cùng, lăng của hoàng đế Minh Mạng quả là một khoảng trời thơ.
NGUYỄN PHƯỚC QUÝ KHANH
Musée Khải Định (nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) được thành lập vào năm 1923 dưới thời vua Khải Định với nhiệm vụ “tập hợp các tác phẩm nghệ thuật biểu hiện đời sống xã hội, nghi lễ và chính trị của nước Đại Nam”1.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Chữ di sản ở đây xin đọc với nghĩa rộng, bao gồm di sản vật thể, phi vật thể, thiên nhiên, tôn giáo tín ngưỡng… Di sản luôn hiện lên với vẻ ngoài dễ xác định, cho dù có bị hư hoại đi nhiều qua thời gian.
PHAN THANH HẢI
THƠM QUANG - NGUYỄN DUYÊN
NGUYỄN THẾ
Bút ký dự thi
Trước năm 1975, tôi học ở Trường Quốc Học Huế. Khi chuyển từ lớp đệ tứ (đệ nhất cấp) lên lớp đệ tam (đệ nhị cấp), tôi đăng ký vào học ban C (phân ban văn chương và ngoại ngữ).
PHẠM XUÂN PHỤNG
Bút ký dự thi
Huyện Phú Vang có tên chính thức từ sau năm 1558, thời điểm Chúa Tiên - Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm Thuận Hóa.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Sống giao thời giữa hai thế kỷ, từ sáng tác thơ ca bằng chữ Hán chuyển sang chữ Quốc ngữ, thi ca của Á Nam Trần Tuấn Khải thuộc một hệ hình thẩm mỹ đặc biệt, có phần “lưu luyến” với trường thẩm mỹ cổ điển, lại có phần bắt nhịp với hơi thở của những không gian thẩm mỹ mới.
VĨNH PHÚC
Hát Ả đào, còn gọi là Ca trù, dùng để chỉ một lối hát cổ truyền của người Việt. Theo các thư tịch thì khái niệm hát Ả đào sớm nhất so với các khái niệm ca trù, nhà trò, cô đầu,...
LÊ VĂN THUYÊN
Trường Quốc Học Huế (QH Huế) là một trong những trường trung học ra đời sớm nhất ở Việt Nam, chỉ sau Collège Chasseloup-Laubat thành lập năm 1877 (nay là trường trung học Lê Quý Đôn, TP HCM) và Collège de My Tho thành lập năm 1879 (nay là trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, TP Mỹ Tho).
TRẦN VĂN DŨNG
Trong dòng chảy lịch sử, Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng miền để trở thành một loại hình âm nhạc truyền thống độc đáo của Việt Nam.
VŨ HÙNG
Hiện nay, tại nhà thờ tộc Chế làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, lưu giữ một thanh đá dài khoảng 1,2 m, khá vuông, mỗi cạnh khoảng trên 20 cm, trong đó có một cạnh khắc kín chữ còn khá rõ nét.