Chống nạn đạo báo của các 'nhà cắt-dán': Cần những Phó Đức Phương trong báo chí

14:43 29/01/2015

Cần có một cơ quan kiểu như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trong lĩnh vực báo chí và các cơ quan báo chí cần phải liên kết lại trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền báo chí. Đó là giải pháp được nhiều đại biểu đồng tình nhất tại Hội thảo "Vấn đề Bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" được tổ chức ngày 28/1 tại TP.HCM.

Báo chí đang mặc đồng phục

Hội thảo có sự góp mặt của gần 50 đại biểu đến từ nhiều cơ quan báo chí đang hoạt động tại hai thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM và một số báo, đài địa phương. Hơn 30 ý kiến với nhiều vấn đề khác nhau đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo, nhưng tập trung chủ yếu vào vấn đề vấn nạn vi phạm bản quyền và cách khách phục.

Hầu hết các đại biểu cho rằng, chưa bao giờ tình trạng sao chép, vi phạm bản quyền báo chí lại đáng báo động như hiện nay và hầu hết xảy ra trên các báo, các trang thông tin điện tử.

Ông Huỳnh Dũng Nhân, Phó chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM, Tổng biên tập Tạp chí Nghề báo cho rằng, trong kỷ nguyên số, khi mà báo điện tử mọc lên như những tòa nhà chọc trời, khái niệm về nhà báo đã thay đổi. Theo ông, nhà báo tử tế thì ít, "nhà cắt-dán" thì nhiều.

Vị TBT Tạp chí Nghề báo ví von: "Thấy mảnh vườn ngập cỏ dại mà không có biện pháp nhổ cỏ tận gốc để trồng cây, thì không còn là nguy cơ nữa, mà sẽ là thực tiễn phá vỡ nền báo chí của chúng ta. Nhà báo cắt – dán sẽ tự giết mình, giết chết tờ báo của mình và làm hại đến người khác (bạn đọc)".

Ông Nguyễn Văn Bảy (Cục Sở hữu Trí tuệ) cho rằng; vi phạm bản quyền báo chí đến mức báo động như hiện nay cho thấy đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo, phóng viên đang xuống cấp, không thể điều chỉnh bằng dư luận xã hội được nữa vì "dây thần kinh đạo đức" đã bị đứt. Vì thế, nó cần được xử lý và "nối lại" bằng luật và những chế tài cụ thể hơn.

TS Huỳnh Văn Thông, Trưởng Khoa Báo chí (ĐH KHXHNV TP.HCM) "nhận diện" lỗi vi phạm đạo đức về sử dụng thông tin trên môi trường báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp là do làn sóng "văn hóa miễn phí" trên internet.

Làn sóng này có thể tạo ra một cuộc tấn công, dù có thể bất tự giác đối với truyền thống tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, tác quyền nói riêng. Không phải ngẫu nhiên mà trên môi trường internet hiện nay, các trang thông tin kiểu "ký sinh" sử dụng không xin phép và không trả phí thông tin và tri thức của người khác để kinh doanh hưởng lợi đến mức đáng kinh ngạc...

Nói về vấn nạn sao chép, vi phạm bản quyền báo chí hiện nay, nhà báo Lê Xuân Trung, Tổng thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ cho rằng, nhiều báo hiện nay đang mặc đồng phục và bán những mặt hàng giống nhau.

Ông Trung cho rằng trong rất nhiều nguyên nhân, có một phần nguyên nhân của việc nhiều quy định chưa rõ ràng, khó hiểu, dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất. Ông dẫn chứng: "Quy định tại Điều 25 – Luật Sở hữu Trí tuệ về những trường hợp được sử dụng tác phẩm báo chí mà không phải xin phép: "...Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình". Vậy, thế nào là trích dẫn hợp lý? Giống đến bao nhiêu phần trăm bài viết thì mới gọi là vi phạm bản quyền?

Liên minh bằng "công ước" chung

Trong phần thảo luận tìm giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số, đã số các đại biểu đều đồng tình với giải pháp cần có một cơ quan kiểu như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trong lĩnh vực báo chí và các cơ quan báo chí cần phải liên kết lại.

Cụ thể, theo nhà báo Lê Quốc Minh, TBT Vietnam Plus (TTXVN), cần có một liên minh các nhà báo với cam kết: "Chúng ta không lấy của ai và quyết tâm không cho ai ăn cắp của chúng ta thì mới mong tiến tới chấm dứt nạn đạo báo".

Đồng tình với quan điểm này và cũng là trả lời câu hỏi: Bản quyền báo chí có bảo vệ được không? Nhà báo Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Le Media JSC phát biểu: "Cần có một cơ quan bảo vệ bản quyền báo chí hoạt động độc lập, được thừa nhận bởi cơ quan quản lý cao nhất và sự đồng thuận của các cơ quan báo chí thành viên. Cơ quan này tương tự như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam, có các quyền xử phạt hoặc yêu cầu thanh toán phí bản quyền theo một barem quy định. Phí bản quyền thu được sẽ được trả 50% cho các cơ quan bị sao chép và 50% dùng để duy trì trung tâm. Trung tâm này hoạt động phi lợi nhuận và vì mục đích bảo vệ quyền lợi cho các cơ quan báo chí là thành viên".

Cùng với việc các nhà báo cần liên minh trong "ngôi nhà chung" tạm gọi là Trung tâm Bảo vệ bản quyền Báo chí, theo nhà báo Lê Xuân Trung, Tổng thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ, các báo thành viên cùng ký một công ước thỏa thuận sẽ không vi phạm bản quyền. "Một khi đã đặt bút ký vào công ước này, chúng ta sẽ có động lực để chấp hành nghiêm quy định về bản quyền, báo chí không mặc đồng phục bằng cách sao chép lẫn nhau nữa" – ông Trung lạc quan nói.

Thực ra, ý tưởng thành lập một cơ quan kiểu như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trong lĩnh vực báo chí đối với Việt Nam là mới, nhưng với thế giới thì họ đã làm từ lâu.

Cụ thể tại Sri Lanka, có một Ủy ban Khiếu nại Báo chí với thành viên là các chủ báo. Khi xảy ra vấn đề vi phạm bản quyền, Ủy ban này sẽ đứng ra phân xử và nếu không được chấp thuận, các bên có thể đưa nhau ra tòa.

Tuy nhiên ngay cả khi ra tòa thì ý kiến của Ủy ban này vẫn chi phối nội dung bản án. Vấn đề ở đây là trong môi trường báo chí Việt Nam, liệu Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin – Truyền thông có thể cho phép thành lập một Trung tâm như thế và có những người năng nổ, quyết liệt trong việc "đòi tiền" tác quyền như nhạc sĩ Phó Đức Phương đã làm trong lĩnh vực âm nhạc?

Trong khi chờ đợi một trung tâm như thế ra đời cùng các văn bản pháp lý và hệ thống tư pháp cải tiến theo hướng bảo hộ người sở hữu bản quyền thay vì gây khó khăn cho việc chứng minh vi phạm, có lẽ tự thân các báo, đài cần phải có hành động của chính mình trong việc bảo vệ mình, bảo vệ tài sản trí tuệ của mình thì hơn.

 

Báo Tuổi trẻ: Năm 2014 thu 2,4 tỉ đồng tiền bản quyền báo chí

"Năm 2014, Báo Tuổi trẻ đã thu được 2,4 tỉ đồng từ tiền bán bản quyền báo chí. Cách làm của chúng tôi là thành lập một bộ phận theo dõi, triển khai thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ bản quyền. Ngay khi phát hiện vi phạm bản quyền, BBT sẽ phát hành văn bản lưu ý, nhắc nhở vi phạm, đồng thời hướng dẫn các đơn vị muốn sử dụng, hợp tác khai thác thông tin của báo có thể liên hệ với bộ phận kinh doanh để ký hợp đồng hợp tác, trả phí theo quy định. Kể từ khi triển khai kế hoạch này (2013) đến nay báo chúng tôi đã nhận được khoảng 150 công văn xin phép được khai thác hoặc mua lại thông tin của Tuổi trẻ". Ông Lê Xuân Trung, Tổng thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ.



Theo Phạm Huy Ngọc - TT&VH

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.

  • LÊ HOÀNG TÙNG

    Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.

  • Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.

  • Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.

  • Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.

  • Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ   

    Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.

  • Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.

  • Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.

  • 5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.

  • Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?

  • Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.

  • Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.

  • NGUYỄN THANH TÙNG

    Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.

  • Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.

  • Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.

  • Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.

  • Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…

  • Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?

  • Trong xã hội dịch chuyển, Tết với mỗi thế hệ mang giá trị, ý nghĩa khác nhau. Nếu nhiều gia đình trẻ có thể đóng cửa dắt nhau đi du lịch, đón và chơi Tết ở một nơi xa thì với không ít người cao tuổi, ngày Tết vẫn mang giá trị truyền thống bất biến. Tuy nhiên, một điều chung nhất dễ nhận thấy, đó là trong tâm thức mỗi người Việt luôn trân trọng những giá trị linh thiêng ngày Tết cổ truyền.