HOÀNG LONG
Minh họa: Nhím
Nắm bắt
Anh yêu quý khoảnh khắc ấy.
Như trong bộ phim khi bất chợt có cảnh quay chậm lại hay dừng hẳn một vài giây. Cảm giác như cả thiên thu vĩnh cửu đều ngưng tụ lại và hàm chứa toàn thể không gian trong một sát na bất động. Cành hoa dại nhỏ bé màu vàng rung rinh trên bờ sông còn anh thì đang chảy qua một thành phố lạ. Đó là bối cảnh của cuộc gặp gỡ. Khi ấy anh đang mang nhiều nỗi niềm và âm thầm chảy trôi như quán tính. Nàng đứng ở một khúc quanh vì thế mà anh mới bất ngờ khi chạm mặt. Và anh sững sờ trước vẻ nguyên sơ thơ dại lẻ loi của một cánh hoa duy nhất còn lại trên bờ sông đầy những bê tông cốt thép trong một thành phố không quen toàn những tòa cao ốc chọc trời. Ánh nắng chiều chiếu vào càng làm nàng lung linh nổi bật và xoa dịu cặp mắt lờ đờ ngái ngủ của anh. Biết bao lâu rồi anh không còn nhìn thấy hoa vàng, không còn nhớ về một suối nguồn nơi khởi sự của hành trình ra biển lớn. Nơi ấy thật tuyệt diệu. Cô tịch trên một ngọn núi cao hoang vu, một thác nước nhỏ chảy ra từ đỉnh qua những tảng đá rêu phong và những hàng cây tuyệt đẹp. Quê hương ấy anh biết mình có ngày rời xa và chỉ hy vọng trên đường đi có vài cảnh đẹp nào đáng nhớ trước khi hòa mình vào biển cả xa xăm trong cuộc trở về vĩ đại. Dòng chảy trôi ngày một nhanh hơn, đầu tiên qua một thung lũng vắng người, một làng quê hẻo lánh, rồi một thành phố tỉnh lẻ. Lần đầu tiên anh thấy những tòa nhà cốt thép và anh buồn quá đỗi vì trông chúng vô hồn, cứng ngắc, chẳng có chút thơ mộng gì của suối nguồn cây lá ngày xưa. Anh tuyệt vọng và anh chấp nhận khi từ đó chỉ toàn là thành phố, người anh đen đủi dơ dáy dần đi, anh chỉ trôi đi mà không bận tâm gì nữa. Biển thì vẫn còn xa. Giữa những ngày chán chường ấy anh gặp nàng ở một khúc quanh. Khoảnh khắc diệu kỳ đẹp đẽ. Anh thấy bừng bừng sức sống thanh xuân. Anh lướt trôi qua nàng, mỉm cười cảm tạ rồi tiếp tục trôi chảy con đường của mình. Sau rất nhiều năm, nếu có ai hỏi anh về một kỷ niệm nào đẹp nhất anh sẽ nhắc về một cuộc gặp gỡ của một bông hoa dại đung đưa với một dòng sông Sử Lịch.
SG, ngày 28/10/2013
Dịch chuyển
Khung cảnh vẫn không thay đổi.
Như cảnh nền của bức tranh. Một cái bàn trong căn phòng nhỏ nhìn ra dòng sông tĩnh lặng. Cửa kính đóng lại, máy lạnh mở lên vào những ngày nước ròng để tránh mùi hôi tanh. Những ngày nước lớn thì mở toang cả cửa cả hồn mình ra nghe gió lộng. Anh với mấy người bạn thân thường hay tụ tập nơi đây vào những ngày cuối tuần từ hồi còn xa lơ lắc. Đến bây giờ đã bao nhiêu năm anh không còn muốn nhớ. Lúc đầu chỉ bốn năm người bạn, một cái bàn kê ra với vài chai bia tâm sự chuyện đời. Một thời gian sau, phải kê thêm một cái bàn lớn kề bên vì ai cũng dẫn người yêu tới. Vài năm nữa trong cuộc nhậu đã nghe tiếng khóc trẻ con, đang nhậu phải bỏ chai bia đi dỗ con cũng là chuyện chẳng còn hiếm thấy. Một cái bàn nữa được kê thêm cho lũ trẻ. Những cái đầu xanh ngày nào tóc đã hoa râm rồi bạc trắng. Những đứa trẻ cất tiếng khóc oe oe ngày nào giờ đã lớn, đi làm, lập gia đình rồi đẻ con. Khung cảnh vẫn chỉ chừng ấy. Dòng sông nước lớn, nước ròng, bàn ghế cũ nát đi, thay mới nhưng những chỗ ngồi còn nguyên đó. Từ góc bàn kia đến góc bàn này là tuổi thơ, tuổi trẻ và tuổi già ngồi sát bên nhau như một dòng chảy. Rồi chỗ góc bàn kia bắt đầu thưa người, những lần uống bia là những lần tưởng nhớ. Ngọn sóng bạc đầu khi rụng rơi hết thì ngọn sóng tiếp lại theo sau. Thế hệ sau lại thay nhau ngồi góc bàn cũ, thỉnh thoảng nhớ về thế hệ trước kia. Dòng sông chảy miên tục mà tĩnh tại. Đất đai tưởng biến đổi nhưng chỗ ngồi còn nguyên. Chỉ riêng có dòng chảy của thế hệ là không ngưng nghỉ, không chậm lại một giây phút nào. So với điều đó, dòng sông chỉ muôn đời đứng yên làm cảnh nền cho bức tranh về thế giới.
SG, ngày 6/11/2013
Loài hoa nở muộn
![]() |
Anh bỏ con thuyền, anh bỏ dòng sông, bỏ bến trăng mơ và bến mộng để tìm về những phố thị lên đèn, những trận cười thoáng qua, những nỗi buồn dài sâu và tê tái. Anh hăm hở lao đi để chán nản quay về, anh theo người đùa vui để vẫn thấy mình lạc lõng. Dù gắng sức bao nhiêu, anh cũng không thể nào hoàn toàn nhập cuộc, thế gian vẫn xem anh như kẻ bên lề. Anh những muốn nhập vào để viết để sống để cười nói như người ta nhưng sau những đêm chán chường nơi gác trọ anh thấy lòng mình đều ngân lên thanh âm của một cung đàn khác. Theo thời gian tiếng rung ngân ngày một nhỏ dần. Cho đến khi đã chất chứa quá nhiều cay đắng, đã ôm theo rất nhiều phẫn hận anh buông tay quay về lại bến cũ và dòng sông chỉ để nhận ra tiếng lòng đã tắt mất. Anh hoàn toàn là kẻ trắng tay. Anh sống lầm lũi ngày này qua tháng khác nơi chốn cũ, như thể đời mình đã chấm dứt, để tâm tư mình cũng trôi chảy như sông. Trong một đêm khuya hiu hắt anh bất ngờ nghe được tiếng đàn khe khẽ ngân rung. Đường xưa khuất lấp bít lối đã được khai thông, tiếng đàn bị vùi chôn sau bao ngộ nhận và quên lãng đã được sự thanh tĩnh rửa sạch quay về. Anh tập lắng nghe, anh tập ghi chép lại. Anh quan sát thật sâu sự trong đục, độ cao thấp của thanh âm và dần dần làm khúc ca trở nên hoàn thiện. Những tác phẩm của anh từ đó đã làm cho mọi người thoạt đầu bỡ ngỡ trước sự mới lạ rồi khâm phục và công nhận văn tài. Sau nhiều năm bi đát, anh đã nghe ra và chuyển được cái sâu kín riêng mang nhất của mình trở thành những bông hoa, dù đó là một loài hoa nở muộn.
SG, ngày 7/11/2013
(SH298/12-13)
Truyện ngụ ngôn của TRIỀU NGUYÊN
Truyện ngắn “Sóng ngoài khơi” đã tránh được gần như tất cả những trò “dỏm” của nhiều người cầm bút hôm nay: Viết về tình dục với cung cách ồn ào như thể đây là món tân kỳ về tư tưởng và nghệ thuật nhưng thật ra chỉ cho thấy thói a dua thời trang và sự thiếu hiểu biết về văn chương đương đại. Với một bút pháp tinh tế, thông minh, và kiềm chế, “Sóng ngoài khơi” đã thể hiện được bản lãnh văn chương của một tác giả trẻ khi đụng tới đề tài nằm ngoài kinh nghiệm bản thân như Khánh Phương. PHAN NHIÊN HẠO
1. Con đường nhầy nhụa dẫn xuống chân dốc đã được ai đó rắc lên ít cát khô. Trời nắng hay mưa thì con đường vẫn thế. Để đi được vào cái xóm tự lập này không còn con đường nào khác.
Vào cái giây phút định mệnh ấy, tiếng hát nức nở của Khánh Ly vọng tới: Đêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui, Mẹ hãy ra đây nhìn phố ngập người. Đêm nay hòa bình, không nụ cười trên môi. Nhìn quanh đây không ai còn lại…vỗ về cơn say dịu dàng của tôi.
Anh chị dọn về đây từ hồi mới cưới nhau. Căn phòng xinh xinh, quét vôi xanh nhạt, trang nhã và sạch sẽ.
PHẠM XUÂN PHỤNGNgười thợ học việc rán một hơi cuối cùng. Đó là hơi quyết định sự thành bại của sản phẩm. Đốm thủy tinh lỏng đỏ rực đầu ống xuy phồng to lên, đẹp như một quả cầu lửa sáng chói. Đoạn, anh đưa quả cầu lửa vào lỗ khuôn rồi vừa thổi vừa xoay vừa nhấc dần đầu ống xuy đồng lên cao. Cuối cùng, bằng một động tác dứt khoát, anh xoáy mạnh, cắt lìa đầu ống khỏi phần còn lại của quả cầu lửa hơi nhô ra trên lỗ khuôn.
NGUYỄN BẢNTôi nhổ vào hai lọ crem Tokalon trắng và hồng, loại crem Pháp đắt tiền đang dùng dở của bà, rồi vảy nước bọt đi cho mất dấu.
NGUYỄN ANH ĐÀONàng vào Phú Xuân đã gần hai tháng. Giữa cảnh ngựa xe tấp nập, khăn áo lượt là, muôn hồng nghìn tía của chôn kinh thành, không làm cho lòng nàng nguôi ngoai nỗi nhớ cố hương. Ở cái làng nằm khuất dưới những rặng liễu bên Hồ Tây, vào mùa này rực lên màu vàng của những cuộn tơ óng ả vắt trên bờ giậu. Gió thu lồng lộng mơn man như những ngón tay thiếu nữ nhẹ bứt những chiếc lá đào úa vàng rắc xuống hồ làm thành những chiếc chong chóng quay tít trên mặt nước. Nàng đắm chìm trong nỗi nhớ nhà, nhớ kinh thành cũ với những đền đài, chùa miếu, tuy không thật uy nghi tráng lệ nhưng in đậm dấu vết của thời gian mà mỗi triều đại như khắc hằn trên đó những nét tinh hoa của một nền văn vật nghìn năm.
BÙI MINH QUỐCHoạ sĩ Từ Thành bạn tôi, vào thời khốn đốn nhất phải xoay sang làm mặt nạ để sống qua ngày. Ông thường làm các mặt nạ hề đủ loại, mặt ông địa, mặt chó, mặt khỉ, mặt gấu... và cả các thứ mặt tướng cướp. Khách hàng của ông toàn trẻ con. Vào mùa nắng ráo- mùa vui chơi của lũ trẻ, ông bán khá chạy. Biết tụi nhỏ chẳng có mấy tiền, ông bán rẻ, lấy công làm lãi, nên cũng chỉ tạm đủ sống. Nhưng vào mùa mưa gió bão bùng, hàng ế, thì ông đói.