Câu lạc bộ văn học Huế

14:35 14/03/2022

L.T.S.: Một nét đặc trưng của đời sống văn hóa đô thị nói chung là sự hiện diện những tổ chức văn hóa nghệ thuật tự nguyện: nhóm, hội, thi xã, tao đàn v.v...

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Riêng với THƠ, các tổ chức này của các thế hệ tiếp nối từ truyền thống đến hiện đại, và theo chúng tôi, nó ngày càng phát triển xum xuê. Đó là nơi tập hợp những lực lượng nhiều dáng vẻ sắc màu, nơi mà các thành viên của nó vừa là các tác giả vừa là độc giả đầy tâm huyết của thi ca.
CÂU LẠC BỘ VĂN HỌC HUẾ được thành lập từ tháng 10/1990, dưới sự bảo trợ của Nhà Văn hóa Huế và được sự khuyến khích, giúp đỡ của Hội Văn học Nghệ thuật TTH. Đây là nơi thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và động viên nhau trong sáng tạo của những người làm thơ và yêu thơ trẻ ở thành phố Huế.
Hội viên CLBVHH hiện có trên 30 người gồm giáo viên, sinh viên, thầy thuốc, thợ thủ công, nội trợ v.v... CLB sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần để trình bày những sáng tác mới, giới thiệu và trao đổi ý kiến về thơ, tổ chức các buổi nói chuyện văn nghệ, đi điền dã sáng tác…
Qua hơn hai năm hoạt động, CLB đã tập họp được thêm nhiều cây bút trẻ nhiệt tình, say mê, nhiều sáng tác của anh chị em đã được giới thiệu trên các sách báo, một số cây bút của CLB đã trở thành những tác giả thơ đầy triển vọng. Hiện giờ, CLB đã làm xong một tập thơ dày dặn của hội viên, tập sách đầu tay chắc chắn được nhiều bạn đọc đón nhận này sẽ “trình làng" vào cuối năm nay.
Xin trân trọng giới thiệu một số giọng thơ của CÂU LẠC BỘ VĂN HỌC HUẾ.



PHẠM NGUYÊN TƯỜNG

Hoa cúc mùa thu

Người đã xa rồi mười hai mươi năm
Hoa cúc mùa thu vườn ai còn vàng
Ngẫm chuyện tình kia có là bao lăm
Mà trọn một đời cơ hồ lang thang...

Ai thắp đèn lên nhớ từng chuyện cũ
Giấy mục thành tro, mực mục thành mùn
Mối mọt gặm mòn dăm trang tình sử
Sá gì bàn tay gầy guộc run run!

Người một lần đi không hề trở lại
Ta chửa quên người thắp nén linh hương
Thơ rượu một mình đèn khuya ái ngại
Rượu vấy như điên mực vấy như cuồng

Biền biệt người đi hình hài mấy thẳm
Bỏ quên mảnh vườn hoa cúc mùa thu
Người ơi người ơi người ta nhớ lắm
Phía người đi, sương khói cứ sa mù...




NGUYỄN VĂN TÁNH

Huế

Đêm thành nội chở trăng lãng tử
Gọi bạn về đốt lửa thắp nhau
Trải qua rồi những mùa bão lụt
Huế tình người trước cũng như sau.




HÀN THI (nữ)

Không đề

vắt tình lên vai
tình rơi xuống đất
ôm tình liêu trai
nỗi sầu chất ngất

thiên đường vỡ rồi
mang mang suối ngọc
tình yêu tơ trời
trong như nước lọc

ghi tình trong tim
mà thương dĩ vãng
ru tình ngủ yên
cho xanh ngày tháng...




CAO XUÂN LƯ

Cảm khúc đàn trăng

Nhớ khi xuân lạnh giữa đèo
Mùa trăng động suối vẫn reo trong hồn
Thơ xưa giờ lại về nguồn
Hốt bao trăng lá để dồn mai sau
Lỡ khi trăng bạc mái đầu
Khúc đàn trăng lạnh bắc cầu cho ta
Trở về ngủ giữa quê nhà
Ôm trăng bông lá hôn hoa một đời.




NGÀN THƯƠNG

Xuân phận

nửa đời qua rồi đó
xuân về cũng nao nao
bạn bè như sóng vỗ
trăm năm bến giang đầu

vẫn ngày xuân vời vợi
phố phường ơi - ta đây
em ngồi trong quán nhỏ
nghiêng nghiêng mái tóc dài

vẫn hàm răng mật ngọt
em cắn từng hạt dưa
anh làm chi có được
niềm vui ấy cho vừa

mùa xuân - mùa xuân nữa
lạnh lùng trên đôi môi
có chút gì tan vỡ
trong ta với cuộc đời




NGUYỄN THIỀN NGHI

Ta dẫu nửa đời ngồi tựa vai em

sông cũng có lúc ngóng trăng hò hẹn
ta cũng có lần đứng đợi em qua
lòng cũng có khi bỗng dưng chùng lại
thấp thoáng bên mình dáng lụa kêu sa

đêm cũng có khi mang vầng trăng khuyết
ta cũng có khi lủi thủi chân mềm
đêm cũng có khi ôm rằm mười sáu
ta cũng có lần ngồi tựa vai êm

em dẫu nửa đời xinh như mộng tưởng
ta dẫu nửa đời sống giữa mắt em
em dẫu là em mắt xanh hờn dỗi
ta vẫn là ta xuôi ngược ngày đêm

đêm dẫu nửa trời thổi về sông gió
em vẫn vai thon thu gọn trong lòng
gió dẫu một ngày chia hai sợi tóc
em tựa mèo gầy ốm đói long đong

trăng cũng về đây ghé sông thăm bến
người cũng vừa về vốc nước sông quê
có ngại gì em khi ta cúi xuống

hôn em ngại ngùng như bóng mây che.

(TCSH52/11&12-1992)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)

  • Sau khi hoàn tất bản thảo tập thơ Độc Hành thì nhà thơ Hải Bằng cũng “độc hành” về chốn vĩnh hằng vào ngày 7 tháng 7 năm 1998.

  • CÁT LÂM

    Bình đẳng giới, nữ quyền, những vấn đề tưởng như mới mẻ ở nước ta nhưng thực chất vấn đề này đã được luận bàn từ những năm đầu của thế kỷ XX.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                   Ghi chép

    Trước, và ngay cả khi vừa giải phóng, vào lúc gần tối, nếu có một người khách nào đón đường gọi xe thồ, xe xích lô xin về làng Thế Lại, thì sẽ bị chủ xe lắc đầu ngay. Bởi chủ xe sợ một điều này: có đi mà không có về. Hoặc ít nhất là cũng về hai tay trắng.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Quảng Điền ở mãi dưới sâu, phải mượn địa bàn của xã Phong Sơn huyện Phong Điền làm chiến khu.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Ngoảnh đi ngoảnh lại, vừa mới đó, vậy mà đã 100 số Sông Hương trình làng.

  • PHẠM HỮU THU
                Ghi chép

    Ngót nửa thế kỷ trôi qua, từ những chàng trai, cô gái giờ họ đã là những ông, những bà.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

                            Hồi ký

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Năm 1947 có hai chiến sĩ được cử về công tác tại chiến khu Ba Lòng. Đó là Trần Quốc Tiến, quê Quảng Trị và Hải Bằng, quê Thừa Thiên.

  • BẠCH DIỆP
             Bút ký

    Tôi từng là đứa con nít mê chuyện cổ tích và trò chơi bán đồ hàng. Khi bọn trẻ cùng lứa đánh khăng tập trận, chạy băng vườn cải mụ Tép, vượt rào bứt dưa hấu nhà ông Phường, phá nát ụ rơm cậu Dưỡng, thì tôi vẫn ngồi yên nghe ngoại kể chuyện. Chỉ có trò họp chợ, chơi mua bán với các dì mới rứt tôi ra khỏi ngoại.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Hồi ký

    Mùa mưa 1968 là mùa mưa nghiệt ngã nhất. Sau trận càn lớn chưa từng có lên miền tây Thừa Thiên, địch tiếp tục phong tỏa miền núi bằng biệt kích.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                  Ghi chép

    Từ mùa xuân năm ấy đến nay vừa tròn 30 năm, chẳng phải vì con số tròn ba thập kỷ mà tôi nhắc lại chuyện cũ. Chỉ vì từ mùa xuân năm ấy, cuộc đời tôi có một bước ngoặt mới và nhờ có mùa xuân năm ấy, cuốn sách đầu tay của tôi đã ra đời.

  • HỒ THANH THOAN

    Đã gần 34 năm nay chúng ta không còn nghe đến tên Đoàn kịch nói Bình Trị Thiên nữa, chuyện đã trở về dĩ vãng của một thời vàng son. 

  • CHÂU PHÙ

    Thảo Am Nguyễn Khoa Vy (1881 - 1968) sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Huế, tinh thông Nho học và chữ Pháp. Cụ cùng Ưng Bình Thúc Giạ Thị thành lập Hương Bình thi xã và giữ vai trò phó soái của thi xã này.

  • LỆ HẰNG
          Bút ký dự thi

    "Bánh lọc em ơi! Bánh mới hấp xong, nóng hổi luôn nì, lấy giùm chị ít chục hí?”

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Mấy năm trước, trong dịp cùng lên thăm vườn An Hiên của bà Nguyễn Đình Chi, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã giới thiệu cho tôi biết cụ Sa Giang Đào Thái Hanh (thân phụ của bà Nguyễn Đình Chi, tức bà Đào Thị Xuân Yến) có tập thơ "Ái Châu danh thắng" (trong "Mộng Châu thi tập") được các danh nho đương thời đánh giá rất cao.


  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Bút ký

  • BẠCH DIỆP
            Bút ký dự thi

    Tôi uống chậm, từng ngụm nhỏ.

  • VIỆT HÙNG
                 

    Tuổi hai mươi tràn trề hoài bão lớn và tuổi hai mươi... Ở thời đại nào cũng được coi là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, ấp ủ bầu nhiệt huyết, khát khao làm được cái gì có ích cho đời.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
                       Ghi chép

    Trời bỗng nhiên mưa, những cơn mưa cuối cùng của mùa mưa rét đậm. Với tôi, hình như mưa bao giờ cũng là cánh cửa mở cho những vũ khúc hoài niệm ùa về.

  • LỆ HẰNG
             Bút ký dự thi

    “Thấu Huế rồi.”