Kỷ niệm với Họa Sư Lê Bá Đảng(1921-2015)

10:10 11/03/2015

Những năm 1973-1976, đến Paris  tôi bắt đầu công việc sinh viên, vừa làm vừa học là ký tên và đánh số giùm tranh litho cho  Họa sĩ Lê Bá Đảng.

Mỗi bức tranh litho ông in ra 300, 500 bản, bận rộn công việc sáng tác, ông giao công việc ấy cho tôi, ký tên thay ông và đánh số từ 1 đến 500 trên mỗi bức tranh. Sáng tôi đến nhà in, cặm cụi làm việc và trưa ông đến đưa tôi đi ăn tiệm Việt, tiệm Tàu. Thuở sinh viên được công việc làm như thế thật quý báo, tôi có thể thu xếp thì giờ đi học theo ý tôi muốn, tôi trở thành người thân thiết với ông và nhiễm cái nghệ thuật của ông, mấy mươi năm sau tôi đi học thêm 10 năm điêu khắc, một nghề chơi tay trái, tôi tạc bệ đá theo phong cách Chămpa, Angkor : thần thoại và lịch sử Việt Nam, triển lãm tại nhà Văn Hóa Việt Nam, Foyer Monge, các Galerie Paris. Mỗi lần tôi triển lãm mời, ông đều đến và ký tên Lê Bá Đảng vào giữa trang giấy sổ lưu niệm không một lời bình phẩm. Nhưng được ông đến dự là một niềm vui không cùng.

Điều thú vị là mỗi trưa xong công việc, ngồi ăn với ông nghe ông kể chuyện đời ông, cuộc phiêu lưu đi vào thế giới hội họa thật tình cờ.

Ông sinh năm 1921 tại làng Bích La Đông, Triệu Phong, Quảng Trị, cùng làng với ông Lê Duẩn. Ông Duẩn họ Lê nhưng không thuộc họ Lê Bá, nhưng vợ ông ấy là cô họ, nên ông Lê Bá Đảng gọi ông Lê Duẩn bằng cậu. Tôi còn nhớ những năm ấy, món quà ông cậu gửi cho  ông cháu Lê Bá Đảng tại Paris , là những vali ngoại giao đầy mảnh máy bay Mỹ để ông cháu biến thành tác phẩm nghệ thuật.

Làng Bích La Đông nhìn ra Biển Đông, thuở nhỏ ông thường ngắm biển mà ước mơ một cuộc đời đi xa. Ông có một người cậu , tốt nghiệp tiểu học làm thông phán hỏa xa ở Vinh, mấy lần ông ra Vinh toan tính đi xa đều bị cậu dẫn về quê quán. Năm 19 tuổi, ông cùng hai thanh niên Bích La khác, thấy giấy huyện kêu đăng lính đi Tây, ông chẳng biết Tây là đâu, nhưng ước mơ giang hồ đã thúc dục họ ra đi, cha ông hay tin tìm cách rút tên, nhưng không được, nên ông cùng hai bạn xuống tàu bắt đầu cuộc phiêu lưu.

Tháng 2 năm 1940 tàu cập bến Marseille, ông được đưa đến Baumettes, một trại tù được biến thành trại lính Đông Dương. Nước Pháp bại trận. Tháng 6-1940 Thiếu Tướng Charles de Gaulle kêu gọi kháng chiến trên đài BBC từ Anh Quốc. Từ Roche sur Yon, Lê Bá Đảng bị Đức bắt làm tù binh giải đi khổ sai nhiều nơi ở Quimper, Chartres, Đức đến cuối năm 1941 mới về lại Marseille.

 

Hai tranh con mèo của Lê Bá Đảng

Năm 1942 tại trại Lannamezan, Lê Bá Đảng bị giam lỏng, ông trốn đến Toulouse không giấy tờ ở nhờ một người quen trong căn hầm. Một hôm đang lang bang giữa đường thì gặp một người Việt Nam tên Trần Ý, học Mỹ Thuật rủ ông đến xưởng vẽ. Đến nơi được phát một tờ giấy trắng và bút than. Ông có vẽ bao giờ đâu chỉ dám vẽ một góc. Ông thầy đi qua liếc mắt nhìn khen một tiếng bien, tốt lắm. Thế là ông được nhận vào trường, ông vừa đi học vừa đi làm quét dọn cho một xưởng cán thép. Ông học hết  môn này đến môn khác : vẽ, điêu khắc, kiến trúc, trang trí. Những ngày tại Toulouse, ông được bà phiếu mẫu Maman Jeanne, giúp đỡ và một bạn sinh viên Jacques Ruffié. 50 năm sau năm 1991 họa sĩ Lê Bá Đảng vẽ mẫu thanh kiếm cho Ruffié khi ông được vào Hàn Lâm Viện.

Năm 1946  Họa sĩ Lê Bá Đảng đỗ đầu trường Mỹ Thuật Toulouse, và bức tranh được giữ tại Bảo Tàng Viện St Augustin. Cũng năm đó Việt Kiều và lính thợ vùng Toulouse quyên góp được 1 triệu Franc, cử Lê Bá Đảng mang lên trao cho phái đoàn  Chính Phủ Việt Nam sang Pháp  Hội nghị Fontainbleau. Tại Paris lần đầu tiên ông gặp gỡ các họa sĩ Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm, ông nhận xét các họa sĩ này chỉ vẽ đàn bà Việt Nam và hoa.

Năm 1949, ông yêu một cô gái nhà quyền quý, nhưng bà mẹ vợ hỏi ông:  Anh lấy gì nuôi con gái tôi ?  Thất vọng mối tình tan vỡ, ông bỏ lên Paris. Tuy tốt nghiệp Mỹ thuật Toulousse nhưng lên Paris ông chỉ sống bằng nghề vẽ quảng cáo. Ông gặp chị Myshu, cha Việt gốc Thanh Hóa. Hai người yêu nhau và có một đứa con trai, nhưng bất hạnh thay lúc đó hai người còn nghèo, không tiền chữa chạy, người con mang bệnh tật chỉ ngồi xe lăn, không nói được, đến 30 tuổi mới mất.

Một hôm đi lang thang trong xóm Latinh thấy một con đường tên Rue du Chat qui pêche. Phố con mèo câu cá, ông chợt nảy ý định vẽ tranh mèo bán trong một tiệm bán cho du khách trên phố này. Ông vẽ 5 bức và thuyết phục ông chủ tiệm Evest gửi bán. Chiều ông trở về, ông Evest điện thoại bảo đã bán hết, và đòi thêm. Tháng ấy ông bán 160 bức. Từ năm 1950 họa sĩ Lê Bá Đảng bắt đầu triển lãm tranh tại hiệu sách Globe, phố Carmes, rồi các Galerie Paris, Cannes, La Napoule, Dusseldort, Philadelphia, London, Newyork. Rồi từ các nước Bắc Âu, Nhật Bản, Ấn Độ rồi về Hà Nội, Bích La Đông.

Để thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của các Galerie các nước, ông vẽ nhiều tranh Lithographie, mỗi bức in thành 300, 500 bản đánh số. Giá tranh phải chăng, tranh litho vẽ ngựa, vẽ mèo, vẽ thuyền,  tranh Phật.. được chưng bán khắp các hiệu tranh danh tiếng thế giới, cho những nhà xuất bản tranh litho. Khó mà biết số lượng tranh Litho, ông bán ra trên các nước là bao nhiêu, nhưng chỉ những năm cộng tác với ông, tôi đã ký giùm ông hàng chục ngàn chữ ký.

Năm 1989 Viện Quốc Tế St Louis trao giải thưởng cho Lê Bá Đảng họa sĩ có tài năng và tư tưởng nhân đạo.

Năm 1992 Trung tâm Tiểu sử quốc tế Cambridge đưa ông vào danh mục những người nổi tiếng thế giới.

1992 Triển lãm đầu tiên tại Việt Nam tại làng Bích La Đông nơi ông sinh ra.

1994. Nhà nước Pháp tặng ông Huân Chương Văn Hóa Nghệ Thuật. Họa sư Lê Bá Đảng bậc thầy Hội họa của hai thế giới Đông Tây. Và ông đã tạo ra Không gian Lê Bá Đảng. Lebadangespaces trong nghệ thuật đương đại.

2006 Trung Tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng tại Huế. 15 A đường Lê Lợi được xây dựng và đi vào hoạt động để trưng bày tác phẩm Không gian Lê Bá Đảng.

Ngày 7-3-2015 Họa sĩ Lê Bá Đảng từ trần tại Paris  thọ 93 tuổi,  hỏa táng tại Nghĩa trang Père Lachaise ngày 12-3-2015  tro cốt sẽ được đưa về làng Bích La Đông, Triệu Phong, Quảng Trị.

Họa sư Lê Bá Đảng đã qua đời, một cuộc đời phiêu lưu sống động, một tài năng đa dạng đã yên nghỉ. Từ nay ông còn lại các tác phẩm để lại trong bảo tàng viện tại Pháp, tại Việt Nam và các nước. Ông còn lại trong các bộ tranh sưu tập tư nhân lớn trên thế giới. Ông còn những giấc mơ thực hiện những không gian văn hóa tại Huế, biến Huế thành một thành phố nghệ thuật. Gaudi(1852-1926), những công trình tuyệt mỹ, đã để lại những dự án cho thành phố Barcelone, Tây Ban Nha, dấu ấn ông ở những ngôi nhà, những công viên, màu sắc hình dạng vui mắt, hàng triệu du khách hàng năm đến viếng thăm, trăm  năm sau vẫn tiếp tục xây dựng, ngôi thánh đường Sacrada Familia, Gaudi vẽ kiểu dựng từ 1883 đến 2025 mới xong.  Lê Bá Đảng một Gaudi hiện đại của Việt Nam, ước mơ những dự án không gian của ông sẽ được thực hiện tại Huế.

Họa sư Lê Bá Đảng qua đời, là một người từng cộng tác với ông, tôi không khỏi bùi ngùi, nhớ những kỷ niệm thân thương, một người vui tánh, hiền lành, một bản lĩnh tài năng, gắn bó với phong trào Việt Kiều tại Pháp từ những ngày khốn khó, gian nan, bom đạn dầu sôi lửa bỏng. Ông không chỉ vẽ, hay điêu khắc cho nghệ thuật mà còn cho đấu tranh của đất nước qua hai cuộc chiến; từ giấy, vải, hay lụa mà còn bằng những mãnh vỡ máy bay, vỏ đạn  nói lên sức chiến đấu hùng tráng của dân tộc. Ông đã xây dựng những ước mơ cho Việt Nam trên con đường nghệ thuật và bắt nhịp cầu sáng tạo cho nghệ thuật Việt Nam ngang tầm thế giới.

Paris 8-3-2015
Nguồn: Phạm Trọng Chánh - VHNA

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRẦN HUYỀN ÂN

  • Tôi thường hay nghĩ về tết gắn liền với hình ảnh của mạ tôi - người thường kể cho tôi nghe câu chuyện tết bằng câu mở đầu: “Hồi nớ, tết là...”.

  • Kinh tặng, hương hồn nghệ sĩ Châu Thành

  • “Những con hổ xám đường 14” là biệt danh mà nguyên Thành đội trưởng Huế Thân Trọng Một dùng để tôn vinh một Trung đội bộ đội địa phương Quận 4 miền Tây Thừa Thiên do A Lơn chỉ huy.

  • Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm, kết thúc bằng Điện Biên Phủ lẫy lừng, chờ tổng tuyển cử sau Hiệp định Genève hai năm mòn mỏi, quân dân ta còn phải trường kỳ kháng Mỹ dài mấy mươi năm.

  • LÊ XUÂN VIỆT 

    Sau ngày miền Nam giải phóng (Xuân 1975) tôi chuyển công tác từ Đại học tổng hợp Hà Nội vào Huế. Ở thành phố đẹp và thơ, đầy mơ mộng này rất hợp ngành văn mà tôi say mê và theo đuổi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.

  • PHẠM HỮU THU Nếu không nghe những nhận xét, dù kiệm lời của những vị cựu lãnh đạo địa phương và không trực tiếp kiểm chứng, thú thật là tôi không thể viết về con người này, một con người không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà còn giàu lòng nhân ái đối với đối phương và tận tâm vì nghĩa tình đồng đội. Người đó là ông Lê Hữu Tòng, nguyên Huyện đội trưởng Huyện đội Hương Thủy!


  • Hồng Thế vừa làm thơ vừa cày ruộng ở quê. Cách đây mấy năm, anh có con bò già không cày được nữa, phải bán đi để mua bò mới.

  • TẤN HOÀI        
         bút ký

    Nhà văn Graham Grin có một quyển tiểu thuyết "MỘT NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG".

  • NHẤT LÂM

          Bút ký 

  • NGUYỄN PHÚC ƯNG ÂN
                           Hi ký

    Tôi tỉnh giấc. Ngoảnh sang bên cạnh thấy các bạn đã ngồi dậy. Nằm yên trong bóng đêm, tôi thử tính xem mình đang còn cách Huế mấy cây số.

  • HỮU THU - CHIẾN HỮU
                       Ghi chép

    Cuối năm ngoái, huyện Hương Trà tổ chức khánh thành hồ chứa nước Khe Rưng.

  • THANH THANH

    Thật bất ngờ đọc lại một năm thơ Sông Hương dưới trăng rằm mười bốn chạp rồi ngơ ngẩn bấm đốt tay.

  • HÀ KHÁNH LINH - NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Chuẩn bị ra số kỷ niệm 10 năm giải phóng, Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã có kế hoạch phỏng vấn đồng chí Vũ Thắng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, nhưng chương trình làm việc trong tuần của đồng chí văn phòng đã xếp quá chật.

  • PHẠM HUY LIỆU
                     Hồi ký

    Đầu tháng 9/1968 tôi điều trị ở Bệnh viện Binh trạm 34, tỉnh Saravane, Nam Lào. Viện nằm trong thung lũng. Xung quanh nhiều núi cao rừng già nên cũng ít bị máy bay Mỹ quấy nhiễu.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Bắt sáu tên giặc Pháp nhảy dù xuống huyện Phong Điền.
    Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi, chiều cùng ngày, tại Sân vận động Bảo Long (về sau đổi gọi là Sân vận động Tự Do), trước hàng vạn đồng bào dự mít tinh, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên được thành lập và ra mắt, do nhà giáo Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Tôi tỉnh giấc khi trời còn tối, nhưng không sao ngủ được nữa. Không phải vì tiếng động của những guồng máy quay, tiếng những vành thép nghiền vỡ vụn đá và cờ-lanh-ke.

  • TRẦN SỬ kể
    HOÀNG NHÂN ghi

    Chiến tranh du kích ở huyện Hương Thủy trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đã diễn ra với nhiều hình thức chiến đấu đầy tính chất sáng tạo của toàn dân.

  • NGÔ MINH

    Đối với anh em làm thơ, viết văn ở ba tỉnh Bình - Trị - Thiên trong nhiều chục năm qua, nhà thơ Hải Bằng là người không thể quên! 

  • HỒNG NHU

    Tôi biết anh, đọc anh từ trong kháng chiến chống Pháp, nhưng mỗi người một đơn vị công tác, mãi đến năm 1972 mới gặp nhau. Đó là một ngày mùa hè, bấy giờ Đông Hà vừa mới được giải phóng.