HOÀNG LONG
Minh họa: Nhím
Nắm bắt
Anh yêu quý khoảnh khắc ấy.
Như trong bộ phim khi bất chợt có cảnh quay chậm lại hay dừng hẳn một vài giây. Cảm giác như cả thiên thu vĩnh cửu đều ngưng tụ lại và hàm chứa toàn thể không gian trong một sát na bất động. Cành hoa dại nhỏ bé màu vàng rung rinh trên bờ sông còn anh thì đang chảy qua một thành phố lạ. Đó là bối cảnh của cuộc gặp gỡ. Khi ấy anh đang mang nhiều nỗi niềm và âm thầm chảy trôi như quán tính. Nàng đứng ở một khúc quanh vì thế mà anh mới bất ngờ khi chạm mặt. Và anh sững sờ trước vẻ nguyên sơ thơ dại lẻ loi của một cánh hoa duy nhất còn lại trên bờ sông đầy những bê tông cốt thép trong một thành phố không quen toàn những tòa cao ốc chọc trời. Ánh nắng chiều chiếu vào càng làm nàng lung linh nổi bật và xoa dịu cặp mắt lờ đờ ngái ngủ của anh. Biết bao lâu rồi anh không còn nhìn thấy hoa vàng, không còn nhớ về một suối nguồn nơi khởi sự của hành trình ra biển lớn. Nơi ấy thật tuyệt diệu. Cô tịch trên một ngọn núi cao hoang vu, một thác nước nhỏ chảy ra từ đỉnh qua những tảng đá rêu phong và những hàng cây tuyệt đẹp. Quê hương ấy anh biết mình có ngày rời xa và chỉ hy vọng trên đường đi có vài cảnh đẹp nào đáng nhớ trước khi hòa mình vào biển cả xa xăm trong cuộc trở về vĩ đại. Dòng chảy trôi ngày một nhanh hơn, đầu tiên qua một thung lũng vắng người, một làng quê hẻo lánh, rồi một thành phố tỉnh lẻ. Lần đầu tiên anh thấy những tòa nhà cốt thép và anh buồn quá đỗi vì trông chúng vô hồn, cứng ngắc, chẳng có chút thơ mộng gì của suối nguồn cây lá ngày xưa. Anh tuyệt vọng và anh chấp nhận khi từ đó chỉ toàn là thành phố, người anh đen đủi dơ dáy dần đi, anh chỉ trôi đi mà không bận tâm gì nữa. Biển thì vẫn còn xa. Giữa những ngày chán chường ấy anh gặp nàng ở một khúc quanh. Khoảnh khắc diệu kỳ đẹp đẽ. Anh thấy bừng bừng sức sống thanh xuân. Anh lướt trôi qua nàng, mỉm cười cảm tạ rồi tiếp tục trôi chảy con đường của mình. Sau rất nhiều năm, nếu có ai hỏi anh về một kỷ niệm nào đẹp nhất anh sẽ nhắc về một cuộc gặp gỡ của một bông hoa dại đung đưa với một dòng sông Sử Lịch.
SG, ngày 28/10/2013
Dịch chuyển
Khung cảnh vẫn không thay đổi.
Như cảnh nền của bức tranh. Một cái bàn trong căn phòng nhỏ nhìn ra dòng sông tĩnh lặng. Cửa kính đóng lại, máy lạnh mở lên vào những ngày nước ròng để tránh mùi hôi tanh. Những ngày nước lớn thì mở toang cả cửa cả hồn mình ra nghe gió lộng. Anh với mấy người bạn thân thường hay tụ tập nơi đây vào những ngày cuối tuần từ hồi còn xa lơ lắc. Đến bây giờ đã bao nhiêu năm anh không còn muốn nhớ. Lúc đầu chỉ bốn năm người bạn, một cái bàn kê ra với vài chai bia tâm sự chuyện đời. Một thời gian sau, phải kê thêm một cái bàn lớn kề bên vì ai cũng dẫn người yêu tới. Vài năm nữa trong cuộc nhậu đã nghe tiếng khóc trẻ con, đang nhậu phải bỏ chai bia đi dỗ con cũng là chuyện chẳng còn hiếm thấy. Một cái bàn nữa được kê thêm cho lũ trẻ. Những cái đầu xanh ngày nào tóc đã hoa râm rồi bạc trắng. Những đứa trẻ cất tiếng khóc oe oe ngày nào giờ đã lớn, đi làm, lập gia đình rồi đẻ con. Khung cảnh vẫn chỉ chừng ấy. Dòng sông nước lớn, nước ròng, bàn ghế cũ nát đi, thay mới nhưng những chỗ ngồi còn nguyên đó. Từ góc bàn kia đến góc bàn này là tuổi thơ, tuổi trẻ và tuổi già ngồi sát bên nhau như một dòng chảy. Rồi chỗ góc bàn kia bắt đầu thưa người, những lần uống bia là những lần tưởng nhớ. Ngọn sóng bạc đầu khi rụng rơi hết thì ngọn sóng tiếp lại theo sau. Thế hệ sau lại thay nhau ngồi góc bàn cũ, thỉnh thoảng nhớ về thế hệ trước kia. Dòng sông chảy miên tục mà tĩnh tại. Đất đai tưởng biến đổi nhưng chỗ ngồi còn nguyên. Chỉ riêng có dòng chảy của thế hệ là không ngưng nghỉ, không chậm lại một giây phút nào. So với điều đó, dòng sông chỉ muôn đời đứng yên làm cảnh nền cho bức tranh về thế giới.
SG, ngày 6/11/2013
Loài hoa nở muộn
![]() |
Anh bỏ con thuyền, anh bỏ dòng sông, bỏ bến trăng mơ và bến mộng để tìm về những phố thị lên đèn, những trận cười thoáng qua, những nỗi buồn dài sâu và tê tái. Anh hăm hở lao đi để chán nản quay về, anh theo người đùa vui để vẫn thấy mình lạc lõng. Dù gắng sức bao nhiêu, anh cũng không thể nào hoàn toàn nhập cuộc, thế gian vẫn xem anh như kẻ bên lề. Anh những muốn nhập vào để viết để sống để cười nói như người ta nhưng sau những đêm chán chường nơi gác trọ anh thấy lòng mình đều ngân lên thanh âm của một cung đàn khác. Theo thời gian tiếng rung ngân ngày một nhỏ dần. Cho đến khi đã chất chứa quá nhiều cay đắng, đã ôm theo rất nhiều phẫn hận anh buông tay quay về lại bến cũ và dòng sông chỉ để nhận ra tiếng lòng đã tắt mất. Anh hoàn toàn là kẻ trắng tay. Anh sống lầm lũi ngày này qua tháng khác nơi chốn cũ, như thể đời mình đã chấm dứt, để tâm tư mình cũng trôi chảy như sông. Trong một đêm khuya hiu hắt anh bất ngờ nghe được tiếng đàn khe khẽ ngân rung. Đường xưa khuất lấp bít lối đã được khai thông, tiếng đàn bị vùi chôn sau bao ngộ nhận và quên lãng đã được sự thanh tĩnh rửa sạch quay về. Anh tập lắng nghe, anh tập ghi chép lại. Anh quan sát thật sâu sự trong đục, độ cao thấp của thanh âm và dần dần làm khúc ca trở nên hoàn thiện. Những tác phẩm của anh từ đó đã làm cho mọi người thoạt đầu bỡ ngỡ trước sự mới lạ rồi khâm phục và công nhận văn tài. Sau nhiều năm bi đát, anh đã nghe ra và chuyển được cái sâu kín riêng mang nhất của mình trở thành những bông hoa, dù đó là một loài hoa nở muộn.
SG, ngày 7/11/2013
(SH298/12-13)
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
21 giờ đêm, tôi rời khởi phòng làm việc sau một ngày. Từ tầng sáu của tòa nhà nhìn xuống, khu phố Loan bắt đầu lên đèn.
TRẦN THÚC HÀ
Tặng H.V.T
Cha ông, là một nhà tạc tượng có tiếng ở chốn Thăng Long. Năm 1397 dưới triều Trần Thiếu đế, Hồ Quý Ly cho xây thành Tây Đô, cha ông được mời đến khắc chạm nội thất trong điện tiền.
LÊ THỊ HOÀI NAM
Mười một giờ! Mười một giờ ba mươi! Mười hai giờ! Thư vẫn chưa về. Hôm nay là ngày nghỉ của cô ấy? Trước đây, mấy khi anh để ý đến chuyện đi về của vợ nhưng mỗi lần về muộn, Thư đều báo trước. Bây giờ cô ấy đi đâu? Hay lại...
NGUYỆT CHU
1.
Buổi chiều.
Trại trẻ mồ côi.
Trong phòng chờ khách.
TRẦN BĂNG KHUÊ
1. Nàng bứt rứt ngồi xuống chiếc ghế gần giá sách nhỏ của Gloria J. Chỉ có lèo tèo một vài quyển, còn lại là các tờ bướm quảng cáo du lịch, hay offer café, nhà hàng nào đó đang giảm giá vài chục phần trăm rải rác trên thành cửa sổ.
NGUYỄN ĐẶNG THÙY TRANG
PHẠM NGỌC TÚY
Lúc tôi đẩy cánh cửa bước vào nhà, ba tôi đang ngồi trầm tư trong ghế bành, bên lò sưởi cháy đỏ rực rỡ. Những ngọn nến được thắp lên làm sáng tỏ căn phòng, thứ ánh sáng mập mờ hư ảo.
LỮ MAI
- Chú nói với mày một bí mật…
- Thím Dinh ngoại tình phải không?
DIỆU PHÚC
Ta nguyên thân là nước mắt của thần. Vì là nước mắt của thần, mang đầy linh khí, nên khi rơi xuống trần, chẳng thể tiêu tan.
PHẠM GIAI QUỲNH
Họ tập hợp ở cảng Cá Mập của thị trấn S. Thị trấn này nằm bên Địa Trung Hải, nhỏ và hầu như không mấy xuất hiện trong tầm mắt của các du khách có mong muốn thám hiểm hoặc vãn cảnh. Bởi ở đây không có gì ngoài cá và muối.
ĐINH NGỌC TÂM
Cái bóng xuất hiện ba lần mỗi ngày. Buổi sáng đó là một vệt mờ in trên trần nhà và vách tường bên phải. Một vệt mờ ẩn rồi hiện, đậm rồi nhạt.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1.
Lão ngồi tựa lưng ngôi mộ cổ dưới tán lá cây me đại thụ, mắt lim dim. Buổi trưa, giồng Tân Hiệp buồn thiu theo từng cơn oi bức của cái nóng hầm hập nắng cuối mùa.
NGUYÊN QUÂN
Khu chợ, những ki ốt bê tông vươn mặt ra phía con suối rộng cả trăm mét, đang cuồn cuộn dòng nước đục ngầu. Đứng ở vị trí này, tì hai tay xuống vai chiếc cầu hiện đại vắt ngang suối, có thể duỗi tầm mắt nhìn suôn suốt đến tận dãy núi cao vút đầu nguồn. Khe Tre là đây. Khe Tre đầy những câu chuyện đường rừng huyền hoặc của thằng Ngạn là đây sao.
CUNG TÍCH BIỀN
Dòng họ Trần Liêu vào định cư ở bờ Bắc sông Thu một thời gian lại gặp chuyện chẳng lành.
NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
Duy chợt mở bừng mắt vì tiếng đập lùng bùng của mấy tấm phên liếp. Anh nhìn ra ngoài. Trời xám đục một màu chì, chẳng biết còn sáng sớm hay đã xế chiều.
NGUYỄN HẢI TRIỀU
1.
Đường ra bến đò cuối làng Phú Đông ngày xưa không vắng hoe như bây giờ đâu. Cái bến đò còn đông đúc người qua lại.
LÊ MINH PHONG
Có một kẻ hành khất già nua đi bán thơ dạo dừng lại trước cổng nhà tôi. Và tôi biết ông ấy đi ra từ một giấc mơ nào đấy của cha tôi. Cha tôi thường mơ tới những giấc mơ lạ kỳ. Những giấc mơ không giống bất kỳ một giấc mơ của ai khác.
TẠ BẢO
Hôm chú tôi đi bộ đội, trong lúc liên hoan chú cao hứng tuyên bố trước cả nhà: "Chết xanh cỏ, sống đỏ ngực".
NGUYỄN NHÃ TIÊN
Đường lên núi Quèn tràn ngập sắc hoa đào. Màu hồng phấn trên những cánh rừng đào phai lớp lớp mái xuôi nghiêng xoay tròn hình chóp, đẹp đến nỗi mây trắng dặt dìu bay qua đỉnh núi cũng ửng lên màu ráng hồng hư ảo quang chiếu cả bầu trời Tam Điệp.
LTS: Nhà thơ Mỹ Dạ chuyển cảm hứng sang viết kịch bản phim và truyện ngắn sau thời thiếu nữ đã đoạt giải nhất thơ Báo Văn Nghệ 1973 và tập thơ "Bài thơ không năm tháng" được giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam -1983. Tự khám phá khả năng trong thể loại mới đâu dễ thành công, riêng gì với nữ sĩ. Vậy mà Mỹ Dạ đã có truyện "đầu tay" sau khi ra đời 3 tập thơ. SH xin trân trọng giới thiệu ngõ ngách "tâm hồn khác" của nàng thơ mượn văn xuôi làm sáng tỏ mình.