Cảm nhận Giáo sư Nguyễn Khắc Phi

15:09 04/07/2014

Tôi được quen biết GS. Nguyễn Khắc Phi khá muộn. Đó là vào khoảng đầu những năm 80 của thế kỉ trước, khi anh được chuyển công tác từ trường ĐHSP Vinh ra khoa Văn ĐHSPHN.

Giáo sư Nguyễn Khắc Phi - Ảnh: internet

Có một ngẫu nhiên may mắn là nơi ở của gia đình tôi rất gần chỗ ở của gia đình anh, nên chúng tôi gần như là hàng xóm. Dạo ấy, gia đình tôi mới chuyển về khu tập thể Khương Thượng, ngay cạnh địa điểm Trường ĐH Y Hà Nội. Chị Nga - vợ anh Phi là giảng viên Đại học Y HN, nên gia đình anh được chia một căn trong khu tập thể của trường - lúc đầu ở trong khuôn viên của trường, về sau được chuyển ra khu nhà kiên cố ở đối diện cổng trường. Từ căn hộ của gia đình anh đến chỗ ở của tôi chỉ chừng vài trăm mét, buổi tối đi dạo, có thể ghé vào chơi. Thêm nữa, ông bà thân sinh chị Nga cũng ở cùng khu tập thể Khương Thượng với gia đình tôi chỉ cách nhau một dãy nhà, khi anh sang thăm ông bà nhạc thì phải đi qua đầu hồi dãy nhà tôi ở. Bà lại cùng quê Hưng Yên và biết bà mẹ tôi, đôi khi hai cụ vẫn sang nhà nhau trò chuyện. Bởi thế mà, tôi thường gặp anh nhiều hơn, ngoài những lúc gặp ở Khoa, ở trường, có dịp trò chuyện về nhiều điều, không chỉ những chuyện về chuyên môn, về cơ quan.

Ấn tượng ban đầu và cũng là lâu bền của tôi về GS.Nguyễn Khắc Phi: đó là một con người rất dễ gần, cởi mở, nhiệt tình, bình dị. Tiếp xúc với anh, dù là người mới quen biết hay đã thân quen đều không cảm thấy có khoảng cách, và nhất là luôn được anh lôi cuốn vào cuộc trò chuyện trong một không khí thoải mái, nhiệt thành, khiến người ta không thể lãnh đạm hay thờ ơ. Đứng về cả tuổi tác và nghề nghiệp GS. Nguyễn Khắc Phi thuộc thế hệ đàn anh của tôi, thậm chí thuộc thế hệ bậc thầy, vì khi tôi vào Đại học thì anh đã là giảng viên 5 năm rồi. Chỉ có điều là tôi học tại Trường ĐHSPHN còn anh lại thuộc trong số những người đầu tiên được cử vào xây dựng ĐHSP Vinh. Nhưng trong mọi cuộc tiếp xúc kể cả sau này khi anh là Phó chủ nhiệm Khoa, hay ở cương vị Tổng biên tập Nhà Xuất bản Giáo Dục tôi cũng không hề thấy ở anh một khoảng cách về thế hệ, về địa vị hay cương vị nào cả, và điều này chắc cũng không chỉ là riêng với tôi. Điều cảm nhận thứ hai của tôi với GS Phi đó là một con người mà làm bất cứ công việc gì cũng đầy nhiệt tình và hết sức trách nhiệm, dù đó là một việc quan trọng về chuyên môn, về công tác quản lý hay chỉ là một việc nhỏ trong tư cách người thầy với học trò, hoặc với bạn bè, người quen. Giường như trong con người mảnh khảnh, có phần gầy gò ấy lại chứa đựng nguồn năng lượng sống rất dồi dào, cùng với một cách sống luôn có trách nhiệm. Nhớ lại hồi đầu những năm 80, khi ấy đất nước đang ở trong tình trạng kinh tế khủng hoảng, đời sống mọi tầng lớp, kể cả cán bộ viên chức ở mọi cơ quan đều rất khó khăn, thiếu thốn mọi thứ. Ở khoa Văn ĐHSPHN, Ban lãnh đạo phải tìm mọi cách để giúp cải thiện một chút đời sống của cán bộ, giảng viên. Một lần, công đoàn Khoa liên hệ được với trại gà công nghiệp để cho anh chị em cán bộ được mua một số gà giống với giá cung cấp. Anh Phi là một trong những người rất tích cực với công việc này và chúng tôi đã phải đến nơi bán gà của trại ở Phương Liên từ lúc trời chưa sáng để mỗi người được mua vài ba con về để nuôi lấy trứng chứ chưa dám làm thịt. Cũng vào đầu những năm 1980 Bộ Giáo Dục có một đề tài chương trình thí điểm 5 năm đặc biệt cho khối ĐHSP (có thể coi là tiền thân của hệ chất lượng cao bây giờ), nhằm mục tiêu đào tạo cán bộ giảng dậy cho các trường CĐ và ĐH sư phạm. Anh Phi khi ấy được phân công vào ban chỉ đạo chương trình ấy của Khoa và Trường. Còn tôi được giao làm chủ nhiệm lớp đầu tiên của hệ 5 năm đó và theo lớp ấy cho đến lúc kết thúc khoá học. Anh Phi không chỉ ở trong ban chỉ đạo chương trình mà còn nhận trực tiếp làm chủ nhiệm lớp 5 năm đặc biệt khoá tiếp theo. Tất cả anh chị em sinh viên của lớp ấy cũng như của mấy khoá thuộc chương trình thí điểm đó đều có những ấn tượng và kỉ niệm rất sâu đậm về thầy Nguyễn Khắc Phi, với sự nhiệt tình, sâu sát, gần gũi và hết lòng với sinh viên. Trên đây chỉ là vài ví dụ trong kí ức của tôi về lòng nhiệt tình và cả ý thức trách nhiệm của GS. Nguyễn Khắc Phi trong mọi công việc. Sau này khi anh ra làm Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo Dục, tôi cũng chuyển chỗ ở, thì tôi không thường xuyên gặp anh, nhưng vẫn có nhiều dịp được làm việc với anh, nhất là khi anh được giao trọng trách Tổng chủ biên bộ Sách Ngữ văn cấp THCS khởi thảo từ cuối những năm 90 và hoàn thành vào đầu những năm 2000. Tôi được Bộ cử tham gia bộ sách ấy và được phân công viết khá nhiều ở các lớp 6,7,9, lại là chủ biên phần văn của lớp 9, nên có rất nhiều dịp làm việc với Tổng chủ biên. Nhớ về những ngày làm bộ sách Ngữ văn THCS, chắc hầu hết các tác giả đều có những kỉ niệm khó quên với bao nhiêu là tâm huyết, công sức, bao nhiêu buổi bàn bạc, thảo luận, tranh luận, từ định hướng chung theo hướng tích hợp đến xác định cấu trúc sách rồi chương trình cụ thể, chọn lựa văn bản, soạn thử, góp ý cho nhau từng bài. Bộ sách ấy ra đời, được đánh giá tốt như là một trong những bộ sách ngữ văn có nhiều điểm mới, tiến bộ và gần với phương hướng dạy học tiên tiến trên thế giới. Thành quả ấy là của chung tập thể tác giả, nhưng trước hết phaỉ noí đến công sức, tâm huyết nhiệt tình và trách nhiệm của người Tổng chủ biên - Nguyễn Khắc Phi. Suốt mấy năm làm bộ sách không phải không có những trục trặc, va vấp nhưng tôi tin rằng mọi người trong nhóm tác giả đều hiểu nhau hơn, quý nhau hơn và đều cùng ghi nhận tâm huyết và công sức của Tổng chủ biên Nguyễn Khắc Phi.

Cảm nhận của tôi về một năng lượng sống rất dồi dào ở GS. Nguyễn Khắc Phi chắc cũng là điều mà nhiều người chia sẻ. Năng lượng ấy được bộc lộ đầy đủ hết mình trong những giờ lên lớp của thầy Nguyễn Khắc Phi, mà bất kì một sinh viên nào đã nghe bài giảng của thầy đều nhận thấy và bị thu hút. Thầy Phi không chỉ giảng bằng vốn tri thức thâm hậu, phong phú, có nhiều phát hiện mới, mà còn bằng tất cả nhiệt tình say mê, bằng toàn bộ con người mình, từ giọng nói đến mọi động tác, cử chỉ, ánh mắt truyền đến cho người nghe, người học.GS. Nguyễn Khắc Phi không chỉ hấp dẫn ở những giờ lên lớp mà còn là người có khả năng gây được sự chú ý trong những lời phát biểu tại các cuộc hội nghị, hội thảo, cả về khoa học cũng như về quản lý. Có thể nói, anh có tố chất của một năng lực hùng biện, tạo được sự chú ý cả bằng ý tưởng và cả cách nói, tuy đôi khi cũng mắc phải cái tật lan man, nói dài – nhưng sức hấp dẫn  có khi lại ở cả trong những điều tạt ngang, lan man đó. Năng lượng sống dồi dào ở GS Nguyễn Khắc Phi còn có thể được bộc lộ trong những phương diện khác nữa: anh đam mê bóng bàn và là một cây vợt có hạng ở cơ quan nhà xuất bản Giáo Dục, anh còn làm nhạc sáng tác bài hát cả bằng tiếng việt và bằng ngoại ngữ, làm thơ,chủ yếu là thơ Đường luật, sẵn sàng hát đầy nhiệt tình trong những cuộc vui - dù không phaỉ là người có giọng hát hay. Giường như cứ gặp anh hay chỉ nói chuyện qua điện thoại, người ta cũng cảm nhận được cái nhiệt tình và sức sống dồi dào luôn sẵn có ở anh. Như mọi người chắc hẳn anh cũng có những cái buồn, lúc chán nhưng tất cả điều đó hầu như không bộc lộ ra ngoài nhất là trong tiếp xúc với mọi người.

Cuối cùng và điều này có lẽ cũng là điều quan trọng hơn cả trong cảm nhận của tôi về GS Nguyễn Khắc Phi đó là một con người làm khoa học rất nghiêm túc, cẩn trọng, kĩ càng có một vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn. Dù chuyên môn sâu của anh là về văn học Trung Quốc nhưng từ lâu anh đã không tự giới hạn hoạt động khoa học của mình chỉ trong lĩnh vực ấy. Anh viết không nhiều lắm, nhưng đọc những bài của GS Nguyễn Khắc Phi nhất là trong nhiều năm gần đây tôi thấy rất nể phục về thái độ khoa học và tầm hiểu biết, vừa có chủ kiến rõ ràng, lại cẩn trọng, có căn cứ đáng tin cậy cho ý kiến của mình, điều gì viết ra cũng có tra cứu kĩ càng, tìm cho đến tận cuội nguồn. Dù ý kiến của anh ở bài này, bài kia có thể còn được giới khoa học chuyên sâu thảo luận trao đổi, nhưng mọi người đều có thể nhận thấy một cách làm việc khoa học cẩn trọng, kỹ càng, có chủ kiến của người viết. Bước vào tuổi 80 mà giường như nhiệt tình và sức làm việc ở GS Nguyễn Khắc Phi vẫn dồi dào, năng lượng sống ở GS vẫn giường như không hề vơi cạn . Đó thật là điều đáng quý, đáng mừng với mọi người thân của anh, cũng như với những người bạn bè quen biết anh, trong đó có tôi - một người thuộc thế hệ hậu sinh đã tìm thấy ở anh nhiều điều để học, để tự động viên mình.

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2014

Nguồn: Nguyễn Văn Long - Văn Hóa Nghệ An

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Tháng 3-4/1975 Phó Cục trưởng Cục Quân nhu Từ Giấy và con trai Từ Đễ cùng hướng tới Sài Gòn bằng con đường khác nhau: người cha đi theo đường mòn Hồ Chí Minh, người con đi bằng máy bay.

  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ

    Cuối năm 1961, tôi rời Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao về làm biên tập viên chương trình Tiếng thơ Đài Tiếng nói Việt Nam. Chương trình này nằm trong Phòng Văn học do nhà văn Trọng Hứa làm Trưởng phòng.

  • KIMO

    Mười Cents, một đồng xu nhỏ nhất, mỏng nhất được gọi là “dime” và đồng xu nầy được đúc với chất liệu 90 phần trăm bạc và 10 phần trăm đồng như đồng xu năm cents và 25 cents nhưng lại khác với đồng xu một cent.

  • HƯỚNG TỚI 70 NĂM THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ

    TÔ NHUẬN VỸ

  • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ

    NGUYỄN KHẮC PHÊ

  • KỶ NIỆM 40 NĂM GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ

    NGÔ KHA

    LTS: Dưới đây là một ghi chép của cố nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha về những ngày đầu đoàn quân giải phóng về thành Huế dịp 26/3/1975. Rất ngắn gọn, song đoạn ghi chép đã gợi lại cho chúng ta không khí sôi nổi, nô nức những ngày đầu.

  • Lời nói đầu: Mỗi khi về nhà ở Quỳnh Mai, tôi luôn hình dung thấy Cha tôi đang ngồi đâu đó quanh bàn làm việc của mình. Trong một lần về nhà gần đây, sau khi thắp hương cho Cha, chờ hương tàn bèn mang máy đánh chữ, là vật hết sức gần gũi đã gắn bó với Cha tôi cho tới khi mất, để lau chùi, làm vệ sinh.

  • Những năm 1973-1976, đến Paris  tôi bắt đầu công việc sinh viên, vừa làm vừa học là ký tên và đánh số giùm tranh litho cho  Họa sĩ Lê Bá Đảng.

  • SƠN TÙNG  

    Một ngày giáp Tết Canh Dần - tháng 2/1950, gặp dịp đi qua làng Sen, tôi ghé vào thăm nơi đã lưu lại những kỷ niệm tuổi thơ của Người.

  • L.T.S: Vương Đình Quang nguyên là thư ký tòa soạn báo "Tiếng Dân" do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ biên, vừa là thư ký riêng của nhà yêu nước Phan Bội Châu, chuyên giúp Phan Bội Châu hoàn chỉnh những văn bản tiếng Việt trong mười lăm năm cuối đời sống và sáng tác tại Huế. Bài này trích từ "Hồi ký về cụ Phan và cụ Huỳnh" do chính tác giả viết tại quê hương Nam Đàn Nghệ Tĩnh khi tác giả vừa tròn 80 tuổi (1987).

  • NGUYỄN NGUYÊN

    Tháng 6-1966, ở Sài Gòn, giữa cái rừng báo chí mấy chục tờ báo hằng ngày, báo tháng, báo tuần, bỗng mọc thêm một từ bán nguyệt san: Tin Văn.

  • Cứ vào những ngày cuối năm, khi làm báo tết, trong câu chuyện cà phê sáng, làng báo Sài Gòn hay nhắc đến họa sĩ Choé, tác giả những bức tranh biếm - hí họa từng không thể thiếu trên khắp các mặt báo. Có thể nói, cùng với nhà văn Sơn Nam, nhà thơ Bùi Giáng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Ớt - Huỳnh Bá Thành, danh ca Út Trà Ôn, danh hài Văn Hường,… họa sĩ tuổi Mùi - Choé là một trong những “quái kiệt” của Sài Gòn.


  • (Lược thuật những hoạt động nhân kỷ niệm 5 năm Sông Hương)

  • (Bài phát biểu của nhà văn Tô Nhuận Vỹ - Nguyên Tổng biên tập tạp chí Sông Hương trong lễ kỷ niệm 5 năm)

  •  (SHO). Huế đầu đông. Mưa lâm thâm,dai dẳng. Mưa kéo theo các cơn lạnh se lòng. Cái lạnh không đậm đà như miền Bắc không đột ngột như miền Nam, nó âm thầm âm thầm đủ để làm xao xuyến  nổi lòng người xa quê... Ngồi một mình trong phòng trọ, con chợt nhớ, một mùa mưa, xa rồi...

  • (SHO). Mùa mưa cứ thế đến, những nỗi nhớ trong tôi lại từng cái từng cái ùa về, thổi qua và tôi chợt nhận ra trong lúc ngây ngốc tôi đã bỏ quên nhiều thứ như vây; bỏ quên những người thân yêu trong nỗi nhớ của tôi, ở trong kỉ niệm đã qua và giờ tôi nhớ ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ khi ở bên họ, để từ đó tôi quý trọng hơn nữa những giây phút bên cạnh những người mà tôi yêu thương.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Sau một thời gian bị bệnh hiểm nghèo, ca sĩ Hà Thanh đã qua đời vào lúc 19 giờ 30 ngày 1 tháng 1 năm 2014 (giờ Boston) tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

  • ĐẶNG VĂN NGỮ
                    Hồi ký

    Cha tôi lúc còn nhỏ tự học chữ nho có tiếng là giỏi, nhưng đến tuổi đi thi thì thực dân Pháp đã bãi bỏ các kỳ thi chữ nho.

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Lớp sinh viên chúng tôi tốt nghiệp Khoa Văn - Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, đúng vào thời điểm Mỹ đánh phá miền Bắc và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam kêu gọi con em miền Nam đang ở miền Bắc hãy trở về chiến đấu cho quê hương.

  • Giải phóng quân Huế với phong trào Nam tiến 

    PHẠM HỮU THU