Câu lạc bộ văn học Huế

14:35 14/03/2022

L.T.S.: Một nét đặc trưng của đời sống văn hóa đô thị nói chung là sự hiện diện những tổ chức văn hóa nghệ thuật tự nguyện: nhóm, hội, thi xã, tao đàn v.v...

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Riêng với THƠ, các tổ chức này của các thế hệ tiếp nối từ truyền thống đến hiện đại, và theo chúng tôi, nó ngày càng phát triển xum xuê. Đó là nơi tập hợp những lực lượng nhiều dáng vẻ sắc màu, nơi mà các thành viên của nó vừa là các tác giả vừa là độc giả đầy tâm huyết của thi ca.
CÂU LẠC BỘ VĂN HỌC HUẾ được thành lập từ tháng 10/1990, dưới sự bảo trợ của Nhà Văn hóa Huế và được sự khuyến khích, giúp đỡ của Hội Văn học Nghệ thuật TTH. Đây là nơi thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và động viên nhau trong sáng tạo của những người làm thơ và yêu thơ trẻ ở thành phố Huế.
Hội viên CLBVHH hiện có trên 30 người gồm giáo viên, sinh viên, thầy thuốc, thợ thủ công, nội trợ v.v... CLB sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần để trình bày những sáng tác mới, giới thiệu và trao đổi ý kiến về thơ, tổ chức các buổi nói chuyện văn nghệ, đi điền dã sáng tác…
Qua hơn hai năm hoạt động, CLB đã tập họp được thêm nhiều cây bút trẻ nhiệt tình, say mê, nhiều sáng tác của anh chị em đã được giới thiệu trên các sách báo, một số cây bút của CLB đã trở thành những tác giả thơ đầy triển vọng. Hiện giờ, CLB đã làm xong một tập thơ dày dặn của hội viên, tập sách đầu tay chắc chắn được nhiều bạn đọc đón nhận này sẽ “trình làng" vào cuối năm nay.
Xin trân trọng giới thiệu một số giọng thơ của CÂU LẠC BỘ VĂN HỌC HUẾ.



PHẠM NGUYÊN TƯỜNG

Hoa cúc mùa thu

Người đã xa rồi mười hai mươi năm
Hoa cúc mùa thu vườn ai còn vàng
Ngẫm chuyện tình kia có là bao lăm
Mà trọn một đời cơ hồ lang thang...

Ai thắp đèn lên nhớ từng chuyện cũ
Giấy mục thành tro, mực mục thành mùn
Mối mọt gặm mòn dăm trang tình sử
Sá gì bàn tay gầy guộc run run!

Người một lần đi không hề trở lại
Ta chửa quên người thắp nén linh hương
Thơ rượu một mình đèn khuya ái ngại
Rượu vấy như điên mực vấy như cuồng

Biền biệt người đi hình hài mấy thẳm
Bỏ quên mảnh vườn hoa cúc mùa thu
Người ơi người ơi người ta nhớ lắm
Phía người đi, sương khói cứ sa mù...




NGUYỄN VĂN TÁNH

Huế

Đêm thành nội chở trăng lãng tử
Gọi bạn về đốt lửa thắp nhau
Trải qua rồi những mùa bão lụt
Huế tình người trước cũng như sau.




HÀN THI (nữ)

Không đề

vắt tình lên vai
tình rơi xuống đất
ôm tình liêu trai
nỗi sầu chất ngất

thiên đường vỡ rồi
mang mang suối ngọc
tình yêu tơ trời
trong như nước lọc

ghi tình trong tim
mà thương dĩ vãng
ru tình ngủ yên
cho xanh ngày tháng...




CAO XUÂN LƯ

Cảm khúc đàn trăng

Nhớ khi xuân lạnh giữa đèo
Mùa trăng động suối vẫn reo trong hồn
Thơ xưa giờ lại về nguồn
Hốt bao trăng lá để dồn mai sau
Lỡ khi trăng bạc mái đầu
Khúc đàn trăng lạnh bắc cầu cho ta
Trở về ngủ giữa quê nhà
Ôm trăng bông lá hôn hoa một đời.




NGÀN THƯƠNG

Xuân phận

nửa đời qua rồi đó
xuân về cũng nao nao
bạn bè như sóng vỗ
trăm năm bến giang đầu

vẫn ngày xuân vời vợi
phố phường ơi - ta đây
em ngồi trong quán nhỏ
nghiêng nghiêng mái tóc dài

vẫn hàm răng mật ngọt
em cắn từng hạt dưa
anh làm chi có được
niềm vui ấy cho vừa

mùa xuân - mùa xuân nữa
lạnh lùng trên đôi môi
có chút gì tan vỡ
trong ta với cuộc đời




NGUYỄN THIỀN NGHI

Ta dẫu nửa đời ngồi tựa vai em

sông cũng có lúc ngóng trăng hò hẹn
ta cũng có lần đứng đợi em qua
lòng cũng có khi bỗng dưng chùng lại
thấp thoáng bên mình dáng lụa kêu sa

đêm cũng có khi mang vầng trăng khuyết
ta cũng có khi lủi thủi chân mềm
đêm cũng có khi ôm rằm mười sáu
ta cũng có lần ngồi tựa vai êm

em dẫu nửa đời xinh như mộng tưởng
ta dẫu nửa đời sống giữa mắt em
em dẫu là em mắt xanh hờn dỗi
ta vẫn là ta xuôi ngược ngày đêm

đêm dẫu nửa trời thổi về sông gió
em vẫn vai thon thu gọn trong lòng
gió dẫu một ngày chia hai sợi tóc
em tựa mèo gầy ốm đói long đong

trăng cũng về đây ghé sông thăm bến
người cũng vừa về vốc nước sông quê
có ngại gì em khi ta cúi xuống

hôn em ngại ngùng như bóng mây che.

(TCSH52/11&12-1992)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • THÁI VŨ

    Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng), sinh năm 1791 tại Gia Định, là con trai thứ 4 của Vua Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh, nối ngôi vua năm 1820 lúc 30 tuổi.

     

  • TỪ HỒNG QUANG     

    Thông thường, khi vui người ta nghĩ đến những điều vui và kể lại cho bạn bè nghe. Nhưng ông cha ta có câu: “Không ai nắm chặt tay từ sáng đến tối”. Lại có câu: “Bảy mươi chưa hết què, chớ khoe mình lành”.

  • ĐÔNG HÀ   

    Tôi không biết từ đâu, tôi lại tha thiết yêu những câu hát đẹp như mơ được cất lên từ chị, có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em đã nương theo vào đời làm từng nỗi ưu phiền

  • HÀ KHÁNH LINH

    Theo hẹn, tôi đến trước vài phút ngồi ở salon khách sạn Hương Giang - lơ đãng nhìn những người đi lại trong hành lang.

  • TRẦN NGỌC TRÁC

    Như duyên nợ, chúng tôi đã đồng hành cùng nhau qua series ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du”(1).

  • PHẠM XUÂN PHỤNG

    Vào đúng 9 giờ đêm 26 tháng 3 năm 1975, chúng tôi vui sướng đến nghẹn ngào nhận tin vui Huế đã được giải phóng qua sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội. Tiếp đến là mệnh lệnh tất cả sẵn sàng hành quân về Huế. Không ai không mong chờ niềm vui ấy, nhưng những người lính quê Thừa Thiên, trong đó có tôi đều vui mừng vì sắp được trở lại quê nhà!

  • PHI TÂN

    1.
    Buổi chiều trên đường đi làm về thấy một chị phụ nữ bày bán những con heo đất bên vỉa hè màu xanh, đỏ, vàng, cam nhìn thật vui mắt.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Hồi ức làm ta muốn khóc...
                            (Vasiliev)

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Vua Minh Mạng có 78 hoàng tử, được giáo dưỡng đàng hoàng, hầu hết các hoàng tử có học hạnh, hoàng trưởng tử trở thành vua hiền Thiệu Trị, một số trở thành vương công nổi tiếng như Thọ Xuân vương, Tùng Thiện vương, Tuy Lý vương…

  • NGUYỄN NHÃ TIÊN   

    Chưa bao giờ tôi được lội bộ đùa chơi với cỏ thỏa thích như bao lần khai hội Festival ở Huế. Đêm, giữa cái triều biển người nối đuôi nhau từ khắp các ngả đường hướng về khu Đại Nội, tôi và em mồ hôi nhễ nhại, hai đôi chân rã rời, đến nỗi em phải tháo giày cầm tay, bước đi xiêu lệch.

  • HÀ KHÁNH LINH   

    Bão chồng lên bão, lũ lụt nối tiếp lũ lụt. Miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa bao giờ phải hứng chịu thiên tai dồn dập khủng khiếp đến mức chỉ trong vòng trên dưới một tháng mà có đến sáu cơn bão mạnh với hai áp thấp nhiệt đới, đã cướp đi nhiều sinh mạng và xóa sạch tài sản của những con người suốt một đời chắt chiu dành dụm xây cất lên...

  • PHẠM XUÂN PHỤNG

    Một buổi chiều năm 1968, chúng tôi nhận lệnh tập trung tại một khu vườn thuộc làng (nay là phường) Kim Long.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Mười năm trước đây, một sự kiện văn hóa diễn ra tại Huế đã khiến nhiều người ngạc nhiên và tự hào: Huế từng có Nhà xuất bản Tinh Hoa xuất bản các ấn phẩm âm nhạc sớm nhất toàn cõi Đông Dương, sự kiện Gala Tinh Hoa - Sông Hương nhằm tôn vinh Nhà xuất bản Tinh Hoa. Sự kiện đó đã làm rung động nhiều trái tim yêu âm nhạc, nhất là những ai mê lịch sử Tân nhạc Việt Nam.

  • HÀ LÂM KỲ

           Hồi ký

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Tôi vốn là người lính. Sau Mậu Thân 1968, một số phóng viên báo Cờ Giải Phóng - Huế hy sinh, một số bị thương ra Bắc, tôi được thành đội trưởng Huế cử biệt phái sang làm phóng viên báo Cờ Giải Phóng, sau mấy năm thì trở thành phóng viên thật sự.

  • Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2020)

    DƯƠNG PHƯỚC THU

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    "Đồng Khánh - mái trường xưa" là tên tập đặc san được phát hành tại Huế nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập trường Đồng Khánh vào đầu tháng ba này.

  • Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)    

    DƯƠNG HOÀNG

  • BỬU Ý    

    Ngược dòng thời gian, nhẩm tính lại, tôi gặp Nguyễn Đức Sơn lần đầu tiên lúc nào? Chắc hẳn là dịp tôi làm thư ký tòa soạn cho tạp chí Mai.