Vạt trăng
Khuya
Ai đánh rơi vạt trăng phía sau hè
Lênh loang hổ phách
Trăng hiền như lá cỏ
Trăng mềm như vai ai.
Trăng giêng hai
Nhành hoa lựu thõng vai, trĩu lá
Phiến đá già trầm ngâm
Nghe giun dế râm ran trò chuyện
Đời quá nửa
Sương cài lên tóc mây
Tóc bay miền gió lạ
Hồn nhớ ai đêm dài.
Khuya
Ai bỏ quên vạt tầm xuân sau hè
Giấc mơ thiếu nữ
Trăng xuống đồi trăng rụng
Mùa sau trăng lại tròn đầy
Tầm xuân ba năm lại nở
Tóc vai lạc cả một đời.
Mùa nắng thơm
Tôi nhớ những con đường nắng đã đi qua
Tiếng chim gọi bình yên xạc xào kẽ lá
Ngày trôi nhanh quá
Hoàng hôn về ngủ bên kia đồi
Tôi đưa tay không với tới
Tôi đã đợi rất lâu trong màn đêm
Nơi bóng tối che mờ lý trí
Chỉ nghe gió đi về giữa những tiếng phong linh
Và hương quỳnh thảng thốt
Gọi trăng...
Ngày nắng,
Mang câu thơ ra phơi
Đàn chim vỗ cánh về trời
Cánh hoa nở bừng trang vở
Chỉ còn nỗi buồn chơ vơ khô sạm
Quắt queo nhành hoài niệm gãy!
Không còn những ngày giông bão dâng đầy
Mưa tạnh và mây tan
Thế gian nắng lại chan hòa
Hơi ấm tràn dâng trong mắt
Mùi nắng thơm đôi môi
Nụ hôn màu pha lê dịu ngọt
Tôi thấy mình trong vòng tay của nắng
Lung linh ngũ sắc trầm hương.
(TCSH434/04-2025)
LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.
VĂN CÁT TIÊN
Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương
Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang
Vương Kiều - Lê Đình Ty - Huệ Nguyên - Từ Nguyễn - Từ Dạ Linh - Hoàng Xuân Thảo - Đoàn Mạnh Phương
TRƯƠNG VĂN VĨNH
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất
NGUYỄN VĂN DINH
NGỌC TUYẾT
Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác
Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy
HẢI KỲ
Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh
LÂM THỊ MỸ DẠ
HỒNG NHUChiếc tàu cau (Trích)
Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật
LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.
LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…
Đông Hà - Từ Nguyễn - Đông Triều - Quách Thành - Nguyễn Nhã Tiên - Nguyễn Trọng Văn - Quang Huy - Lê Văn Doãn - Trần Nhuận Minh.