Chống nạn đạo báo của các 'nhà cắt-dán': Cần những Phó Đức Phương trong báo chí

14:43 29/01/2015

Cần có một cơ quan kiểu như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trong lĩnh vực báo chí và các cơ quan báo chí cần phải liên kết lại trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền báo chí. Đó là giải pháp được nhiều đại biểu đồng tình nhất tại Hội thảo "Vấn đề Bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" được tổ chức ngày 28/1 tại TP.HCM.

Báo chí đang mặc đồng phục

Hội thảo có sự góp mặt của gần 50 đại biểu đến từ nhiều cơ quan báo chí đang hoạt động tại hai thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM và một số báo, đài địa phương. Hơn 30 ý kiến với nhiều vấn đề khác nhau đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo, nhưng tập trung chủ yếu vào vấn đề vấn nạn vi phạm bản quyền và cách khách phục.

Hầu hết các đại biểu cho rằng, chưa bao giờ tình trạng sao chép, vi phạm bản quyền báo chí lại đáng báo động như hiện nay và hầu hết xảy ra trên các báo, các trang thông tin điện tử.

Ông Huỳnh Dũng Nhân, Phó chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM, Tổng biên tập Tạp chí Nghề báo cho rằng, trong kỷ nguyên số, khi mà báo điện tử mọc lên như những tòa nhà chọc trời, khái niệm về nhà báo đã thay đổi. Theo ông, nhà báo tử tế thì ít, "nhà cắt-dán" thì nhiều.

Vị TBT Tạp chí Nghề báo ví von: "Thấy mảnh vườn ngập cỏ dại mà không có biện pháp nhổ cỏ tận gốc để trồng cây, thì không còn là nguy cơ nữa, mà sẽ là thực tiễn phá vỡ nền báo chí của chúng ta. Nhà báo cắt – dán sẽ tự giết mình, giết chết tờ báo của mình và làm hại đến người khác (bạn đọc)".

Ông Nguyễn Văn Bảy (Cục Sở hữu Trí tuệ) cho rằng; vi phạm bản quyền báo chí đến mức báo động như hiện nay cho thấy đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo, phóng viên đang xuống cấp, không thể điều chỉnh bằng dư luận xã hội được nữa vì "dây thần kinh đạo đức" đã bị đứt. Vì thế, nó cần được xử lý và "nối lại" bằng luật và những chế tài cụ thể hơn.

TS Huỳnh Văn Thông, Trưởng Khoa Báo chí (ĐH KHXHNV TP.HCM) "nhận diện" lỗi vi phạm đạo đức về sử dụng thông tin trên môi trường báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp là do làn sóng "văn hóa miễn phí" trên internet.

Làn sóng này có thể tạo ra một cuộc tấn công, dù có thể bất tự giác đối với truyền thống tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, tác quyền nói riêng. Không phải ngẫu nhiên mà trên môi trường internet hiện nay, các trang thông tin kiểu "ký sinh" sử dụng không xin phép và không trả phí thông tin và tri thức của người khác để kinh doanh hưởng lợi đến mức đáng kinh ngạc...

Nói về vấn nạn sao chép, vi phạm bản quyền báo chí hiện nay, nhà báo Lê Xuân Trung, Tổng thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ cho rằng, nhiều báo hiện nay đang mặc đồng phục và bán những mặt hàng giống nhau.

Ông Trung cho rằng trong rất nhiều nguyên nhân, có một phần nguyên nhân của việc nhiều quy định chưa rõ ràng, khó hiểu, dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất. Ông dẫn chứng: "Quy định tại Điều 25 – Luật Sở hữu Trí tuệ về những trường hợp được sử dụng tác phẩm báo chí mà không phải xin phép: "...Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình". Vậy, thế nào là trích dẫn hợp lý? Giống đến bao nhiêu phần trăm bài viết thì mới gọi là vi phạm bản quyền?

Liên minh bằng "công ước" chung

Trong phần thảo luận tìm giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số, đã số các đại biểu đều đồng tình với giải pháp cần có một cơ quan kiểu như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trong lĩnh vực báo chí và các cơ quan báo chí cần phải liên kết lại.

Cụ thể, theo nhà báo Lê Quốc Minh, TBT Vietnam Plus (TTXVN), cần có một liên minh các nhà báo với cam kết: "Chúng ta không lấy của ai và quyết tâm không cho ai ăn cắp của chúng ta thì mới mong tiến tới chấm dứt nạn đạo báo".

Đồng tình với quan điểm này và cũng là trả lời câu hỏi: Bản quyền báo chí có bảo vệ được không? Nhà báo Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Le Media JSC phát biểu: "Cần có một cơ quan bảo vệ bản quyền báo chí hoạt động độc lập, được thừa nhận bởi cơ quan quản lý cao nhất và sự đồng thuận của các cơ quan báo chí thành viên. Cơ quan này tương tự như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam, có các quyền xử phạt hoặc yêu cầu thanh toán phí bản quyền theo một barem quy định. Phí bản quyền thu được sẽ được trả 50% cho các cơ quan bị sao chép và 50% dùng để duy trì trung tâm. Trung tâm này hoạt động phi lợi nhuận và vì mục đích bảo vệ quyền lợi cho các cơ quan báo chí là thành viên".

Cùng với việc các nhà báo cần liên minh trong "ngôi nhà chung" tạm gọi là Trung tâm Bảo vệ bản quyền Báo chí, theo nhà báo Lê Xuân Trung, Tổng thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ, các báo thành viên cùng ký một công ước thỏa thuận sẽ không vi phạm bản quyền. "Một khi đã đặt bút ký vào công ước này, chúng ta sẽ có động lực để chấp hành nghiêm quy định về bản quyền, báo chí không mặc đồng phục bằng cách sao chép lẫn nhau nữa" – ông Trung lạc quan nói.

Thực ra, ý tưởng thành lập một cơ quan kiểu như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trong lĩnh vực báo chí đối với Việt Nam là mới, nhưng với thế giới thì họ đã làm từ lâu.

Cụ thể tại Sri Lanka, có một Ủy ban Khiếu nại Báo chí với thành viên là các chủ báo. Khi xảy ra vấn đề vi phạm bản quyền, Ủy ban này sẽ đứng ra phân xử và nếu không được chấp thuận, các bên có thể đưa nhau ra tòa.

Tuy nhiên ngay cả khi ra tòa thì ý kiến của Ủy ban này vẫn chi phối nội dung bản án. Vấn đề ở đây là trong môi trường báo chí Việt Nam, liệu Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin – Truyền thông có thể cho phép thành lập một Trung tâm như thế và có những người năng nổ, quyết liệt trong việc "đòi tiền" tác quyền như nhạc sĩ Phó Đức Phương đã làm trong lĩnh vực âm nhạc?

Trong khi chờ đợi một trung tâm như thế ra đời cùng các văn bản pháp lý và hệ thống tư pháp cải tiến theo hướng bảo hộ người sở hữu bản quyền thay vì gây khó khăn cho việc chứng minh vi phạm, có lẽ tự thân các báo, đài cần phải có hành động của chính mình trong việc bảo vệ mình, bảo vệ tài sản trí tuệ của mình thì hơn.

 

Báo Tuổi trẻ: Năm 2014 thu 2,4 tỉ đồng tiền bản quyền báo chí

"Năm 2014, Báo Tuổi trẻ đã thu được 2,4 tỉ đồng từ tiền bán bản quyền báo chí. Cách làm của chúng tôi là thành lập một bộ phận theo dõi, triển khai thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ bản quyền. Ngay khi phát hiện vi phạm bản quyền, BBT sẽ phát hành văn bản lưu ý, nhắc nhở vi phạm, đồng thời hướng dẫn các đơn vị muốn sử dụng, hợp tác khai thác thông tin của báo có thể liên hệ với bộ phận kinh doanh để ký hợp đồng hợp tác, trả phí theo quy định. Kể từ khi triển khai kế hoạch này (2013) đến nay báo chúng tôi đã nhận được khoảng 150 công văn xin phép được khai thác hoặc mua lại thông tin của Tuổi trẻ". Ông Lê Xuân Trung, Tổng thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ.



Theo Phạm Huy Ngọc - TT&VH

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Chúng ta tưởng rằng, chúng ta tạo ra mạng xã hội là để chúng ta tự do hơn: tự do phát ngôn, tự do thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình, nhưng nhìn những điều đang diễn ra, chúng ta liệu có đạt được tự do thực sự và quan trọng hơn, là tìm kiếm được hạnh phúc?

  • Mấy chục năm qua, phê bình luôn được coi là khâu yếu nhất của nền văn nghệ. Nhẹ thì cũng là chưa theo kịp sự phát triển của phong trào sáng tác, không cắt nghĩa được sự phức tạp của các hiện tượng văn nghệ…

  • Có thể đội tuyển Nhật Bản không vô địch World Cup 2018 nhưng các cổ động viên của họ đã vô địch trên khán đài khi để lại ấn tượng đẹp về ứng xử cũng như hành động dọn sạch rác khu vực ghế ngồi.

  • Là một nghề gắn với viết lách, chữ nghĩa nên không có gì lạ khi nhiều nhà báo viết sách. Nhưng bản chất nghề báo là công việc liên quan đến thông tin nên sách của nhà báo ngoài sự đa dạng còn có một đặc thù riêng là luôn gắn với dòng chảy của thời sự, nhất là dòng thời sự liên quan đến chuyên môn của từng người.

  • Tạo tác và sử dụng mặt nạ là nét văn hóa vẫn sống động ở vùng Eo biển Torres của Australia. Những kiến thức lịch sử chứa đựng bên trong khiến chúng được mang đi trưng bày khắp thế giới. Nhưng điều đáng nói còn là câu chuyện ứng xử với truyền thống nơi đây.

  • Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong việc chung tay xây dựng lễ hội; tăng cường công tác phối hợp với các tỉnh tham gia tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng hằng năm. 

  • Trước giá trị di sản và thách thức do biến tướng, thương mại hóa trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ, series phim Mẹ Việt - Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã chính thức ra mắt cuối tuần qua. Theo bà Đàm Lan, Chủ nhiệm dự án phim, mỗi thước phim là hành trình lắng đọng tâm thức, tìm về văn hóa truyền thống, tín ngưỡng nội sinh của dân tộc Việt.

  • Với những thay đổi về ưu đãi tuyển sinh, mùa tuyển sinh 2017-2018 số lượng học sinh, sinh viên thi vào ngành Âm nhạc dân tộc (ANDT) cũng tăng hơn những năm trước. Đây là tín hiệu mừng của sự thay đổi hợp lý ở khâu tuyển sinh cho các ngành “hiếm muộn”.

  • Nói đến nạn sách lậu, ai cũng biết vì đây là câu chuyện “xưa như Trái Đất.” Xong dường như câu chuyện xưa cũ này càng ngày càng dài, nội dung, tình tiết càng phức tạp và làm “phiền lòng” không chỉ cộng đồng yêu sách mà cả các cơ quan chức năng.

  • Tại hội thảo khoa học chuyên đề “Những tinh hoa sân khấu cải lương thể hiện qua các vai diễn về đề tài lịch sử” vừa tổ chức tại Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM, những nghệ sĩ, nhà giáo, nhà lý luận phê bình sân khấu kỳ cựu, đều có chung nhận định: “Cải lương không thể chết!”.

  • “Ký ức Hội An” - chương trình biểu diễn thực cảnh hoành tráng trên một sân khấu mới được xây dựng rất quy mô tại cồn bắp Cẩm Nam (cồn Ga Mi), sông Hoài, TP Hội An đang vấp phải phản ứng của người dân, nhà nghiên cứu và những người yêu mến phố cổ này. Một lần nữa, câu chuyện về xung đột giữa bảo tồn và phát triển lại được đặt ra, mà nguyên nhân chính là không tôn trọng văn hóa bản địa.

  • Khi nhắc tới sân khấu kịch, người ta thường nghĩ tới ánh hào quang, trang phục lộng lẫy và hóa trang cầu kỳ. Thực tế, nghệ thuật kịch có thể được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục, qua đó kích thích các khả năng tiềm ẩn của học sinh.

  • “Thời gian gần đây, việc xây dựng, trưng bày tượng, biểu tượng có nội dung và hình thức không phù hợp với văn hóa Việt Nam tại một số cơ quan, đơn vị, khu du lịch và địa điểm công cộng, tác động không tốt đến môi trường văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ của cộng đồng và xã hội.”

  • Xả rác bừa bãi nơi công cộng; đua xe, lạng lách; văng tục, chửi thề; chen lấn, xô đẩy khi tham gia các dịch vụ công cộng; phá hoại, bôi bẩn các công trình công cộng;…là những hình ảnh xấu xí của không ít người trẻ hiện nay, và trở thành nỗi trăn trở của nhiều lãnh đạo TP HCM trong quá trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

  • Các công trình nghệ thuật công cộng là thành phần không thể thiếu trong quy hoạch và kiến trúc của một đô thị hiện đại. Thế nhưng “ranh giới” trong quan điểm, nhận thức tạo hình mỹ thuật cùng với tâm lý sính ngoại đã ít nhiều làm không gian công cộng biến dạng.

  • Ai đó nói, thời buổi giờ chỉ có ngành du lịch tâm linh, hay kinh doanh tâm linh là ăn nên làm ra, bỏ ra một đồng tức khắc có bốn đồng chảy ngược vào túi. Mà là tiền tươi, thóc thật, là tiền sạch nói như ngôn ngữ thời thượng - đồng “tiền hữu cơ”.

  • Ngày nay bất kì sự sáng tạo nghệ thuật ở phân mảnh nào cũng bắt đầu bằng tiền và kết thúc bằng tiền theo quy luật thị trường.

  • Năm hết. Tết đến. Người ta đôi khi chạnh lòng nghĩ “nên làm gì?”.

  • Do đời người có hạn, không ai có thể “trường sinh bất tử” nên có thể nói “quỹ thời gian” mỗi con người có giá trị cao nhất. Thời gian quy định sự sống của con người, buộc mỗi người phải biết sống. Người biết sống chính là người biết “sống nhanh, sống chậm”.

  • Có những thứ sẽ dần trôi tuột theo năm tháng, guồng quay của cuộc sống hiện đại có thể đã làm biến đổi phần nào giá trị của Tết. Nhưng nếu biết lắng lại, nghĩ khác đi thì Tết dường như vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm thức mỗi người.