Bữa tối cuối cùng

09:47 29/10/2021

JENNIFER WALKUP   

Tôi sẽ không nói với ai về việc chẩn đoán.
Không hé răng với mẹ hay em gái tôi. Chắc chắn không phải Jake và có lẽ với Steve cũng không hề.

Ảnh: internet

Tôi sẽ mang mặt nạ như nhiều năm, ngay cả khi bên trong cơ thể tôi đang mục nát thối rữa như một quả cam đã nhũn ruột, hư sâu dẫu bên ngoài còn lớp vỏ da che lấp. Đối với thế giới, sẽ không có vết bầm dập, không mảng lốm đốm chảy nhão.

Không chút trầm cảm hay bạc nhược yếu lòng.

Tôi rửa chén dĩa, xả nước nóng xào xào trong khi chờ máy sấy kêu vo vo. Mưa nhỏ giọt trên khung cửa sổ, những giọt to xô đẩy giành nhau rơi trước.

Chiếc khăn lau họa tiết cổ điển của tôi đã cũ mòn, nó mỏng lắm rồi gần như không còn tác dụng thấm hút nữa. Tôi vùi tay vào khăn, nhét nếp vải vào giữa các ngón tay cho đến khi chúng khô hoàn toàn. Tôi chà xát ngón tay cho đến khi cảm thấy thô rát.

Mọi người sắp đến. Bàn đã bày biện xong.

Khuấy nước sốt. Khuấy, khuấy. Công thức bữa tối thứ Bảy của tôi. Mỗi tuần. Khuấy, khuấy.

Tôi thậm chí còn không biết phòng khám của bác sĩ Morris có những cuộc gọi kiểu này vào các ngày thứ Bảy cơ đấy. Tôi nghĩ họ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu… Vậy mà chính bà bác sĩ gọi…?

Quái.

Bẻ một quả từ nải chuối chín vàng trên bệ bếp, tôi ngồi xuống chiếc ghế đẩu cao, loại chúng tôi đặt trong gian bếp để tạo sự duyên dáng. Một cách đều đặn máy móc như kim đồng hồ, tôi kéo cuốn sổ nhỏ mà nhiều năm nay tôi đã ghi lại từng miếng ăn đưa vào miệng. Chất béo, calo, đạm, thức ăn giàu carbonhydrat. Từng miếng ăn đều được đánh dấu, ghi tên… tích tích tích, tích tắc. Bổ sung, loại trừ, thêm bớt, xem chừng size quần jean lên-xuống, lên- xuống. Một quả chuối cỡ vừa. Cây bút của tôi đang lướt trên mặt giấy bỗng dừng lại, lượn lờ lơ lửng hệt chiếc trực thăng trên đại dương đang tìm kiếm những người sống sót.

Một âm thanh bật phát ra từ trong tôi như một tiếng cười bùng ra rồi tắc nghẹn. Tôi trượt khỏi ghế, chân đụng vào thùng thép không gỉ. Cuốn sổ rơi xuống nền.

Tôi lặng lẽ ăn chuối.

Trong khi đang ngồi đó, tôi gọi cho thẩm mỹ viện.

“Tôi có thể sắp xếp một cuộc hẹn? Cắt, tô, làm nổi. Móng tay chân. Mặt nữa. Aileen Thompson đây.”

“Ơ. Ừm, được.” Karen, nhân viên lễ tân làm việc tại Bonnie’s nhiều năm nay, rất bối rối. Tôi đoán cô nàng nhận ra việc tôi đang tiết kiệm một xu.

Tẩy sơ lớp da chết là ngon rồi. Ngày mưa của tôi đã đến.

Khi chúng tôi cúp máy, tôi chậm bước lên lầu - rón rén như một tên trộm. Tôi chuẩn bị một bồn nước đầy bọt, nồng mùi tử đinh hương, ngâm mình cho đến khi ngón tay ngón chân tái nhợt nhăn nheo hơn lúc bình thường. Chỉ khi nước trở nên lạnh giá tôi mới ra khỏi bồn.

Tôi khoác chiếc áo choàng vải bông màu nắng với những nếp gấp sang trọng mà Jake tặng cho tôi vài năm trước vào dịp Mother’s Day rồi chậm rãi chải tóc mình, một lần, hai lần… cả trăm lần, có lẽ vậy. Tôi làm khô tóc từ từ, sử dụng bàn chải tròn và đặt máy sấy tóc ở chế độ thấp, sau đó rẽ tóc thành từng múi, chải mượt và thả lọn. Tiếp theo tôi dùng nhíp sửa hàng lông mày.

Không suy nghĩ. Chỉ cần nhổ. Nhổ, nhổ, một sợi nữa biến mất. Nhổ, nhổ. Tất cả gọn gàng đâu ra đó.

Kem dưỡng ẩm. Lớp phấn lót. Son. Kẻ, đánh bóng, tô, vẽ, trang điểm mắt, làm cong mi. Chuốt mi, bôi mi. Thêm mascara. Nháy, nháy. Đừng nghĩ. Nháy.

Thở. Thở thực sự, nhịp thở rất thật, bây giờ. Hơi thở sâu. Không khí vào buồng phổi rồi lại ra ngoài.

Sống. Còn sống. Đang tồn tại. Đừng nghĩ bất kỳ điều gì khác. Mình đang sống hôm nay.

Và mọi người sẽ sớm có mặt ở đây. Bạn sống cho những bữa tối thứ Bảy như thế này.

Bạn sống.

Quần thụng xám và áo len dài tay màu tươi, đỏ, đỏ, đỏ! Máu đỏ. Hoa hồng đỏ. Sống sót. Cuộc sống.

Khi tôi đi như trượt xuống cầu thang trong đôi tất len, cái máy sấy cuối cùng cũng kêu ro ro. Tôi vội bước. Tôi ghét nếp nhăn. Đồ đã giặt xong, trắng bong, như muốn mời gọi ấp ôm - như chính tôi thèm khát trao cho tất cả những người thân quen vòng tay tràn đầy ấm áp và mềm như nhung. Nồng ấm như giọng bác sĩ Morris khi cố tìm lời an ủi thay cho những từ ngữ lạnh lùng tang tóc.

Từ ngữ lạnh giá, rùng mình, đông cứng. Từ ngữ chết.

Việc vặt mà tôi thường chán ghét giờ thấy không còn tệ nữa, mùi quần áo sạch sẽ thơm tho quen thuộc như hòa cùng ánh nắng tinh khiết ướp hương khuôn mặt tôi. Tôi lướt tay trên chiếc áo trong vải bông trong khi xếp đồ. Dưới đầu ngón tay tôi, những chồng mềm mại phồng lên làm thành một loại nhạc cụ, lướt-kêu, lướt-kêu, vuốt nhẹ mượt mà. Gấp, xếp, gấp, xếp chồng.

Đâu ra đó. Mọi thứ ở đúng vị trí của nó.

Những chiếc áo sơ mi của Steve gọn gàng trong ngăn kéo của anh. Anh thực sự cần cho những người có nhu cầu một số đồ mà anh ít dùng đến, hoặc thêm vào đống giẻ lau kính các loại xe của thằng Jake. Tiếng đồng hồ lười nhác điểm tích tắc khi tôi đi qua các căn phòng. Nhàm chán và yên tĩnh như những mẩu bánh vụn trên chiếc bàn ngoài hiên, không ngừng lay động trong gió.

Hàng tồn kho. Phế liệu. Thức ăn thừa.

Jake đến trước. Lúc gần hai giờ tôi nghe thấy tiếng động cơ xe của thằng con ầm ầm trước khi làm rung chuyển căn nhà, tôi còn cảm nhận rõ hơn từ đôi bàn chân mình. Nó đun xe thẳng vào ga ra và tôi mỉm cười vì nó là con trai của tôi và còn gì tuyệt hơn khi gặp cục cưng của mình? Khối u trong cổ họng của tôi.

Khối u.

“Cha con sẽ không thích con chiếm chỗ của ông ấy đâu.” Tôi gọi to khi Jake đập cửa.

Tiếng cười của Jake lấp đầy căn phòng - thô nhưng man, không giống chút nào tiếng the thé nhức óc vẫn còn vang vọng trong tâm trí tôi từ dạo nào ở sân chơi. Nó kéo tôi vào vòng tay thật nhẹ nhàng, ôm ấp nâng niu như thể tôi là cánh hoa, là giấy lụa, là người đẹp của nó. Tôi ôm lấy mặt nó, hôn nhẹ lên má.

Nhún vai, đôi mắt nó ánh lên vẻ tinh nghịch. “Lẽ ra cha về nhà trước mới phải chứ.”

Nhà. Tôi rất thích vì Jake vẫn nghĩ thế dù nó đã đi xa mấy năm rồi.

Tôi hứ và tiếp tục khuấy, khuấy mãi cái nồi nước sốt không cần khuấy nữa.

Phải làm một chuyện gì đó.

“Học hành sao rồi?” Tôi hỏi, tiến đến bàn để xếp lại khăn ăn. Những câu hỏi vô thưởng vô phạt. Những hành động giản đơn nhàm chán vô bổ.

Jake lục lọi tủ lạnh. Nó lôi ra một xoong thịt hầm đêm qua.

“Trường học là trường học. Tuy nhiên cái luận án đang làm con ê mông.” Nó để xoong vào lò vi sóng và quay lại tủ lạnh.

“Cuộc sống… tiến triển sao rồi?” Không gấp nữa, tôi chỉ đứng đấy và nhìn nó chằm chằm. Tôi nhớ rõ từng đường nét trên lưng con trai tôi. Áo phông và quần jean của nó, mái tóc không đều trên cái cổ rám nắng.

Nó uống hộp nước cam. Tôi thậm chí không nhăn mặt cũng chẳng quan tâm. Tốt. Đẹp.

“Sẽ ổn thôi,” Jake quay sang tôi, đáp. “Ông thầy hướng dẫn con cho rằng đến giờ vẫn ngon ơ, nhưng con còn cả núi việc phải làm.”

“Mẹ chắc rằng điều đó thật tuyệt vời.”

Nó đảo mắt. Tôi rành ánh nhìn đó: mẹ biết gì về cuộc sống và đam mê của con chứ, và như thế nào mới là cuộc sống thực sự. Lò vi sóng kêu khi nó lấy một cái nĩa.

“Con đã nói chuyện với Tess chưa?”

Jake lại khựng tại lò vi sóng vẻ lạnh lùng, quay lưng về phía tôi. “Dạ. Đêm qua.”

“Rồi…?”

Nó lấy thức ăn và thả mình xuống ghế. Khi nó nhìn lên thì không còn kiểu mẹ biết gì… nữa mà thay bằng ánh mắt tôi biết rõ - ngây thơ thủa nào. Đó, hôn nó và mặt nó tươi ngay. Nó nhún vai rồi ngấu nghiến món cơm, gà. Nước xốt kem.

“Cô ấy không biết mình muốn gì.” Nó liếm nước xốt dính trên ngón út. “Nhưng con đã nói với cô ấy rằng con sẽ không đợi mãi đâu.” Giọng gay gắt. Gượng ép.

Tôi nghĩ đến chiếc nhẫn của bà ngoại Elizabeth mà tôi đã cho nó. Có lần nó ướm lời tặng Tessa. Tôi tự hỏi bao lâu nữa nó mới lại xin mẹ trao nhẫn. Tôi nuốt nước bọt, hình dung về chiếc nhẫn trên ngón tay của cô gái đó.

Cuối cùng thì ai sẽ đeo nó? Tôi sẽ được thấy chứ? Chiếc nhẫn của bà ngoại tôi?

Lễ cưới. Người mẹ và con trai cùng khiêu vũ. Những đứa con. Những kỳ nghỉ.

Con trai tôi sẽ hạnh phúc chứ? Cuộc sống của nó sẽ tươi đẹp?

“Ờ, vậy là tốt rồi. Hãy tự chăm sóc bản thân trước tiên. Trên hết mọi chuyện khác.”

“Dạ.” Nó không cười, đôi mắt nheo lại, kiểu tôi biết những giọt nước mắt đang chực chờ. Tôi nhói lòng. Mùa xuân của tôi bỗng xỉn vàng sương giá.

Cuộc sống. Ngắn hơn.

“Chỉ cần an bình hạnh phúc thôi,” tôi nói. “Cuộc sống, tình yêu, bất cứ điều gì. Hạnh phúc và an bình.”

Như chiếc mô tô của nó? Như mối quan hệ tệ hại của nó với Tess? Hay an lành và bình yên như những lần hẹn khám bác sĩ và các dấu hiệu cảnh báo mà bạn không nên lờ đi.

Jake chớp mắt, chiếc nĩa của nó lơ lửng trong không trung như thể đang được nâng bởi một cái cần cẩu đồ chơi. “Mẹ không sao chứ? Trông mẹ tái nhợt.” Sự lo lắng ánh trong đôi mắt nó rồi lan sang cả cái cau mày mang nét buồn bã tư lự.

“Mẹ ổn mà.” Tôi lại hứ, với tay lấy một chiếc khăn ăn khác.

“Thực ra là không. Mẹ đầm đìa mồ hôi kìa. Con chắc đó. Mà ở đây lạnh ngắt.”

Một giọng cười hoang mang. “Mẹ ổn mà, Jacob.”

“Cha con các người nên lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ là vừa.”

Lại hoang mang giọng cười.

“Hawaii hay gì gì đó. Nơi nào mà cha có thể chơi golf còn con thì kiếm được chút ánh nắng mặt trời. Nhâm nhi cocktail pha chanh.”

Golf và cocktail.

May quá, chuông cửa kêu vang.

“Để đó cho mẹ.” Tôi vọt lẹ.

Mẹ và Janie đang tranh cãi trước hiên suýt làm nước mắt tôi trào ra. Janie, hai tay ôm quá trời đồ, bắt đầu đẩy mọi thứ cho tôi - những túm bánh, bí xanh, cà tím…

“Nhìn này,” nó nói, tay lắc lư chiếc túi nhỏ. “Zilbert sắp đóng cửa mà mua rẻ một nửa đó.”

Trong chiếc túi nó đang đong đưa có một lô một lốc hộp nâu nhỏ bóng đẹp căng phồng lớp ni-lon.

“Nửa giá, hở? Hời đó.”

Nó cười toe toét. “Hàng độc giá rẻ tốt hơn loại thường. Phép màu.”

Phép màu.

Tôi lấy chiếc túi từ tay nó, những tuýp kem chống lão hóa yêu thích của chúng tôi lăn qua lăn lại như những kẻ tìm kiếm cảm giác mạnh trên con tàu dài - kiểu tàu cướp biển để tổ chức lễ hội. Nguy hiểm!

Chống lão hóa.

“Ở đây nghe mùi…”. Mẹ nói, đẩy cặp kính lên mũi. Bà dùng khuỷu tay thúc tôi sang bên. “Cháy phải không? Có mùi khét.”

Thở dài, tôi lắc đầu. “Cháy?”

Janie nhăn mũi cười khúc khích y chang hồi nhỏ. Tiếng cười đáng yêu, hầu như không phát ra âm thanh nên nghe hơi giả. Nhưng vẫn mãi là vậy, em gái tôi, nhỏ hơn tôi hai tuổi. Hai năm luôn có nghĩa là một cái gì đó trưởng thành, lớn lên, già hơn, tuy nhiên, ở tuổi 45 và 47, bây giờ thực ra chúng tôi giống hệt nhau.

“Thôi nào,” tôi nói, gỡ những chiếc túi tote ra khỏi tay nó. “Chắc nãy giờ mẹ loay hoay trong bếp.”

Thật tình thì mẹ tôi không có bất cứ điều gì rắc rối. Bà đang tráng rửa dĩa tô, cái xoong không của thằng Jake và một cái chảo rán còn dính dầu mỡ thịt viên và mấy con dao phết bơ. Bà luôn tìm việc để làm. Jake đang ngồi phía xa, cau mày trước một ô chữ.

“Steve đâu?” Mẹ hít hít như thể bà là chó săn còn chồng tôi là con mồi.

“Chơi golf, bà,” Jake hét to khiến Janie và tôi cười tức ruột.

“Chơi golf? Chơi golf! Chà...”. Bà lắc lắc đầu. Jake mỉm cười, nháy mắt với tôi và Janie. “Thôi mà bà, đó là sở thích của cha. Cha làm việc cực nhọc cả tuần. Cha xứng đáng hưởng chút thời gian để chơi chứ.”

Miếng xốp kêu ken két trên trên thớt. Bên cạnh tôi, Janie lại bấm bụng cười, vai nó rung rung khi cố gắng kìm lại. Tôi cũng vậy, tiếng cười sắp bùng ra, như những chiếc bong bóng căng phồng, cuộn xoáy - những dấu hiệu đầu tiên của một cơn bão.

Trong bồn rửa, mẹ cọ kin kít con dao vào đầu cái muỗng sứ. “Làm việc cực nhọc! Hừm. Đàn ông có nghĩa vụ phải chăm làm. Vào thời mẹ, tất cả đều làm việc chăm chỉ nhọc nhằn, và mẹ sẽ nói với các con điều này, cha của các con, ừ, cha của các con…”.

“Không bao giờ, chưa hề cần một ngày nghỉ,” tôi, Janie và Jake đồng thanh.

Mẹ quay ngoắt lại, chỉ cái muỗng gỗ vào chúng tôi, vài giọt nước thẫm nhỏ xuống nền đá phiến. Màu sắc ửng hồng trên má cùng nụ cười phẫn nộ trên môi. “Tại sao, các người…”. Bà vẫy chiếc thìa như một thứ vũ khí, nhưng bật cười vẻ thất bại và tắt vòi nước.

Jake, lúc này đang đứng ngay sau, choàng tay qua vai bà. “Xin lỗi bà. Không thể nhịn được ạ. Chọc bà giận dễ thật.”

“Và vui nữa,” Janie thêm. “Rượu?” Cô đang mở một chai vang trắng. Tôi không bao giờ uống rượu.

“Nhất định rồi.” Giọng tôi nhẹ như cơ thể đang chứa đầy khí heli, như tôi đang bềnh bồng trên mây.

“Tuyệt.” Em gái tôi mặt ánh vẻ tinh nghịch. “Còn mẹ sao nào? Tối nay say bữa với hai con gái cưng của mẹ chứ?”

Mẹ lắc đầu. “Say, Jane Louise? Say rượu? Con gái thì không…”.

“Mẹ!” Janie và tôi cười, hét tướng lên. Jake đứng cạnh dì, đang tự rót cho mình một ly.

“Chà, chuyện quái gì vậy?” Mẹ nói, cụng vào cánh tay của Jake và gật đầu nhìn cái chai trên tay nó. “Rót cho bà một ít, Jacob. Rót đi, ít thôi.”

Tôi thấy Janie tròn mắt và tôi biết mình cũng vậy. Mẹ uống rượu? Tôi nói to. Và bây giờ chúng tôi mới thực sự cười, bật cười, cười vang. Mặt của Janie nhăn cả lại và tiếng cười tuôn ra từ nó như một cái thùng phuy bị lật. Tôi cũng đang ứ tràn, bùng phát tràn lan đến mức muốn cuốn trôi, rửa sạch mọi thứ. Các khối u, u ác tính, giai đoạn bốn.

“Sao không?” Mẹ nói, nâng ly. “Chỉ sống một lần, phải chứ?”

Chỉ sống một lần.

“Ôi, thế này kia!” Giọng Steve oang oang trong phòng khách rồi lập tức anh xuất hiện ở đó, chồng tôi, người bạn thân nhất của tôi, tình yêu bạc của tôi. “Tất cả là gì đây?”

Steve liếc sơ quanh phòng, tôi chắc chắn một người sành sỏi như anh luôn biết phải làm gì trong mọi tình huống, lướt nhanh tới kệ bếp và với chút nỗ lực mở nút chai vang khác và rót cho mình một ly. Janie và tôi vẫn dựa vào bệ, và năm người chúng tôi xếp thành một vòng tròn. Chúng tôi kết thành một đám.

“Tôi đã bỏ lỡ điều gì rồi?” Steve hỏi bằng giọng mà tôi đã quá quen thuộc. Tốt hơn hoặc tệ hơn. Bệnh tật và sức khỏe. Cho đến khi cái chết làm chúng ta chia lìa.

“Chúng ta đang nâng ly chúc mừng chuyện gì?” Mặt Steve ửng đỏ sau trận golf. Anh quàng tay quanh người Jake, kéo thằng nhỏ vào người, ghì mạnh - bỗ bã, thô bạo, đàn ông với đàn ông.

“À, mẹ biết uống rượu, là một.” Đôi má đầy tàn nhang của Janey ướt đẫm nước mắt vì cười và mắt cô em gái tôi nhìn thẳng vào mắt tôi. Tỏa sáng, chớp nháy, truyền tải, chạm vào.

Thấu hiểu.

Tôi lau má, ngắm nhìn những khuôn mặt xung quanh mình.

“Cho chính bây giờ,” tôi nói. “Khoảnh khắc này.”

Hồ Nghĩa dịch từ nguyên bản The Last Supper
(TCSH391/09-2021)

............
* Tình yêu bạc: 25 năm kết hôn và chung sống.




 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • MISHIMA YUKIO (Nhật Bản)Nhà văn Nhật Bản Mishima Yukio (1925 - 1970) bắt đầu in các tác phẩm của mình từ những năm 20 tuổi. Ông được tặng nhiều giải thưởng văn học và ba lần được đề cử vào giải Nobel văn chương.

  • PAUXTÔPXKIChúng ta yêu mến thứ ánh sáng bảo hiểm của những ngọn hải đăng nhưng ít khi nhìn thẳng vào nó. Thường chỉ có những người bảo vệ và các tay lái tàu dán mắt vào hải đăng để kiểm tra bí mật độ loé sáng của nó. Bởi vì tất cả hải đăng trên biển đều nháy và nhấp nhánh khác nhau, theo những tín hiệu đó, người ta có thể biết được hải đăng nào và con tàu đang ở đâu.

  • SLAWOMIR MROZEK (Ba Lan)(Lê Bá Thự dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan)

  • ALPHONSE DAUDETSự kiện phản ánh trong truyện xảy ra năm 1871, thời kỳ chiến tranh Pháp - Phổ, khi quân đội Phổ (Đức) đã chiếm đóng và sáp nhập hai tỉnh Alsace và Lorraine của Pháp vào lãnh thổ Đức.

  • DOMINIQUE DE VILLEPINTác giả Dominique de Villepin, sinh năm 1953, đương kim Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, là người phát ngôn cho chính sách hòa bình đối lập với đường lối chiến tranh Bush-Blair trong vụ tập kích Irak đầu năm 2003. Nơi đầu sóng ngọn gió của bang giao quốc tế, ông đã đồng thời cho xuất bản một khảo luận về Thơ, Ngợi ca những Người Cướp Lửa, tượng trưng cho Người Làm Thơ, qua hình ảnh mượn của Arthur Rimbaud, lấy từ huyền thoại Prométhée.

  • MARK TWAINTwain, Mark, (Samuel Langhorne Clemens), nhà văn Mỹ, (1835-1910). Sinh tại Florida, bang Missouri. Là con thứ tư trong một gia đình thương nhân nghèo. Chưa đầy 12 tuổi, Clemens đã phải thôi học để học nghề sắp chữ in, rồi làm đủ nghề. Năm 1853, bị thôi thúc bởi ý muốn tìm hiểu thế giới, lên đường đi nhiều nơi, làm thợ in công nhật ở St. Louis, New York và Philadelphia. Đến sông Mississipi, hành trình dự kiến đi Brazil bị đình lại vì Clemens lại mơ ước trở thành hoa tiêu trên sông.

  • HARUKI MURAKAMI (Nhật Bản)Chàng và nàng đang đi trên một con đường. Dọc bãi tha ma. Lúc nửa đêm. Sương mờ vây phủ. Họ tuyệt nhiên không định đi ở nơi chốn này vào lúc này. Nhưng vì các nguyên do khác nhau họ đã buộc phải đi. Họ bước vội vàng, nắm chặt tay nhau.

  • GRAHAM GREENE (Anh)Có tám người đàn ông Nhật đang ăn bữa tối ở nhà hàng cá nổi tiếng Bentley's. Họ chỉ trao đổi với nhau dăm ba câu bằng thứ tiếng mẹ đẻ khó hiểu của họ, nhưng luôn có nụ cười nhã nhặn và thường mỗi câu lại kèm một cử chỉ cúi đầu lịch thiệp. Tất cả tám người, trừ có một, đều đeo kính. Thỉnh thoảng cô gái xinh đẹp ngồi phía cửa sổ lại đưa một cái nhìn lướt qua họ, nhưng xem ra chuyện của cô ta quá quan trọng, khiến cô ta không thể thực sự chú ý tới bất kỳ ai trên đời ngoài chính mình và người ngồi cùng bàn.

  • VICTORIA CHIE (ÚC)Cảm giác xấu hổ như kẻ đang làm điều mờ ám, Anne Peterson đặt bút run run ghi tên mình vào phần trống trong bản tự giới thiệu của văn phòng môi giới hôn nhân. Chẳng lẽ lại đến nông nổi này sao? 49 tuổi, trông còn rất trẻ, duyên dáng, đầy sức sống, thành đạt, vật chất đầy đủ, đã ly dị, thế mà phải nhờ môi giới kiếm cho một tấm chồng. Mà anh ta là ai, cũng là một kẻ nào đấy tìm đến đây với những dòng tự giới thiệu cứng nhắc. Thôi, đành vậy chứ biết sao, chỉ vì quá yêu con gái Cindy mà Anne đã phải chịu đựng nỗi trống trải cô đơn ròng rã suốt bao năm trời.

  • NGÔ KIM LƯƠNG (Trung Quốc)"Nếu còn gặp người, nhất định phải nói", Trần Tĩnh đang nghĩ, ngước mắt lên nhìn ánh đèn vàng vọt trong ngõ nhỏ. Đêm khuya rồi, khắp nơi là hình ảnh kỳ quái của một màn đêm đen kịt. "Ai cha! Chiếc xe đạp xui xẻo này!" - Cô đẩy chiếc xe, không biết phải nói thế nào.Sau lưng vang lên một hồi chuông xe đạp, Trần Tĩnh "ai cha" một tiếng, chàng trai cưỡi xe đạp đã lướt vèo qua rồi.

  • S.MROZEKCó một lần tôi đi du lịch.Vì không có tàu trực tiếp đến nơi tôi cần tới nên tôi phải xuống một ga dọc đường để chuyển sang tàu khác.Hôm đó là một buổi tối. Mãi sáng hôm sau con tàu tiếp theo tôi sẽ phải đi mới đến.Tôi rời nhà ga, vào thị trấn để kiếm nơi ở trọ.

  • JOYCE BEGG (Úc)Bà Firbank trở thành hàng xóm của chúng tôi đã lâu, dễ đến sáu bảy năm nay, nhưng thật sự trong chúng tôi chẳng ai dám khẳng định mình biết rõ về người đàn bà này. Xung quanh bà ta lúc nào cũng bao phủ một bầu không khí bí hiểm, ma quái, ngay cả toà dinh thự cổ của bà ta cũng gợi cho người ta cái vẻ rờn rợn, lạnh lẽo giống như nơi trú ẩn của những linh hồn cõi âm.

  • KRISHNAN VARMAKrishnan Varma sinh ở Kerala, Ấn Độ. Ông viết bằng hai thứ tiếng Anh và Malayalam. Trong nhiều tác phẩm của mình, ông chia sẻ sự quan sát đối với cuộc sống của lớp người cùng khổ trên đất nước ông.

  • ARTURO VIVANTELời giới thiệu: Nhà văn Arturo Vivante sinh năm 1923 ở Rome, tốt nghiệp cử nhân đại học McGill, Canada, 1945, tốt nghiệp y khoa đại học Rome, 1949. Ông hành nghề bác sĩ toàn khoa, đồng thời sinh hoạt và nghiên cứu về văn chương ở một số trường đại học Mỹ. Vivante là nhà văn rất nổi tiếng với các truyện cực ngắn và các giai thoại.

  • KÔNXTANTIN PAUXTÔPXKI Mùa Thu. Những hạt sương mai tháng Chín lạnh giá, mọng nước rơi tung tóe từ những tán lá trên cao xuống và bắn cả vào người tôi. Sương từ các nhành cây nhỏ giọt xuống mặt nước sông đen thẫm, tạo thành những vòng tròn và chậm rãi lan ra xung quanh.

  • LTS: Mario Bendetti sinh tại Paso de los Toros (Tacuarembó ) ngày 14 tháng 9 năm 1920. Ông theo học tại trường tiểu học tiếng Đức ở Montevideo và trường trung học Miranda, đã từng làm nhiều nghề như nhân viên bán hàng, tốc kí, kế toán, viên chức nhà nước và phóng viên. Từ năm 1938 đến 1941 ông sống chủ yếu ở Buenos Aires . Năm 1945, khi trở về Montevideo, ông viết bài cho tuần báo nổi tiếng Marcha, qua đó trở thành phóng viên bên cạnh Carlos Quijano và rồi trở thành một thành viên trong ê-kíp của ông này cho tới tận năm 1974 khi tuần báo ngừng xuất bản.Năm 1973, vì lí do chính trị, ông phải rời bỏ tổ quốc,bắt đầu cuộc sống lưu vong kéo dài mười hai năm ở những quốc gia: Ác-hen-ti- na và Tây Ban Nha. Quãng thời gian này đã để lại những dấu ấn vô cùng sâu sắc trong cuộc đời ông cũng như trong văn nghiệp.

  • YUKIO MISHIMA (Nhật Bản)YUKIO MISHIMA tên thật là HIRAOKA KIMITAKE (1925-1970). Sinh tại Tokyo.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Tokyo . Nhà văn, kịch tác gia, đạo diễn sân khấu và điện ảnh, diễn viên.Năm 16 tuổi đã xuất bản truyện vừa lãng mạn Khu rừng nở hoa. Tiểu thuyết Lời thú tội của chiếc mặt nạ ra năm 1949 đã khẳng định tên tuổi của nhà văn trẻ tài năng và trở thành tác phẩm được đánh giá là kinh điển của nền văn học Nhật Bản.

  • KOMASHU SAKIO (Nhật Bản)Sinh 28/1/1931 tại Osaka (Nhật Bản). Nhà văn chuyên viết truyện khoa học giả tưởng nổi tiếng của Nhật Bản.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kyoto , chuyên ngành Văn học Italia.Từ năm 1957 là phóng viên Đài Phát thanh Osaka và viết cho một số các báo. Năm 1961 chiến thắng trong cuộc thi truyện ngắn giả tưởng xuất sắc do tạp chí "SF Magasines" tổ chức.Tác phẩm của Komatsu đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.

  • S. MROZEK (Ba Lan)Có lần tôi bắt gặp một con chó ác bụng đang rượt đuổi một con mèo. Bởi tôi là người yêu động vật nên tôi bèn vớ ngay một cục đá to sụ quẳng vào con chó khiến nó ngã lăn quay, nằm đứ đừ một hồi lâu. Chú mèo nhỏ không nhà, con vật bé xíu nom mệt phờ râu. Không chút do dự - tôi cho nó nương nhờ. Đây quả là một con mèo đẹp mã, lông mịn màng, mắt long lanh. Tôi đem nhốt nó vào trong nhà, đoạn bỏ đi chơi bời trác táng.

  • KITA MORIO (Nhật Bản)Kita Morio (sinh năm 1927) là nhà văn thuộc thế hệ hậu chiến của Nhật Bản. Tốt nghiệp Đại học Y. Năm 1960 được trao giải thưởng mang tên Akutagawa với truyện ngắn Trong bóng tối đêm, cốt truyện xảy ra trong một bệnh viện tâm thần ở Đức thời kì Chiến Tranh Thế Giới thứ II. Nổi tiếng với các tác phẩm giả tưởng khoa học và chống chiến tranh.