Vạt trăng
Khuya
Ai đánh rơi vạt trăng phía sau hè
Lênh loang hổ phách
Trăng hiền như lá cỏ
Trăng mềm như vai ai.
Trăng giêng hai
Nhành hoa lựu thõng vai, trĩu lá
Phiến đá già trầm ngâm
Nghe giun dế râm ran trò chuyện
Đời quá nửa
Sương cài lên tóc mây
Tóc bay miền gió lạ
Hồn nhớ ai đêm dài.
Khuya
Ai bỏ quên vạt tầm xuân sau hè
Giấc mơ thiếu nữ
Trăng xuống đồi trăng rụng
Mùa sau trăng lại tròn đầy
Tầm xuân ba năm lại nở
Tóc vai lạc cả một đời.
Mùa nắng thơm
Tôi nhớ những con đường nắng đã đi qua
Tiếng chim gọi bình yên xạc xào kẽ lá
Ngày trôi nhanh quá
Hoàng hôn về ngủ bên kia đồi
Tôi đưa tay không với tới
Tôi đã đợi rất lâu trong màn đêm
Nơi bóng tối che mờ lý trí
Chỉ nghe gió đi về giữa những tiếng phong linh
Và hương quỳnh thảng thốt
Gọi trăng...
Ngày nắng,
Mang câu thơ ra phơi
Đàn chim vỗ cánh về trời
Cánh hoa nở bừng trang vở
Chỉ còn nỗi buồn chơ vơ khô sạm
Quắt queo nhành hoài niệm gãy!
Không còn những ngày giông bão dâng đầy
Mưa tạnh và mây tan
Thế gian nắng lại chan hòa
Hơi ấm tràn dâng trong mắt
Mùi nắng thơm đôi môi
Nụ hôn màu pha lê dịu ngọt
Tôi thấy mình trong vòng tay của nắng
Lung linh ngũ sắc trầm hương.
(TCSH434/04-2025)
XUÂN CAO
VĂN CAO
Tần Hoài Dạ Vũ - Nguyễn Thanh Mừng - Phạm Nguyên Tường - Nguyễn Nguyên An - Lãng Hiển Xuân - Trần Tịnh Yên - Nhất Lâm - Nguyễn Đông Nhật - Trương Văn Nhân - Miên Di - Nguyễn Lãm Thắng - Huỳnh Thúy Kiều - Ngàn Thương - Hoàng Cát - Đức Sơn - Lệ Thu - Hồng Vinh - Ngô Thiên Thu - Lưu Ly - Ngô Công Tấn - Nguyễn Minh Khiêm - Nguyễn Khắc Thạch - Nguyễn Thường Kham - Từ Hoài Tấn - Nguyên Tiêu - Phan Lệ Dung - Phan Trung Thành - Tôn Phong - Trần Áng Sơn - Lê Ngã Lễ - Trần Vạn Giã - Từ Nguyễn
ĐẶNG NHẬT TRUNG
HOÀNG NGỌC QUÝ
NGUYỄN MAN KIM
NGÔ ĐÌNH HẢI
Đinh Thu - Nguyễn Văn Thanh - P.n.thường Đoan - Trần Nhuận Minh - Trọng Hướng - Lâm Anh - Đoàn Mạnh Phương - Đỗ Hàn - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Đạt - Trường Thắng - Lê Nguyễn - Trịnh Bửu Hoài
LTS: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa lớn là làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến.
Nguyễn Tùng Linh - Lê Thị Mây - Phạm Sông Hồng - Y Phương - Thuận Vi - Nguyễn Khắc Thạch - Đặng Thị Vân Khanh
HỒ HỒNG TRÂM
TRẦN VIỆT DŨNG
NGUYỄN THỤY KHA
Hoàng Anh Tuấn - Ngọc Tuyết - Nguyễn Thánh Ngã - Khaly Chàm - Mai Văn Hoan - Võ Văn Luyến - Vũ Kim Liên - Lê Vy Thủy
LGT: Kiều Maily sinh năm 1985 tại Pablap - làng Chăm tỉnh Ninh Thuận. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Đã có thơ đăng trên đặc san Tagalau, báo Văn nghệ trẻ, báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong Chủ nhật, tạp chí Văn hóa Dân tộc… Một số bài thơ Kiều Maily đã được Inrasara chuyển sang tiếng Chăm. Đây là cây bút nữ có những câu thơ được cho là rất dân tộc mà không thiếu hiện đại.
NGUYỄN MINH KHIÊM
Vĩnh Nguyên - Phan Hoàng - Lê Hưng Tiến - Miên Di - Phan Thành Minh - Viên Chính - Kinh Thượng - Trần Thị Phương Lài - Văn Nhân
Nguyễn Tất Hanh, sinh ngày 17/2/1954; Quê quán: Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng. Với anh “Nghệ thuật là khó khăn, đòi hỏi người sáng tạo phải tốn nhiều công sức. Nó không phải cuộc dạo chơi mà là sự kiếm tìm, có thể hôm nay bội thu ngày mai lại mất mùa nhưng với tôi - sự hướng tới cái đẹp thì không bao giờ ngừng”.
LÊ THÁNH THƯ
ĐÀO DUY ANH