Các nhà văn làm tổng biên tập báo

10:32 22/05/2008
LTS: Nhân Đại hội Chi hội Nhà báo tạp chí Sông Hương, toà soạn trân trọng giới thiệu bài viết của tiến sĩ Hồ Thế Hà, thành viên hội đồng biên tập Sông Hương - tổng lược khái quát những giai đoạn qua “chân dung” các nhà văn đã từng làm Tổng biên tập. Có thể nhiều nhận xét chưa thật mỹ mãn, đôi chỗ còn né tránh, dè dặt nhưng cũng là có cái nhìn “ngoái lại” để ước mơ dự cảm tới tương lai...                                                TCSH


I. Một ít lịch sử và cảm nhận.
Mang tên con sông hiền như lụa với màu xanh diệp lục bốn mùa dùng dằng neo giữ một tình yêu dịu dàng, quyến rũ, Tạp chí Sông Hương đã trở thành niềm tự hào không chỉ riêng Thừa Thiên Huế; là cơ quan ngôn luận đăng tải các sáng tác lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học nghệ thuật, văn hóa của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và cả nước. Nơi đây, mọi giá trị truyền thống văn hóa và hiện thực đời sống được hội tụ và tỏa phát; mọi văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu góp tiếng nói tâm huyết của mình trên nhiều lĩnh vực.
Có thể xem tiền thân của Sông Hương là tờ Văn nghệ Bình Trị Thiên, có từ sau ngày nhập tỉnh (1976). Đến tháng 6-1983, Sông Hương được chính thức gọi tên là tạp chí và đi vào hoạt động thường kỳ. Đến nay, Sông Hương tròn 18 tuổi - cái tuổi hoàn thiện, cường tráng nhất của "đời người". Không phải không có những thăng trầm, biến động, tiếng tăm, nhưng từ số đầu tiên đến nay, Sông Hương luôn được sự quan tâm, yêu quý của mọi người. Sông Hương đã đi vào đời sống tin thần của độc giả, kể cả kiều bào ở nước ngoài với lòng ngưỡng mộ. Chất quý phái, sang trọng rất Huế đã làm thành nét đặc sắc riêng không lẫn với bất kỳ tạp chí nào trong cả nước. Hiện tại Sông Hương đang vững bước tiến vào hành trình của thế kỷ mới với rất nhiều ước mơ và dự cảm.
Những trang thơ, trang văn, trang nghiên cứu phê bình văn hóa, văn học, mỹ thuật và các trang, mục đặc thù khác đã làm cho nội dung tạp chí ngày càng tiếp cận với nhu cầu thưởng thức và nhận thức tư tưởng nói chung của độc giả với một hình thức đẹp, trang nhã. Muốn đáp ứng tốt nhu cầu của toàn xã hội, ngoài việc kết hợp, thu hút những cây bút có nghiệp vụ cao để ngôn luận trên tạp chí cùng với lực lượng biên chế tại chỗ, Sông Hương còn phải định hướng và có mục tiêu tích cực, không ngừng cải tiến nội dung và hình thức theo hướng sáng tạo, lấy chất lượng làm nền tảng.
Muốn làm tròn trọng trách trên cần phải có một người lãnh đạo, quản lý để đề ra kế hoạch, tổ chức chỉ đạo sự vận hành chung. Người đó là tổng biên tập. Tổng biên tập là người chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật và cơ quan chủ quản, trước dư luận thẩm định của độc giả ở sự thành công hay thất bại của từng số tạp chí; đồng thời phải chịu trách nhiệm trong việc thanh lọc, đề xuất, định hướng, sự tiếp nhận thẩm mỹ của toàn xã hội ở khâu đặt bài chọn bài có gía trị... Điều này, đòi hỏi ở Tổng biên tập một trình độ văn hóa vững vàng, nghiệp vụ báo chí, chuyên môn thuần thục; đạo đức và sự kịp thời dứt khoát trong phán đoán tình huống và nhạy bén chính trị, kể cả sự điều hành các bộ phận, nhân viên chức năng có liên quan. Lênin đã từng khuyên các tổng biên tập: "Nếu không có kế hoạch, không có tổ chức quản lý và điều hành một cách khoa học để đạt thành tựu thì không nên làm việc". Trên đây là những vấn đề chung, cơ bản của một tờ tạp chí và của Tổng biên tập. Tuy vậy, từng tờ báo, từng tạp chí lại có mục tiêu, phạm vi, chức năng riêng, nhạy cảm và lý lẽ riêng. Vì vậy, đòi hỏi phải dành một phần không nhỏ cho sự linh hoạt, sáng tạo riêng, thành một "nhân vật văn hóa - văn học" riêng.

II. Sông Hương: Vài nét phác họa chân dung các Tổng biên tập.
Một tờ tạp chí nghiên cứu VHNT - văn hóa đặc biệt như Sông Hương thì vai trò của Tổng biên tập nhất định không dễ dàng. Phải có thời gian và thử thách thăng trầm mới định hình bản sắc, bản lĩnh của tờ tạp chí. Từ ngày chính thức thành lập đến nay, Sông Hương đã trải qua 6 lượt Tổng biên tập với những mốc thời gian và hiện thực thử thách khác nhau để có diện mạo như ngày nay. Sự thừa kế học hỏi và sự chạy đua tiếp sức của từng Tổng biên tập đến sau là tình hình ngoạn mục của ước vọng tốt đẹp làm cho tạp chí ngày càng được khẳng định vị trí của nó trong đời sống tinh thần của nhân dân cả nước, trước hết là của nhân dân Thừa Thiên Huế; phấn đấu để nó trở thành "tiếng nói văn nghệ - văn hóa chính thức của một vùng đất nước với những dấu hiệu riêng của nó trong khi không ngừng vươn lên gắn bó với những bước đi chung của đời sống nghệ văn của đất nước" như mong mỏi ban đầu của những người sáng lập tạp chí. Mong mỏi ấy gắn bó mật thiết với từng kỷ niệm vui buồn, kể cả xa xót của từng Tổng biên tập mà ta cùng ôn lại để càng yêu quí & trân trọng "cái tâm", "cái tài" của từng người.

1. Nhà thơ NGUYỄN KHOA ĐIỀM.
Là người đứng mũi chịu sào để sáng lập, lo toan và chăm sóc cho Sông Hương từ trong trứng nước. "Vạn sự khởi đầu nan" đã đặt trên đôi vai của Tổng biên tập Nguyễn Khoa Điềm để đứa con tinh thần nên hình nên vóc. Ngày 16.3.1983, 400 cuốn Sông Hương lần đầu ra mắt là niềm vui sinh nở không chỉ riêng ai. Là người sinh ra và lớn lên, chiến đấu trên mảnh đất quê hương, tiếp thu truyền thống văn học từ gia đình, Nguyễn Khoa Điềm muốn đem lại cho quê hương những đóng góp chân thành nhất. Sông Hương lần đầu đã làm cuộc hội ngộ văn hóa giữa Huế và mọi vùng đất trên cơ sở phát huy bản sắc Huế. Anh dành nhiều trăn trở cho tạp chí và cho sự nghiệp văn học Huế. "Sống và viết trên quê hương" (Báo cáo của Nguyễn Khoa Điềm đọc tại Hội nghị thành lập chi hội nhà văn Bình Trị Thiên, Sông Hương, số 12-1985) là tâm nguyện của Anh: "Nếu văn học là một kết cấu đặc biệt của chính cuộc sống thì nhà văn có nhiệm vụ nặng nề trong hàng triệu công chúng, là chủ thể sáng tạo cuộc sống đó, hiện thân của cuộc sống đó. Một câu hỏi được đặt ra là công chúng hôm nay mong muốn điều gì trên mỗi trang viết của chúng ta". Với tâm huyết đó, Nguyễn khoa Điềm đã lãnh đạo tạp chí đi đúng mục đích, tôn chỉ đề ra, những chuyên mục, trang viết trên tạp chí thời nay mạnh, hấp dẫn và đều tay. Vì vậy, Sông Hương nhanh chóng thu hút sự cộng tác và tìm đọc của đông đảo bạn đọc, bạn viết. Bản sắc Huế của Sông Hương hình thành từ đây. Như có lần 1 độc giả đã nhận xét: "Khi Sông Hương ra đời, tiếng là của Bình Trị Thiên, nhưng người đọc thấy nét Huế nhiều hơn, như là của riêng Huế", Sông Hương được "khen nhiều hơn chê, là một tờ báo đáng mua, đáng đọc, nói như các cụ xưa, xứng đồng tiền bát gạo" (Vũ Tuấn Sơn - Sông Hương, số 32-1986)
Vì nhiệm vụ, yêu cầu khác, Nguyễn Khoa Điềm đã gắn bó với Sông Hương chỉ trong vòng 3 năm (1983-1986). Sau đó được chuyển giao cho một Tổng biên tập mới để giữ những trọng trách cao hơn: Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt , Bộ trưởng Bộ văn hóa. Hiện nay là Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng

2. Nhà văn TÔ NHUẬN VỸ.
Tô Nhuận Vỹ nhận nhiệm vụ Tổng biên tập Sông Hương từ 1986 đến 1989. Ba năm không phải là dài đối với sự khẳng định, ổn định của một tờ báo và vai trò Tổng biên tập, nhưng tính trọng đại và khó khăn không phải nhỏ đối với thời điểm bấy giờ và với quyết tâm muốn đổi mới, nóng lòng muốn tạo nét hấp dẫn riêng cho tờ tạp chí. Kim chỉ nam của Tô Nhuận Vỹ là: "Cái mới, phải mới; cái cũ - phải sâu và nhìn ra thế giới". Đó là phương châm một chặng đường Tô Nhuận Vỹ gắn bó với tạp chí. Và anh nhận lấy không ít vinh quang, thăng trầm. Thời kỳ 1986 - 1989, đất nước ta có chuyển động lớn với bước ngoặt chuyển mình, đổi mới sâu sắc sau Đại hội VI của Đảng nhưng không phải mọi người đã chuẩn bị đủ vốn văn hóa mới để tiếp nhận nó. Cùng với sự đổi mới văn hóa văn nghệ của Đảng, Tô Nhuận Vỹ đã đề ra những ý tưởng khá bạo, nhằm cải tổ một số mặt của tạp chí. Anh quan tâm và đăng hàng loạt bài viết về văn hóa trên tạp chí để lật trở và tìm kết luận cho những vấn đề có liên quan đến văn hóa, mỹ thuật, đặc biệt là các nhân vật lịch sử và những vấn đề có liên quan đến Triều Nguyễn. Anh mạnh dạn đăng một số bài về văn hóa, văn học quốc tế, đặt quan hệ cộng tác viên và kết nghĩa với tạp chí Nhêman (Bêlorousia). Tủ sách Sông Hương do anh chủ trương liên tiếp tái xuất bản các sách: Tình yêu thời thổ tả, Hương Giang cố sự, Chuyện cũ cố đô, Bài thơ thôn Vỹ... là một ý định trước thời điểm, khiến anh phải nhận lời ra, tiếng vào. Đến lúc, hàng loạt bài trong tổ hợp "Hoa vẫn nở trên đường quê hương" đăng trên Sông Hương thì làm anh mệt mỏi. Cái nhìn đi trước thời cuộc của Tô Nhuận Vỹ đã dẫn đến việc in một số bài chưa thuận lợi trên tạp chí. Và kết quả là Sông Hương tạm thời đình bản để củng cố. Với riêng Tô Nhuận Vỹ, thời gian sẽ phán xét. Đúng, sai với anh thế nào rồi cũng sẽ rõ. Có điều, mọi ý tưởng của ông cũng chính vì sự lớn mạnh của Sông Hương mà thôi, vì cái tâm muốn đổi mới.
Điều đóng góp rõ nhất của Tô Nhuận Vỹ thời này là có một Ban biên tập giúp việc rất hùng hậu, với những tên tuổi sáng giá: Bửu Chỉ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Quang Hà, Xuân Hoàng, Hà Khánh Linh, Lê Thị Mây, Trần Hữu Pháp, Lê Xuân Việt, Nguyễn Khắc Phê (Phó Tổng biên tập), Võ Quê, Thái Ngọc San, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân... tất cả đều ở trong Hội và Tòa soạn. Do Tô Nhuận Vỹ chịu trách nhiệm cao nhất. Năm 1989, sau khi Sông Hương đình bản, trọng trách của tạp chí lại chuyển đến cho nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Hiện tại, Tô Nhuận Vỹ là Giám đốc Sở Ngoại vụ Thừa Thiên Huế và là thành viên của Hội đồng biên tập tạp chí Sông Hương.

3. Nhà văn NGUYỄN KHẮC PHÊ.
Sau Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê là người thứ 3 gánh vác trọng trách Tổng biên tập tạp chí Sông Hương với thời điểm nhiều biến động và khó khăn trong đối nội và đối ngoại, nhất là khó khăn sau sự việc đình bản Sông Hương. Trước thử thách và dư luận, Sông Hương tiếp tục tiến lên, đổi mới hay chững lại là vấn đề nan giải đặt ra cho vị tổng biên tập mới. Anh tiếp thu Sông Hương trên cơ sở của thời Tô Nhuận Vỹ chỉ trong thời gian ngắn. Thời gian này, ông lại tiếp tục tập hợp đội ngũ tại chỗ và cả nước để xốc lại tờ báo sau mấy tháng đình bản. Tư tưởng cải tổ và đổi mới nhen lên trong ông để cuối cùng có những quyết định mạnh dạn trong tổ chức và in ấn. Quyết định táo bạo nhất của ông là ra 1 tháng 1 tạp chí thay cho 2 tháng 1 số trước đây. Đây là dấu ấn cải tổ có đóng góp của Nguyễn Khắc Phê mà Tổng biên tập sau này Nguyễn Quang Hà có nhận xét: "Tổng biên tập Nguyễn Khắc Phê quyết định ra 1 tháng 1 số thay vì 2 tháng 1 số thời Tô Nhuận Vỹ đã làm một cái mốc chói lọi, quả cảm lắm mới dám làm".
Với tư tưởng đổi mới, có phần nóng vội như thế, chỉ 8 số Sông Hương do mình chỉ đạo thực hiện, Nguyễn Khắc Phê đã cho đăng một số bài mà người ta cho là "có vấn đề" bất lợi lúc bấy giờ mà lẽ ra ông nên dè dặt, cẩn thận. Bây giờ nhìn lại, suy cho cùng cũng do nhiệt tâm của Nguyễn Khắc Phê và cũng do cái thời, cái không khí lúc ấy nó vậy, nếu không thì tạp chí làm sao có sự "trao đổi học thuật", "không khí văn chương" được. Một số bài thơ, bài nghiên cứu đăng trên Sông Hương lúc này thật sự chưa hợp lắm, làm cho một số người phản ứng. Đấy cũng là chuyện bình thường trong sinh hoạt văn nghệ và học thuật, nhưng số phận Sông Hương và Tổng biên tập lại phải chịu trách nhiệm cao nhất. Và kết quả là Sông Hương tiếp tục một bước thăng trầm: Bị đình bản lần thứ 2. Nhưng có điều, không ai lại nghi ngờ thiện chí và lập trường Nguyễn Khắc Phê. Và có thể tóm lại chân dung Tổng biên tập Nguyễn Khắc Phê đối với tạp chí về sau là: “Lùi một bước để tiến tới hai bước”. Và hiện tại, Nguyễn Khắc Phê là cây bút sung sức của Sông Hương và là thành viên trong Hội đồng biên tập của tạp chí. Đấy! Toàn là những con người tâm huyết, sống còn với Sông Hương cả đấy thôi!

4. Nhà văn HỒNG NHU
Tiếp tục nhận trọng trách quản lý Sông Hương, Hồng Nhu không khỏi âu lo và thao thức, nhất là sau nhiều "biến cố", có làm cho một số người trong cuộc và cả bạn đọc, cộng tác viên xa gần "xuống tinh thần". Hơn nữa, trước cơ chế mới và nhu cầu mới, liệu Sông Hương có tiếp tục đứng vững, cải tổ và thể hiện phong độ riêng của mình không? Đó là câu hỏi mà Hồng Nhu phải tự đặt ra. Nhất là khâu bài vở có chất lượng, có tính học thuật cũng như đội ngũ cộng tác viên uy tín. Sau hơn 1 tháng chuẩn bị và ổn định lại tổ chức, Hồng Nhu dè dặt cho ra mắt lại số đầu tiên do mình chăm chút. Rồi một năm sau, rút kinh nghiệm từ những ý kiến đóng góp và kiểm nghiệm, Hồng Nhu tự tin hơn, định hướng theo cách riêng của mình. Ông tập hợp độ ngũ văn nghệ sĩ tại chỗ, đồng thời mở rộng sự hội tụ bài vở ở các nơi, nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, nội dung, chất lượng tạp chí được nâng cao và đi vào ổn định.
Tiếp đó, để tờ báo có tiếng vang và là nơi hội tụ những tài năng mới, Hồng Nhu quyết định liên tiếp mở các cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật: Cuộc thi thơ, văn (truyện ngắn) và ký... trên tạp chí với sự xét chọn chu đáo, chất lượng, thu hút độc giả trong cả nước.
Cuộc thi truyện ngắn tổ chức trong 2 năm (1993 - 1994) với 400 truyện trong đó có 25 tác giả dự thi lọt vào chung khảo đã đem lại những khởi sắc mới, với những gương mặt tác giả mới, có bản sắc và sau này, chính những cây bút đạt giải Sông Hương đã vươn lên khẳng định vị trí của mình như: Quế Hương (Đà Nẵng) đạt giải Kịch bản văn học toàn quốc, Nguyễn Việt Hà nổi danh với tiểu thuyết: Cơ hội của Chúa...
Cuộc thi thơ 1996 cũng tạo nên diện mạo mới cho tạp chí qua nhiều giải thưởng dành cho tác giả trong tỉnh và ngoài tỉnh như: Nguyễn Quốc Việt ở Tây Ninh (giải nhất); Hồ Trường An ở Huế (giải nhì)... Tạp chí tiếp tục những trang mục sẵn có và mở thêm những trang mục mới, trong đó, chú trọng các mảng bài viết về văn hóa Huế như: văn hóa triều Nguyễn, Phú Xuân và nghiên cứu men lam, đồ cổ... thu hút các cây bút chuyên sâu tham gia.
Sông Hương tiếp tục đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác... và cả ngoài nước. Có thể mượn câu nói của Nguyễn Quang Hà để khẳng định đóng góp của Hồng Nhu như sau: "Tổng biên tập Hồng Nhu giữ tạp chí trong hai nhiệm kỳ không bị chao đảo trước làn gió thị trường là một đóng góp đáng kể". Hồng Nhu vui buồn cùng tạp chí Sông Hương cho đến khi anh nghỉ hưu để nhường lại vị trí của mình cho thế hệ kế tục. Hiện tại, Hồng Nhu là cây bút xuất sắc của Huế với nhiều giải thưởng lớn ở quốc gia. Và là Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt tại Huế; đồng thời là thành viên Hội đồng biên tập tạp chí Sông Hương.

5. Nhà văn NGUYỄN QUANG HÀ.
Trước khi thay Hồng Nhu làm Tổng biên tập, Nguyễn Quang Hà là Phó Tổng biên tập của tạp chí. Khi thay Hồng Nhu (giữa năm 1997), anh đã tự đặt cho mình nhiều câu hỏi: Làm thế nào để Sông Hương xứng đáng với Huế, xứng đáng với núi Ngự, sông Hương. Làm thế nào để Sông Hương không phải là một tạp chí lá cải? (Dù trước đó, chưa ai coi Sông Hương là lá cải). Đó là những trăn trở nhiệt thành. Và anh quyết tâm nâng cao chất lượng tạp chí. Nhưng trong quá trình thực hiện: từ ước mơ đến hiện thực thường không dễ dàng và có một khoảng cách khách quan khá lớn. Anh quan tâm đến mảng văn hóa Huế và lo âu cho mảng lý luận, phê bình có tính tranh biện thường kéo dài trên Sông Hương về cuối. Và vấn đề này, không phải ai cũng đồng tình với anh. Chẳng hạn loạt bài tranh luận về "chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa in tới 6 bài, trong khi, cả nước họ đã ngừng tranh luận. Tuy vậy, về mảng lý luận, phê bình, Nguyễn Quang Hà cố gắng tập hợp và đặt bài ở những tác giả có tên tuổi và uy tín trong cả nước nên có sinh khí.
Nguyễn Quang Hà đã tiếp tục mở cuộc thi truyện ngắn, nhằm "kéo chất xám cho Huế" từ cả nước. Kết thúc cuộc thi, có 20 truyện trên 240 truyện dự thi đạt giải được nhà văn Ma Văn Kháng cho là chất lượng mang tầm toàn quốc.
Thời gian này, Sông Hương cũng quan tâm một số tác giả viết ký, để những vấn đề cấp thiết của địa phương được cập nhật trên tạp chí. Đấy cũng là nhiệt tâm, nhưng không tránh khỏi những bài yếu về chất lượng hoặc vội vã về nhận định, kết luận và để lại tai tiếng. Do vậy, Nguyễn Quang Hà cũng bị "sửa" mấy vụ và Sông Hương cũng phải mấy lần "bóc trang". Chúng tôi cho rằng đấy cũng chỉ là chuyện quan tâm chung cho tờ tạp chí mà thôi, lấy lợi ích chung làm trọng, nhưng tiếng tai thì Tổng biên tập phải chịu trong hành trình 46 số tạp chí do mình chăm sóc.
Có thể nói, trong cuộc đời làm Tổng biên tập của mình, Nguyễn Quang Hà là người hào hứng nhất nhưng cũng mệt mỏi nhất và bực bội nhất vì những mong muốn đưa tờ "Sông Hương không phải là một tạp chí lá cải" vẫn chưa được thực hiện, vì nhiều lẽ như có lần Tổng biên tập đã phát biểu ở Sông Hương số 6/2000: "Toàn bộ những bài đạt yêu cầu chất lượng của các tác giả viết về Huế, viết cho Sông Hương không đủ sức trang trải cho 12 số Sông Hương trong một năm, càng không đủ sức khỏa lấp, không đủ sức che chắn nếu Sông Hương chỉ in bài của anh em trong tỉnh thì Sông Hương mãi mãi là tờ tạp chí tỉnh lẻ". Ở đây cũng cần thấy là sự cố gắng hướng ra ngoài tỉnh không phải lúc nào cũng đưa được tạp chí vươn lên tầm quốc gia. Vấn đề là ở chất lượng, tính chất, mục đích của từng số báo, từng bài viết. Vì vậy, mà trong suốt thời gian làm Tổng biên tập của Nguyễn Quang Hà - những vui buồn còn đó, những dự định cần phải được bổ sung khi anh đã đến tuổi "lục thập nhi nhĩ thuận".

Hiện tại, Sông Hương đang tiến vào thế kỷ mới với nhiều âu lo và dự cảm. Thời khắc chuyển giao của lịch sử, mọi sự vật hình như cũng có sự chuyển giao tự thân. Riêng với con người - chủ thể có ý thức - thì vấn đề ấy càng trở nên bức thiết và mãnh liệt theo chiều hướng văn hóa. Mọi hy vọng và trách nhiệm đó hiện nay đặt lên vai Tổng biên tập mới Nguyễn Khắc Thạch. Cố gắng làm cho được như các thế hệ đi trước, trong điều kiện hiện nay, đã khó, cố gắng phát triển hơn về nội dung và hình thức lại là điều khó hơn. Nguyễn Khắc Thạch đã phải tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi để thực hiện và vận động mọi người cùng thực hiện. Và thực tế là anh đã có những khởi động ban đầu đầy tự tin. Những khởi động mới nào cũng phải bị sức phản quán tính nhưng rồi những gì hợp lý sẽ tồn tại và phát triển. Chúng ta không nói trước điều gì. Có khi mọi vòng quay sẽ nhịp nhàng chuyển động, có khi nó lỗi nhịp nào đó, để làm lại từ đầu. Chúng ta có quyền hy vọng và kỳ vọng ở Sông Hương, ở Tổng biên tập mới trong thời gian không xa lắm của tương lai.
Khép lại bài viết này là lời xin lỗi của người viết đối với các Tổng biên tập đã được đề cập do những thiếu sót trong nhận định, đánh giá, chi tiết... và xin được tiếp nhận ý kiến bổ sung để sửa chữa.
5-2001

HỒ THẾ HÀ
(nguồn: TCSH số 149 - 07 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐẶNG SĨ THIỆNThời bao cấp, ăn còn đói mà thơ lại hay. Sang thời nay ăn thừa thãi thì người ta lại không quan tâm đến thơ, thậm chí quay lưng lại với thơ (lời Bằng Việt).

  • TRẦN THỊ TRƯỜNGBước chân vào cái ngõ 45 Phan Bội Châu gặp mùi bánh trứng nướng thơm phức bao trùm, ngỡ ngàng: “Ông Trần Đình Hiến còn là một chủ lò bánh?”. Nhưng: - Không phải đâu. Khu nhà này hầu hết là mấy anh em ruột chúng tôi sinh sống. Lò bánh này của một chú, còn các người khác mỗi người một nghề. Các em tôi đều chịu khó. Vâng, bây giờ ai chẳng lấy chịu khó làm đầu...

  • Chính Bùi Hiển dẫn lời bạn ông nói rằng văn ông đi từ hướng ngoại đến hướng nội, hàm ý chín dần, mỗi ngày mỗi gần hơn với cốt lõi văn chương. Tôi không thấy như vậy.

  • NGÔ MINHSau hai cuộc hành trình vất vả hơn 2600 cây số đi về Đại hội Nhà văn khu vực miền Trung ở Nha Trang giữa tháng 3, rồi Đại hội Nhà Văn Việt Nam VII, bắt đầu từ 22/4 đến 10 giờ rưỡi đêm 27/4 tôi mới về tới nhà mình ở Huế, ngồi trước máy vi tính viết những dòng  buồn vui lẫn lộn.

  • THANH THẢO                           6 năm nay, kể từ cái đêm thơ nhạc kỷ niệm 40 năm đường 559 do nhà thơ Phạm Tiến Duật dẫn chương trình, trong đêm ấy Tế Hanh vì quá xúc động khi nhớ lại chuyến đi qua Trường Sơn của mình đầu năm 1974, ông đã bị xuất huyết não. 6 năm ấy, không thể có một cuộc phỏng vấn hay “gặp gỡ” nào được thực hiện với Tế Hanh, đơn giản vì ông không nói được. Tôi nghĩ, 6 năm nay, Tế Hanh chỉ còn trò chuyện với dòng sông của mình, dòng sông của đời mình, trong im lặng. Vì thế, những cuộc trò chuyện tôi kể sau đây đều thuộc về thời gian trước khi Tế Hanh lâm trọng bệnh.

  • LTS: Kể từ khi xuất hiện với bạn đọc qua bài bút ký đầu tiên có tên là Gọi nắng và chùm thơ Đời chị trên tạp chí Sông Hương lúc tuổi đời mới hai mươi, gần 10 năm qua, Văn Cầm Hải là một “hiện tượng văn học” của nhiều cuộc tranh luận vì phong cách lập ngôn mới lạ của mình. Bước vào mùa xuân mới, đúng vào ngày sinh nhật 20/1/2005 của mình, Văn Cầm Hải đã chính thức trở thành một trong những nhà văn trẻ nhất của Hội Nhà văn Việt Nam. Vốn là người kín tiếng đến mức “lập dị” nhưng nhân dịp xuân vui này, nhà văn Văn Cầm Hải đã “bật mí” nhiều điều, từ A đến Z trong cuộc sống của anh  với Sông Hương.

  • Sáng ngày 24-2-2005 tại trụ sở 26 Lê Lợi - Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tưởng niệm nhà thơ Huy Cận. Nhiều cơ quan, ban ngành tỉnh, thành phố Huế và anh chị em văn nghệ sĩ đã tới dự. Sông Hương trân trọng giới thiệu “điếu văn” do nhà thơ Võ Quê đọc trong lễ tưởng niệm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ(Tưởng nhớ nhà thơ Lương An)Năm 1984, sau khi cùng anh chị em văn nghệ đón di hài nhà thơ Vĩnh Mai về Huế, nhà thơ Lương An - người đồng hương, người bạn thơ gần gũi với Vĩnh Mai đã viết bài "Đón anh về lại Huế thơ": Anh về lại Huế hôm nay / Huế đang mưa bỗng tạnh ngày nắng xuân...

  • HỒ SĨ HIỆPBa Kim, tên thật là Lý Nghiêu Đường, tự Thị Cam, sinh năm 1904, người Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Ông viết văn rất sớm, nổi tiếng trên văn đàn từ thời "ngũ tứ vận động" (1919) và hoạt động văn học sôi nổi từ những năm 30, 40 của thế kỷ trước, tên tuổi ngang hàng với các nhà văn Mao Thuẫn, Tào Ngu và Lão Xá.

  • TRUNG SƠN(Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất nhà thơ Phùng Quán)I. Hơn mười năm trước - mùa hè 1992, một cuộc “khai quật” ở Huế đã làm chấn động dư luận. Trong lúc đào hố móng xây dựng một căn nhà tại trụ sở Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Thừa Thiên Huế, người ta đã phát hiện một ngôi mộ tập thể gồm 17 bộ hài cốt, một số vũ khí, đạn và 3 kỷ vật còn ghi rõ tên hiệu, đơn vị Vệ quốc đoàn hồi năm 1946.

  • XUÂN TÙNG          Chòi trống im lìm, khách ngẩn ngơ          Bình khô, rượu cạn, điếu chăng tơ          Bao giờ điếu lại reo êm ái          Nhà rộn tiếng cười, ấm giọng thơ...

  • TRẦN THỊ LINH CHIXuất thân gia đình quan lại, học giỏi nhưng lại không chịu theo đuổi đến nơi đến chốn để khoa bảng đề tên, tiến bước công danh hầu nối nghiệp nhà, cha tôi bỏ dở chương trình tú tài sau khi đậu thành chung, làm một công chức kiếm sống qua ngày, dành hết cuộc đời cho văn học. Năng khiếu phê bình của ông đã biểu hiện ngay từ thời còn đi học.

  • PHAN TRUNG THÀNHTháng giêng năm 2003, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu lần thứ I, theo sáng kiến thành lập “Ngày thơ Việt Nam” của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • BẢO CƯỜNGLTS: Trên 40 năm ngâm thơ và đệm sáo cho thơ từ ra Bắc, từ trong nước ra nước ngoài, Bảo Cường hiện là một nghệ sỹ lão luyện trong nghề. Bài viết dưới đây, như chính tác giả nói: “Với lòng thiết tha mong mỏi bộ môn ngâm thơ và đệm sáo cho thơ ngày một phát triển, để mọi người và nhất là giới trẻ yêu thơ có cơ hội tìm hiểu đào sâu về hai bộ môn này.”

  • TRẦN NINH HỒLTS: Trần Ninh Hồ tên thật là Trần Hữu Hỷ. Lính Đông Bộ 1971 - 1976, 1977 - Trưởng ban Văn thơ báo Văn Nghệ. Nguyên chủ nhiệm Bảo tàng Văn học Việt …Bình quân cứ độ dăm năm, nhà thơ Trần Ninh Hồ lại có một "đợt" xuất bản thơ. Anh là cây bút sung sức trong suốt mấy thập niên vừa qua của nền thơ hiện đại Việt Nam, từ cuộc chiến tranh chống Mỹ cho suốt đến những ngày hôm nay...Nhà văn Võ Thị Xuân Hà đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Trần Ninh Hồ trong một cách nhìn riêng biệt.

  • INRASARACác hội thảo bàn về nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tạo văn học đã lôi kéo không ít nhà văn tham gia bàn cãi sôi nổi. Là tín hiệu đáng mừng: văn học Việt đang tự ý thức, tự phản tỉnh (self consciousness).

  • TRẦN ĐÌNH SỬThực tế nghèo nàn về thành tựu khoa học xã hội và nhân văn của chúng ta có thể tìm thấy nguyên nhân trong lối tư duy độc tôn một thời ở lĩnh vực học thuật. Cội nguồn sâu xa của lối tư duy ấy đang nằm trong di chứng của thời kì chiến tranh kéo dài ba mươi năm và cuộc đấu tranh ý thức hệ tàn khốc.

  • NGUYỄN THANH MỪNGKhái niệm nhà văn làm báo chắc không phải là chuyện lạ, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Cánh cửa mở ra cho nhà văn tung hoành trên “sân cỏ” báo chí không đơn thuần là chuyện “cơm áo không đùa...” mà vì nơi đây, nhà văn thể hiện mình ở nhiều góc độ khác nhau, hiểu từ hai phía, nhu cầu biểu lộ tâm trạng của họ và nhu cầu của đời sống đất nước và nhân dân đòi hỏi ở họ.

  • TRƯỜNG NHÂNLTS: Cũng như cuộc đời, văn nghệ có biết bao buồn vui. Nhà văn cũng là người, cho nên có lúc cũng dở khóc dở cười bởi những chuyện ngoài văn chương. “Vạch túi cho người xem... bia” là câu chuyện hậu kì để bạn đọc chia sẻ với chuyện bếp núc làng văn.

  • NGUYÊN ANMột nhà văn đồng hương cao niên hỏi tôi:- Sao bây giờ ta mới quen nhau nhỉ?Tôi chưa kịp trả lời, ông đã nói tiếp:- Thôi, từ nay nhé!