Chuyện ô nhiễm ở chợ Đông Ba trên báo Huế ngày xưa

09:55 05/07/2017

NGUYỄN HOÀNG THẢO

Trước khi có chợ, bên ngoài cửa Ðông Ba (cửa Chánh Đông) dưới thời vua Gia Long có một cái chợ lớn mang tên “Qui Giả thị” - chợ của những người trở về.

Chợ Đông Ba đầu thế kỷ. Ảnh tư liệu

Cái tên này đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của nhà Nguyễn và người dân khắp nơi trở về sau loạn lạc. Gần một thế kỷ sau, mùa hè năm 1885, Kinh đô Huế thất thủ, chợ Qui Giả bị giặc Pháp tàn phá. Ðến năm 1887, vua Ðồng Khánh cho xây lại chợ và đổi tên là Ðông Ba. Chợ cung cấp thực phẩm cho cung điện, nhà thương, đồn lính, ký túc xá các trường Quốc Học, Ðồng Khánh, Bình Linh, Thiên Hựu. Năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị, vua Thành Thái cho dời chợ Đông Ba về vị trí hiện nay. Chợ lúc này gồm có 4 dãy quán: trước, sau, phải, trái. Mặt trước một dãy 8 gian, mặt sau một dãy 12 gian, dãy phải 13 gian... đều lợp ngói. Giữa chợ có một tòa lầu vuông, ba tầng, trên có đặt đồng hồ để điểm giờ khắc. Trong chợ xây một giếng đá, có hệ thống máy tay quay, giúp cho việc lấy nước giếng dễ dàng. Ðầu thế kỷ 20, chợ Ðông Ba được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ cốt cách cũ.

Chợ Đông Ba đã đi vào thi ca, nhạc họa từ xưa.

Chợ Đông Ba năm 1923. Ảnh tư liệu


Thế nhưng, chợ Đông Ba vào những năm 1935 - 1936 đã bị ô nhiễm nặng nề và kéo dài, khiến dân chúng bất bình. Việc này đã được báo chí ở Huế phản ánh khá đầy đủ.

Ngày 17/9/1935, báo Ánh Sáng (xuất bản tại Huế, trụ sở tại số 83 đường Gia Long, do ông Nguyễn Quốc Túy chủ nhiệm) số 40, trong chuyên mục “Chung quanh… chuyện Huế” có bài “Rồi đổ tại ông trời”. Bài báo cho biết: chợ Đông Ba lúc đó mỗi ngày có hàng vạn người đến mua bán, có thể sánh ngang với chợ Đồng Xuân (Hà Nội) hay chợ Bến Thành (Sài Gòn). Tuy nhiên chợ bẩn hết sức: “Thì bạn hãy đi dạo qua các hàng coi, hàng tôm hàng cá, hàng rau hàng trái, chỗ nào cũng cả bùn là bùn, từng đàn ruồi xanh bay ra như ai ném những hột đậu xanh vào mình, thiệt là nhớp nhúa quá chừng” .

Một năm sau, ngày 25/9/1936, báo Tràng An số 159 đăng một tờ đơn của một người dân thành phố Huế tên là Nguyễn Đình Nguyên ở đường Gia Hội, “Kính bẩm quan đốc lý thành phố Huế”. Nội dung có nhiều đoạn mô tả cảnh ô nhiễm nặng nề kéo dài ở chợ Đông Ba lúc đó: “Trời mới mưa vài bữa nay mà  trong đình thì nước chảy như ngoài đường, trong  sân thì nước đọng lại như ao hồ lội tới mắt cá chân,  nếu đến mùa mưa lụt thì chắc không họp chợ được  nữa. Người đi buôn bán phải đội nón mà phải bỏ cả  giày, guốc ra, hàng hóa phải che đậy cho khỏi ướt  ẩm, lội trong sân nước bắn vung lên các hàng thành  ra các đồ ăn phải thấm nước bẩn... Thành phố có lệ  cấm dân không được làm nhà tranh, thế mà ở giữa  chợ, quán lá dựng lên khắp sân, mất cả vẻ mỹ quan  mà hại cho vệ sinh... Người đi chợ kiếm mua đủ các  thứ đồ dùng thì thật vất vả mà quần áo bị lấm láp  hết...”. Tờ đơn đề nghị quan đốc lý đi khảo sát và xử  lý thực trạng đáng buồn trên.

Bốn ngày sau, báo Tràng An, số 160 (29/9/1936)  đăng phóng sự để gửi đến quan đốc lý thành phố  Huế, “Tôi đã vào chợ Đông Ba” của nhà báo Thanh  Tuyên. Bài báo có đoạn viết: “Người ta không bao  giờ dám ngờ rằng: Trong lúc kinh thành Huế thay  cũ đổi mới, khoe khoang với Sài Gòn, Hà Nội, những  vườn hoa đồ sộ đẹp đẽ, thì ngay giữa một cái kinh  đô tráng lệ, chợ Đông Ba, chỗ tiêu thụ vật thực  của mọi người, chỉ là mấy cái đình chật hẹp, hôi  hám, bẩn thỉu, thiếu mất cả điều kiện vệ sinh thông  thường”... “Chợ, gồm bốn cái đình, giữa sân là lầu  chuông… Những cái nhà lá xiêu vẹo, lầu chuông thì  dột nát, sân chợ không đủ cống cho nước chảy…  Thế mà hàng nghìn con người ta, quần xăn, áo vén,  lại phải chen nhau, mua, bán, trả réo”. Rồi chợ lại  không có ánh sáng: “Trời sẩm sẩm tối. Đồng hồ  vừa chỉ 5 giờ 15 thì chợ Đông Ba, bấy giờ là một  chỗ chiến trường, họ đang đánh nhau trong một  đêm tối mò tối mịt… Mấy nghìn con người ta chen  nhau không có một ngọn đèn. Người ta còn phải  đợi đèn đường đỏ mới mong trong chợ có chút ánh  sáng - chỉ một chút thôi vì bốn cái đình mà chỉ có  tám ngọn đèn - của khoa học phương Tây. Một cái  chợ lớn nhất Trung kỳ như chợ Đông Ba có được  12 ngọn điện! Họ réo nhau, một mụ già vô ý - hay  là tối tăm - đã bị một lũ ba que đánh cắp hai con  bống. Một cô gái lơ đỉnh, đang níu một thằng oẳn con, rồi la in ỏi: “Ôi phu lít! Ôi bác phu lít ôi,  hắn moi túi tui hết hai đồng bạc. Ừ thì cứ la,  phu lít cứ chạy, họ cứ túm nhau lại, nhưng tôi  đã bảo, tối như ba mươi tết, tôi dám đố một  nhà trinh thám bắt giam cái thằng oẳn con cho  tôi một tí”.

Tác giả miêu tả thêm về cái sự nhơ nhớp  ở hàng thịt, mà tác giả gọi là “hàng ruồi” đến  mức người bạn cùng đi phải chua chát: “Lạy  thánh! Tôi phải về dặn trước mẹ thằng cu ở nhà  mai đừng có đi mua thịt nữa”.  

Nhưng “Ấy thế mà cũng chưa thấy cái đáng  ghê gớm nhất ở chợ Đông Ba”, cái ghê gớm  nhất mà tác giả nói đến đó là cái nhà xí của  chợ. Tác giả tả kinh khủng đến mức chúng tôi  không dám trích ra đây… Chỉ dẫn thêm ở báo  Ánh Sáng nói: “Cái nhà xí ấy là cái lò nấu nước  bông...thúi địt (xin miễn chấp) của thành phố Huế”.

Tác giả cũng đề nghị tiếp một số điều mà tờ đơn  của người dân Nguyễn Đình Nguyên đã nêu: trổ  thêm cống nước chảy trong chợ, đắp cao sân để  tránh nước ứ, làm lưới sắt cho hàng thịt, đặt thêm  đèn điện, sửa lại nhà xí...

Phóng sự này cũng đưa ra một vài con số: “Với  cái chợ Đông Ba, mỗi tháng thành phố Huế thâu  vừa thuế, thuế môn bài trong chợ kể tới 2.000$00,  một năm tổng cộng 24.000$. Chính phủ phải trả  cho một người phu lít gác chợ một năm 240$00.  Bây giờ tôi mới làm thử một con toán trừ. Thì số  tiền còn lại là 23.760$00, tôi tưởng Chính phủ trích  hết ra mà sửa lại những chỗ đáng sửa cũng chưa  thâm đến cái “két” của nhà nước kia mà”.

Sự việc ô nhiễm chợ Đông Ba chưa thấy chính  quyền lúc ấy quan tâm giải quyết thì đã xảy ra một  vụ “làm reo” của tiểu thương chợ Đông Ba. Báo  Tràng An ngày 6/10/1936 thuật lại “Một ngày làm  “reo” lớn tại chợ Đông Ba”: Từ sáng 2/10, các chị  hàng vải ăn mặc đẹp đến chợ nhưng chỉ ngồi “xếp  bè he” chơi chứ không bán. Trong hàng gạo “không  thấy đôi quang gióng nào”. Hàng vặt “coi đến buồn  thiu buồn thắt, “không còn nghe những tiếng kêu  réo chửi rủa của các chị mạnh miệng ở hàng tiêu  ớt”... Thì ra các chị bãi chợ vì thuế quá cao. Bài báo  viết: “Năm ba năm về trước lúc buôn bán thạnh  vượng, một ngày trừ thuế mà họ có thể kiếm năm  bảy giác lời, nhưng bây giờ khác hẳn, suốt ngày hao  cả hơi khan cả tiếng bán nhiều lắm chỉ 3$00, lời độ  0$25 đáng lẽ thuế phải hạ. Chính phủ không nghĩ  đến tình cảnh sinh hoạt khốn khổ của những người  bán thân nuôi miệng nay thình lình thuế chính nạp  của hàng vặt lại tăng lên 0$02. Đấy là chưa kể đến  hàng mắm ruốc tăng một xu, hàng gạo ba xu, hàng  vải hai xu...”.

Cuộc bãi chợ chỉ diễn ra 1 ngày. Hôm sau chợ  lại đông vì người ta còn phải buôn bán độ nhật. Thế  mới biết ngày xưa kinh doanh buôn bán ở chợ Đông  Ba thiệt không dễ chút nào...

N.H.T 
(SHSDB25/06-2017)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HỒ DZẾNH
             Hồi ký

    Mai sau dù có bao giờ
    Đốt lò hương ấy, so tơ phím này

                                 NGUYỄN DU

  • LÝ HOÀI THU

    Tôi nhớ… một chiều cuối hạ năm 1972, trên con đường làng lát gạch tại nơi sơ tán Ứng Hòa - Hà Tây cũ, lần đầu tiên tôi nhìn thấy thầy. Lúc đó lớp Văn K16 của chúng tôi đang bước vào những tuần cuối của học kỳ II năm thứ nhất.

  • PHẠM THỊ CÚC

    (Tặng bạn bè Cầu Ngói Thanh Toàn nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ)

  • Người ta vẫn nói Tô Hoài là “nhà văn của thiếu nhi”. Hình như chưa ai gọi ông là “nhà văn của tuổi già”. Cho dù giai đoạn cuối trong sự nghiệp của ông – cũng là giai đoạn khiến Tô Hoài trở thành “sự kiện” của đời sống văn học đương đại chứ không chỉ là sự nối dài những gì đã định hình tên tuổi ông từ quá khứ - sáng tác của ông thường xoay quanh một hình tượng người kể chuyện từng trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhiều thăng trầm của đời sống, giờ đây ngồi nhớ lại, ngẫm lại, viết lại quá khứ, không phải nhằm dạy dỗ, khuyên nhủ gì ai, mà chỉ vì muốn lưu giữ và thú nhận.

  • CAO THỊ QUẾ HƯƠNG

    Tôi được gặp và quen nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào những ngày đầu mùa hè năm 1966 khi anh cùng anh Trần Viết Ngạc đến trụ sở Tổng hội Sinh viên, số 4 Duy Tân, Sài Gòn trình diễn các bài hát trong tập “Ca khúc da vàng”.

  • THÁI KIM LAN

    Lớp đệ nhất C2 của chúng tôi ở trường Quốc Học thập niên 60, niên khóa 59/60 gồm những nữ sinh (không kể đám nam sinh học trường Quốc Học và những trường khác đến) từ trường Đồng Khánh lên, những đứa đã qua phần tú tài 1.

  • Nhung nhăng, tần suất ấy dường như khá dày, là ngôn từ của nhà văn Tô Hoài để vận vào những trường hợp, lắm khi chả phải đi đứng thế này thế nọ mà đương bập vào việc chi đó?

  • Tôi được quen biết GS. Nguyễn Khắc Phi khá muộn. Đó là vào khoảng đầu những năm 80 của thế kỉ trước, khi anh được chuyển công tác từ trường ĐHSP Vinh ra khoa Văn ĐHSPHN.

  • Năm 1960, tôi học lớp cuối cấp 3. Một hôm, ở khu tập  thể trường cấp 2 tranh nứa của tôi ở tỉnh, vợ một thầy giáo dạy Văn, cùng nhà, mang về cho chồng một cuốn sách mới. Chị là người bán sách.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    LTS: Trên số báo 5965 ra ngày 07/02/2014, báo Thừa Thiên Huế có bài “Vài điều trong các bài viết về Cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”, của tác giả Phạm Xuân Phụng, trong đó có nhắc nhiều đến các bài viết về Đại tướng đã đăng trên Sông Hương số đặc biệt tháng 12/2013 (số ĐB thứ 11), và cho rằng có nhiều sai sót trong các bài viết đó.

  • NGUYỄN THỊ PHƯỚC LIÊN

    (Thương nhớ Cẩm Nhung của Hương, Lại, Nguyệt, Liên)

  • BÙI KIM CHI

    Trời cuối thu. Rất đẹp. Lá phượng vàng bay đầy đường. Tôi đang trong tâm trạng náo nức của một thoáng hương xưa với con đường Bộ Học (nay là Hàn Thuyên) của một thời mà thời gian này thuở ấy tôi đã cắp sách đến trường. Thời con gái của tôi thênh thang trở về với “cặp sách, nón lá, tóc xõa ngang vai, đạp xe đạp…”. Mắt rưng rưng… để rồi…

  • LÊ MINH
    Nguyên Tư lệnh chiến dịch Bí thư Thành ủy Huế (*)

    … Chỉ còn hai ngày nữa là chiến dịch mở; tôi xin bàn giao lại cho Quân khu chức vụ "chính ủy Ban chuẩn bị chiến trường" để quay về lo việc của Thành ủy mà lúc đó tôi vẫn là Bí thư.

  • NGUYỄN KHOA BỘI LAN

    Cách đây mấy chục năm ở thôn Gia Lạc (hiện nay là thôn Tây Thượng) xã Phú Thượng có hai nhà thơ khá quen thuộc của bà con yêu thơ xứ Huế. Đó là bác Thúc Giạ (Ưng Bình) chủ soái của Hương Bình thi xã và cha tôi, Thảo Am (Nguyễn Khoa Vi) phó soái.

  • (SHO). Nhân dân Việt Nam khắc sâu và nhớ mãi cuộc chiến đấu can trường bảo vệ biên giới tổ quốc thân yêu tháng 2/1979. Điều đó đã thêm vào trang sử hào hùng về tinh thần bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc.

  • NGUYỄN CƯƠNG

    Có nhiều yếu tố để Cố đô Huế là một trung tâm văn hóa du lịch, trong đó có những con đường rợp bóng cây xanh làm cho Huế thơ mộng hơn, như đường Lê Lợi chạy dọc bên bờ sông Hương, đường 23/8 đi qua trước Đại Nội, rồi những con đường với những hàng cây phượng vỹ, xà cừ, bằng lăng, me xanh... điểm tô cho Huế.

  • HOÀNG HƯƠNG TRANG

    Cách nay hơn một thế kỷ, người Huế, kể cả lớp lao động, nông dân, buôn bán cho đến các cậu mợ, các thầy các cô, các ông già bà lão, kể cả giới quý tộc, đều ghiền một lại thuốc lá gọi là thuốc Cẩm Lệ.

  • PHẠM HỮU THU

    Với tư cách là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời và Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) của tỉnh Thừa Thiên - Huế, đầu năm 1942, sau khi vượt ngục trở về, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã có quãng thời gian gắn bó với vùng đầm Cầu Hai, nơi có cồn Rau Câu, được Tỉnh ủy lâm thời chọn làm địa điểm huấn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.
    Để đảm bảo bí mật và an toàn, Tỉnh ủy đã chọn một số cơ sở là cư dân thủy diện đảm trách việc bảo vệ và đưa đón cán bộ.
    Số cơ sở này chủ yếu là dân vạn đò của làng chài Nghi Xuân.

  • TRẦN NGUYÊN

    Thăm Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, như được trở về mái nhà thân thương nơi làng quê yêu dấu. Những ngôi nhà bình dị nối nhau với liếp cửa mở rộng đón ánh nắng rọi vào góc sâu nhất.

  • PHẠM HỮU THU
           Nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 - 12

    “Có những sự thật quá lớn lao của một thời, đến nỗi hậu thế nhìn qua lớp sương mù của thời gian, không thể nào tin nổi” (Nhà văn Phùng Quán).