THƠM QUANG
Xưa kia các vị hoàng đế thường chỉ sống trong kinh thành, thỉnh thoảng mới đi tuần thú địa phương, còn việc công du thăm nước ngoài là chuyện hiếm. Vậy mà cuối triều Nguyễn vua Khải Định đã thực hiện được điều này; sự kiện được ghi chép một cách khá rõ trong khối Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới.
Vua Khải Định và hoàng tử Vĩnh Thụy trên đường phố Paris - Ảnh: lichsunuocvietnam.com
Công tác chuẩn bị trước chuyến đi
Chuyến sang Pháp của vua Khải Định còn được gọi tên là “Ngự giá như Tây”, được diễn ra long trọng vào năm 1922, nhân dịp nước Pháp tổ chức hội chợ Thuộc địa tại thành phố Marseilles. Để chuẩn bị cho chuyến đi mà bản thân vua Khải Định xem là hết sức trọng đại này, trước đó 2 tháng (tức tháng 2) vị vua thứ 12 của triều Nguyễn đã xuống dụ và truyền sao lục khắp trong ngoài cho thần dân đều biết về sự kiện này. Nội dung bài dụ khá dài của vua Khải Định được Mộc bản sách Khải Định chính yếu, quyển 9 với tổng số 11 mặt khắc (từ mặt khắc 4 đến mặt khắc 14), trong đó có đoạn:
![]() |
Mộc bản sách Khải Định chính yếu, quyển 9, mặt khắc 4 (1 trong 11 bản khắc), ghi chép bài Dụ của vua Khải Định trước khi đi Tây (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV) |
“Đế vương của các triều đại nước Nam ta, luôn tuân theo lối cổ điển, hoặc đi tuần, hoặc đi thưởng ngoạn phong cảnh đều lưu truyền lại coi là sự kiện trọng đại, nhưng cũng chỉ tuần hành ở trong nước mà thôi, xưa nay chưa từng có vị nào xuất đường ra nước ngoài bao giờ? Vì thế tìm trong lịch sử, chuyện xuất dương hầu như trống vắng không nghe thấy, mà việc kết tình ngoại giao với các nước bên châu Âu lại càng hiếm hoi đến mức chưa từng thấy một ai. Trải các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, tất cả đều được Bắc triều thụ phong, nhận triều cống, tuy nhiên việc qua lại báo tin dâng tiến cũng chỉ thông qua sứ thần vâng mệnh sai đi thừa hành, chứ các vị vua đương thời chẳng có ai thân hành bước chân vào sân triều phương Bắc để chầu yết Hoàng đế Bắc quốc. Hơn nữa, vào thời bấy giờ cũng chỉ biết đến có một Bắc quốc mà thôi... Trẫm đã dự định vào trung tuần tháng 4 năm nay bắt đầu khởi hành loan giá sang Quý triều đình Pháp, ngày cụ thể sẽ quy định sau…”.
Bên cạnh đó, vua Khải Định cũng căn dặn quần thần việc triều chính trong quãng thời gian vua Ngự giá sang Pháp. Cũng trong bài dụ của mình, vua Khải Định đã chỉ rõ những việc Bộ, thần phải làm như sau: “Sau khi trẫm ngự giá khởi hành, mọi công việc về điển lễ cùng là quốc chính, dân chính truyền cho các vị Ðại thần Cơ mật bàn bạc thảo luận với ngài Quyền Khâm sứ Đại thần tại Kinh rồi đệ tấu lên Lưỡng tôn cung xin chỉ thi hành. Nếu gặp trường hợp cơ vụ trọng yếu khẩn cấp không thể để chậm trễ thì truyền do Quyền Khâm sứ đại thần điện sang thông qua quan Hộ giá Khâm sứ đại thần của Quý quốc là ngài Bác Kê tâu bàn xong đánh điện trả lời thì mới được thi hành. Còn những việc tuy cũng quan trọng nhưng không khẩn cấp lắm thì chờ trẫm hồi loan sẽ chuẩn xét thi hành sau”.
Ngoài ra, trước khi khởi giá lên đường, vua Khải Định cũng truyền cho bộ Lễ bàn định nghi thức và sắm sửa lễ phẩm lễ cáo tại Triệu miếu, Thái miếu, Hưng miếu, Thế miếu và thực hiện lễ nghi bái yết Lưỡng cung.
Đến mùa hạ, tháng 4, khi sắp sửa chuẩn bị ngự giá sang Tây, vua Khải Định cung kính tới thỉnh an và từ biệt Lưỡng cung. Mộc bản sách Khải Định chính yếu, quyển 9, mặt khắc15 ghi chép lời tấu thiết tha rằng: “Nay con sắp sang Tây chừng khoảng 4, 5 tháng, chắc hẳn đêm ngày thương nhớ Lưỡng cung. Nhưng xem ra trong vòng ba chục năm lại đây, các vị vua nước ta, như vua Thành Thái từng giá ngự tới miền Nam, miền Bắc thì con cùng đã Bắc tuần xem xét quốc thể, nhân tâm, lần trước, lần sau cũng có khác nhau nhiều lắm. Chuyến này con sang Tây thì cũng như năm trước con ra ngoài Bắc vậy. Cúi mong Lưỡng cung ngọc thể được vạn an, đừng có lo lắng về chuyến đi xa này”.
Ngự giá sang Pháp
Đến ngày 24 tháng 4, chuyến sang Tây của vua Khải Định đã được khởi hành. Tham dự đoàn tùy tùng, phía quan bảo hộ có Khâm sứ đại thần tại Kinh có ngài Bác Kê, Hộ giá kiêm đốc chư phòng là ngài Hội lí Đê loa. Quan triều đình tùy giá chỉ có Cơ Mật viện đại thần 1 người, văn ban 2 người, võ ban 2 người cùng với Nội các, thị vệ 3, 4 người sung làm Tùy giá Thị hầu. Ngoài ra, nhân chuyến đi này vua Khải Định cũng mang Thái tử Vĩnh Thụy đi theo để gửi gắm cho cựu Khâm sứ Trung kỳ Charles du học tại Pháp.
![]() |
Hoàng tử Vĩnh Thụy - vua Bảo Đại sau này - đứng sau ông Albert Sarraut và vua Khải Định, ông qua Pháp để đi du học - Ảnh: lichsunuocvietnam.com |
Về lịch trình đi Tây của vua Khải Định được Mộc bản sách Khải Định chính yếu sơ tập, quyển 9, mặt khắc 15, 16, 17 khắc lại khá cụ thể như sau:
![]() |
Lịch trình chuyến đi sang Tây của vua Khải Ðịnh được Mộc bản sách Khải Ðịnh chính yếu, quyển 9, mặt khắc 15, 16 ghi chép khá rõ ràng (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV) |
“Ngày 26, ngự giá vào đến Sài Gòn.
Ngày 28, vua lên tàu thủy Bột Tốc, treo lên lá quốc kỳ hình rồng vàng, nhổ neo lên đường.
Tháng 5, ngày 26, buổi tối, ngự giá tới Mã Tại. Quan Thượng thư thuộc địa Sa Lộ dẫn theo Nguyên Khâm sứ Sa Lê cùng với các Quý Quan ở Thượng, hạ nghị viện. Quý quan văn võ của trấn ấy ra nghênh đón”.
Ngày 29, hồi 10h, ngự giá đến thành Ba Lê”. Quý Giám quốc úy cho quan Sáu sao La Xung và quan Bốn sao Đa La Đinh thay mặt ra tiếp đón nhà vua, sự thể rất long trọng, giống như đối với bậc Đế vương các nước.
11h, tới thăm Quý Giám quốc. Hoàng thượng cùng với Quý Giám quốc chia ra ngồi hai bên tả hữu. Thượng thư Sa Lộ và toàn quyền Long cùng vào thị hầu. Quý Giám quốc thưa với Hoàng thượng ngỏ lời cảm tạ công lao ủng hộ giúp đỡ của nước Đại Nam. Hoàng thượng đáp tạ xong, Quý Giám quốc dâng tặng Hoàng thượng một tấm huân chương Thượng đẳng Bắc đẩu bội tinh.
12 giờ Quý Giám quốc dẫn đi thăm Bộ thuộc địa.
Tháng 5 nhuận, ngày mồng 2, hồi 12 giờ sắc mở cho đại tiệc tại Di Cát Lan, chiêu đãi Thượng tướng quân Quý quốc cùng các vị Thượng thư bộ thuộc địa, nguyên Toàn quyền Đông Dương, Khâm sứ, Thống sứ, tổng cộng có 130 vị tham dự.
8h tối, vua dự tiệc tại điện của Quý Giám quốc. Quý Giám quốc gửi lời chào mừng… Ngày 20, nhân ngày Chính phủ Cộng hòa của Quý quốc, Quý Giám quốc kính mời Hoàng thượng ngự xem duyệt binh. Mỗi khi binh sĩ của ta diễu qua quảng trường, mọi người đều vỗ tay hoan hô, rất là vui vẻ, phấn khởi”.
Bên cạnh lịch trình chuyến đi của vua Khải Định, mộc bản triều Nguyễn sách Khải Định chính yếu sơ tập còn khắc lại khá chi tiết chương trình đón tiếp, trao đổi, lời đối thoại trực tiếp giữa vua Khải Định và Quý Quốc Pháp. Phải nói rằng, chuyến đi này khiến bản thân vua Khải Định rất vui và cảm kích trước sự đón tiếp nồng hậu mà Quý quốc đã dành cho mình. Mãi đến tận ngày 13 tháng 6, khi chuẩn bị về nước, vua Khải Định đã không quên viết lời cảm tạ, rồi sai dịch ra tiếng Pháp, đăng trên báo, công bố trước công chúng. Nội dung đại lược viết:
“Quả nhân vì việc quốc gia và tình lân bang mà không quản xa xôi vượt trùng dương sang đến Quý quốc, được Quý triều đình và mọi người chào đón nghênh tiếp long trọng, thịnh tình khôn xiết nỗi cảm kích. Đến nay cả việc nước lẫn tình bạn đều đã hoàn thành trọn vẹn, ít bữa nữa sẽ trở lại phương Nam, xin có mấy lời thưa với các bạn... Quả nhân hôm nay về nước xin có lời cảm tạ chân tình”. Ngày hôm đó, Quý Giám quốc mở tiệc tiễn đưa.
Hành trình trở về nước
Ngày 19, tháng 6 vua lên tàu thủy An Di về nước. Quan Thượng thư Bộ thuộc địa Sa Lộ, toàn quyền Long cùng nhiều vị quan chức văn võ đều tới tiễn đưa. Quý Giám Quốc cũng gửi điện tiễn ngự giá lên đường. Nội dung công điện được Mộc bản sách Khải Định chính yếu, quyển 9, mặt khắc 25, 26 ghi chép:
![]() |
Mộc bản sách Khải Ðịnh chính yếu, quyển 9, mặt khắc 23 ghi chép bức thư cảm tạ của vua Khải Ðịnh gửi đến Quý Quốc Pháp (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV) |
“Kính thưa Hoàng đế Bệ hạ. Vô cùng cảm tạ những điều mà Bệ hạ đã bày tỏ với bản chức về tình cảm thân ái, chân thành của Bệ hạ cũng như của dân tộc Quý quốc. Bệ hạ đã vượt trùng dương sang tới đất nước chúng tôi, đến thăm Quốc trưởng và đi du lãm các nơi trong nước, tình cảm quý mến của bệ hạ khiến dân chúng và chính phủ nước tôi vô cùng ngưỡng mộ. Hoàng Thái tử là con trai yêu quý của Bệ hạ, thế mà trách nhiệm dạy dỗ lại được trao cho nước chúng tôi, qua đó đã đủ chứng tỏ lòng tin cậy của Bệ hạ… Hoàng Thái tử lưu học ở đây, bọn chúng tôi sẽ hết lòng chăm nom, giữ gìn, Bệ hạ không phải lo nghĩ gì cả. Nay nhân bệ hạ ngự giá về nước xin kính chúc vạn sự bình an”.
Cũng như lúc đi, lúc về trên tàu có treo quốc kỳ hình rồng vàng, bài trí rất trang trọng lịch sự. Ở trời Nam, để chuẩn bị chào đón vị hoàng đế của đất nước trở về, Viện Cơ Mật đã tâu lên Lưỡng cung: “Ngự giá sang Tây là một sự kiện to lớn chưa từng có xưa nay. Nay loan giá trở về, thần dân khắp trong ngoài đều rất phấn khởi. Vậy xin vào hôm ngự giá về đến địa giới nước ta, thông tư cho các tỉnh, đạo, để sức xuống các thành phố, phủ, huyện, tổng, xã, thôn, ban ngày thì treo cờ, ban đêm thì giăng đèn tại những nơi có đình, đền, chùa, quán. Vào hôm ngự giá từ Đà Nẵng về đến Kinh thành, các đình, đền đều gióng chuông gõ trống để bày tỏ niềm vui mừng của cả nước. Tấu thỉnh được Lưỡng cung xuống ý chỉ cho thi hành”.
Đến ngày 19 tháng 7, vua Khải Định đặt chân về đến nước ta, kết thúc chuyến hành trình sang Pháp kéo dài gần 3 tháng. Chuyến ngự giá sang Tây của vua Khải Định cho đến nay đã nhận phải nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, với chuyến đi này, vua Khải Định đã lập nên một kỷ lục là ông vua Việt Nam đầu tiên du hành xa nhất và lâu nhất ngoài biên giới lãnh thổ.
T.Q
(TCSH379/09-2020)
PHÙNG TẤN ĐÔNG
1. Bộ bài chòi - một sản phẩm của giao lưu văn hóa
PHẠM TRƯỜNG AN
Ngày 1/12/2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” chính thức được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại”.
TRẦN VĂN DŨNG
Vào ngày 7/12/2017, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đây là điều ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế khẳng định sau khi Hải Vân Quan chính thức trở thành Di tích cấp quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về việc gửi Báo cáo tóm tắt Hồ sơ "Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang" tới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đề nghị đưa vào Danh mục dự kiến xây dựng Hồ sơ di sản thế giới.
Tại buổi lễ đón Bằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã chính thức công bố Chương trình Hành động Quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” giai đoạn 2017- 2022.
Sở VHTT Hà Nội vừa đã có văn bản số 921/SVH&TT gửi UBND huyện Gia Lâm xung quanh việc các mảng chạm ở bậu cửa sổ di tích đền Phù Đổng, xã Phù Đổng bỗng dưng bị sơn đỏ chót, sai lệch nghiêm trọng so với nguyên gốc và kỹ thuật bảo tồn.
Tối 31/3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tháp Chăm Hòa Lai và Pô Klong Garai là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt.
Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông là người vạch ra phương hướng và đặt viên đá đầu tiên, nhưng người đứng ra hoàn thành xuất sắc hoài bão ấy chính là Tổ sư Pháp Loa.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Dành 20 năm nghiên cứu, hướng dẫn trùng tu một số di sản văn hóa tại Việt Nam như khu phố cổ Hội An, nhà cổ ở Bắc Ninh hay làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)…, GS.KTS EJIMA AKIYOSHI (Nhật Bản) cho rằng, việc bảo tồn cần dựa trên nguyện vọng của người dân - chủ thể di sản, và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Tối 21/3, tại đền Mẫu Âu Cơ, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã diễn ra Lễ đón nhận và vinh danh “Tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam (1997-2017), ngày 21/3, thành phố Hội An phối hợp với các ngành chức năng đã khánh thành và đưa vào sử dụng công trình kè bảo vệ Phố cổ Hội An, Di sản Văn hóa Thế giới.
Trong các vũ khúc cung đình còn lại đời Nguyễn, điệu múa cung đình “Bát tiên hiến thọ” thuộc thể loại múa chúc tụng, thường được múa vào những ngày lễ vạn thọ, thánh thọ, tiên thọ.
Di sản Thành nhà Hồ và Khu di tích Phủ Trịnh - Nghè Vẹt tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa vốn có sẵn tiềm năng, nếu được đánh thức, đầu tư bài bản, sẽ trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch không chỉ trong tỉnh mà còn ở phạm vi quốc gia, quốc tế.
Bộ VHTT&DL vừa quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 15 di tích thuộc địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nam Định, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Bình và Đắk Lắk. Trong 15 di tích này có 10 di tích lịch sử và 5 di tích kiến trúc nghệ thuật.
Ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bắc Giang khẳng định như trên tại cuộc họp báo về Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà chiều ngày 6-3 tại Bắc Giang.
Sáng 28/2, tại đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra lễ đón bằng công nhận Lễ hội đền Cửa Ông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 23/2, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận các xã An toàn khu, Vùng An toàn khu ở tỉnh Lạng Sơn; đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt - Di tích lịch sử Khởi nghĩa Bắc Sơn.
Ít ai biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) từng bị sử dụng làm nơi đóng quân, có thời gian lại dùng làm điểm “cách ly dã chiến” cho việc đối phó với dịch tả ở Hà Nội.