Bờ quê bến đợi bước lang thang

10:05 17/04/2009
LTS: Nhà thơ Trần Hữu Tâm Phương, sinh năm 1949 tại Huế, hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, mất ngày 21 tháng 10 năm 2005. Bài viết sau đây của Hạnh Lê sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về nhà thơ Trần Hữu Tâm Phương.


HẠNH LÊ

Huế hẹp và nhỏ, vì vậy mà bạn bè viết lách vẫn thường gặp nhau. Tôi biết Trần Hữu Tâm Phương từ nửa sau những năm 90 của thế kỷ trước, khi anh là cộng tác viên tích cực của Đài Phát thanh Thừa Thiên Huế. Một người đàn ông nhỏ nhắn, gầy gò, mái tóc bạc sớm và một đôi mắt sáng với nụ cười rất tươi. Gặp Trần Hữu Tâm Phương lần đầu đã thấy một sự tin cậy. Từ con người anh toát lên một niềm trung thực, cẩn trọng. Cái cẩn trọng, trung thực của một người có học, đi ra từ ruộng đồng, sống giữa phố phường mà vẫn giữ được một nề nếp nho phong. Nhỏ nhắn, hiền lành là vậy, nhưng Trần Hữu Tâm Phương làm báo cũng rất kịch liệt. Anh cộng tác với nhiều tờ báo trung ương và địa phương với hàng chục bút danh như: Huy Yên, Nguyên Huy, Trần Bạch Yến, Tố Quyên... Phần lớn các bài viết của anh là ý kiến của một người dân thấy chuyện không đúng thì nói. Những bài viết nhỏ, ngắn, nhưng tác động của nó thì không nhỏ và ngắn chút nào. Nhiều người dân bây giờ vẫn còn nhớ bài viết của anh với cái tựa “Cử tri Thừa Thiên Huế nói gì với Quốc hội”. Một bài viết thẳng và thật đến độ “đụng chạm”. Với bài viết “Nạn nhảy múa đất đai xã Hương Long”, anh còn bị hành hung. Làm báo chuyên nghiệp còn có cơ quan báo chí bảo vệ, làm báo không chuyên thì ai bảo vệ anh? Vậy mà Trần Hữu Tâm Phương vẫn viết, vẫn nói những điều mà anh thấy là sai. Chính trách nhiệm công dân buộc anh lên tiếng. Đọc lại một cách có hệ thống những bài báo của anh in rải rác mười năm qua, mới thấy hết bầu nhiệt huyết, tình yêu nghề nghiệp và niềm đam mê kỳ lạ nghề báo của anh. Cũng ít ai biết rằng từ những năm 70, thế kỷ trước, Trần Hữu Tâm Phương đã có thơ, văn đăng ở tạp chí Đối Diện và Tự Quyết của sinh viên học sinh trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam. Anh cũng là một trong số những học sinh được học và chịu ảnh hưởng tư tưởng của nhà thơ - liệt sĩ Ngô Kha. Với giấy giới thiệu của một số cơ quan báo chí, đoàn thể, Trần Hữu Tâm Phương lặn lội đi và viết. Gầy yếu với chiếc xe đạp cọc cạch, anh ra Hương Trà, anh về Phú Vang... trách nhiệm công dân không thôi đeo bám anh, đeo bám cái nghề báo nhiều khi “ăn cám trả vàng”...

Không chỉ làm báo, Trần Hữu Tâm Phương còn làm thơ, viết tản văn, tiểu phẩm. Từ năm 1969 anh đã cho ra mắt bạn đọc tập thơ “Nắng trên cao” và 30 năm sau, năm 1999, anh ra mắt tập thơ thứ hai có cái tựa “Trời phố núi”. Thơ Trần Hữu Tâm Phương dung dị, mộc mạc. Đó là cảm xúc về một sợi khói, một giọt trăng khuya, một ký ức tuổi thơ chưa kịp phai mờ. “Em có bao giờ nhỏ lại/ Để cùng anh nắm tay chạy trên bờ đê” hay một kỷ niệm ròng ròng máu đỏ: “Em bên góc hè Diệp Kính / Nay phương trời nào / xót xa”. Dù viết về đề tài nào, thơ Trần Hữu Tâm Phương cũng quay về với ruộng đồng quê mẹ, với vùng Hương Long ngoại thành Huế: “Tháng chạp mẹ ra đồng vãi lúa / Đàn trâu nằm đờ đẫn xa xăm”. Đó là những cảm xúc thật, chân thành, nhen nhóm sau những bài báo mà anh đam mê, những cực nhọc, trách nhiệm công dân mà anh đã tự vận vào mình. Anh - người phu quét đường, sáng sớm dậy quét hết những nỗi phiền muộn. Anh - người đàn ông mặc tưởng “Chắc chi bây giờ em còn nhớ / tối ba mươi”.

Cùng với Trí Đức - đứa con trai đầu của anh, tìm lại di cảo thấy thơ anh viết nhiều, trên những trang giấy vở học trò, nét chữ to cứng với những góc vuông mạnh mẽ. Gần đây, Trần Hữu Tâm Phương còn viết tản văn, tiểu phẩm.Tôi gặp trong tản văn của anh những loài hoa trắng, dư âm tiếng gà, một nhành lão mai... hoài niệm và khắc khoải, mà anh có dự định gom lại làm một tập có cái tên “Người vợ đời mới”. Nhưng dự định ấy đã dang dỡ...

Bây giờ thì Trần Hữu Tâm Phương đã không còn thuộc về thế giới phàm trần này nữa. Lần cuối cùng gặp anh tại Đại hội nhà văn Thừa Thiên Huế lần thứ 10, cũng không biết là lúc ấy anh đã đau nặng. Chỉ thấy anh xanh và gầy - cái xanh gầy như là vẫn vậy bao nhiêu năm tháng. Vẫn nụ cười rất tươi và ánh nhìn cương trực. Hôm viếng anh, đi qua cánh đồng Bàu Đá, chợt nhớ cái hôm chưa lâu dạo hè, hai anh em đi tìm nơi nguyên táng Nguyễn Du, lên Khải Thánh Từ, rồi ghé qua Văn Miếu Huế... Cả một vùng quê cỏ ấy xanh xao đẹp khôn tả. Anh tiếc nuối Khải Thánh Từ tan hoang, tiếc nuối thiếu một tấm bia dựng ở xứ đồng Bàu Đá - để hậu sinh còn nhớ nơi thi hào Nguyễn Du đã nằm xuống... trước khi về hẳn ở quê nhà.

Anh nằm xuống, bạn bè văn hữu nhớ thương anh, một người anh, một người bạn lãnh lẽ và nhân hậu. Và lặng lẽ như cuộc đời anh, những trang viết của anh vẫn còn ở đâu đó trong lòng bạn đọc. Nó sẽ sống tiếp cuộc đời còn dang ở của anh...

H.L
(
201/11-05)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ QUANG THÁIXem chừng cái cổng gỗ vừa bình dị vừa cổ kính ở đường Nguyễn Công Trứ có tiền thân là đường Chợ Cống, trong khoảng hơn 100 năm trở lại, lần lượt thay đổi địa chỉ theo một loạt mã số 21, 27, 29, 31, 33, 47, 63... như đã nói lên tiếng lòng của dân gian trước tốc độ phát triển nhanh chóng của đô thị Huế.

  • VÕ QUÊLTS: Hoạ sĩ Dương Đình Sang, sinh năm 1950 tại Huế, nguyên giảng viên Đại Học Nghệ thuật Huế, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hội viên Hội Liên Hiệp VHNT TT.Huế, mất ngày 18 tháng 10 năm 2005.Dù trái tim hoạ sĩ đã ngừng đập nhưng tình yêu và khát vọng Cái Đẹp vẫn còn sáng mãi trong sự nghiệp sáng tạo của ông.

  • BÙI MINH ĐỨC...Vua Minh Mạng (1791-1841) lúc sinh thời đã có đến 43 bà phi tần nhưng người vợ đầu tiên của vua là bà Hồ Thị Hoa (1791-1807). Bà nầy là một người hiếu đức hiền thục và cũng là con của một công thần nên Bà đã được Vua Gia Long và Thuận Thiên Hoàng Hậu tuyển chọn đưa vào cung Tiềm để hầu hạ cho Hoàng tử con mình...

  • TRẦN HOÀNGThật là thú vị khi được đọc bài “Như thế nào thì được gọi là người Huế?” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê (Sông Hương số 187 tháng 9/2004) và bài “Người Huế, anh là ai?” của nhà giáo – dịch giả Bửu Ý (Sông Hương số 188 tháng 10/2004). Hai anh Nguyễn Khắc Phê, Bửu Ý, người quê xứ Nghệ, người gốc xứ Huế, trong bài viết của mình, dù cách viết, cách kiến giải có khác nhau, nhưng đều tập trung bàn luận, “xác định tính cách Huế, đặc tính người Huế”.

  • DUY PHITriều Nguyễn có nhiều nhà thơ lớn. Có một tác giả thơ xuất sắc thời ấy, song trên một trăm năm qua còn ít người biết đến, đó là Hoàng Văn Hoè (1848-?).Ông hiệu Cổ Lâm, quê gốc làng Phù Lưu, Tiên Sơn, Bắc Ninh, vốn thông minh từ nhỏ, bảy tuổi đã đọc Hán thư, có tài thơ văn, ông đỗ tiến sĩ năm Tự Đức thứ 33 (1880), năm sau lại đậu khoa Yêm bác - chuyên về văn chương. Ông làm quan đến Thị độc, sau ra làm tri phủ Kiến Xương, Thái Bình.Cuộc đời của Hoàng Văn Hoè là một bài ca đầy bi tráng.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNTố Hữu không những là một nhà thơ mà còn là một lãnh tụ chính trị được cán bộ và chiến sĩ rất trọng vọng. Nhiều lúc tôi có cảm giác trong tình cảm cán bộ: sau Bác Hồ là đến “Anh Tố Hữu”. Nghe thơ không những người ta tìm cái hay của thơ mà còn tìm ý kiến chỉ đạo cách mạng của ông Tố Hữu trong thơ nữa.

  • NGUYỄN TỐNGNguyễn Khoa Điềm khẳng định chân lí bằng một trực cảm thiên tài để lí giải một cách cụ thể sinh động về sự khởi nguyên và phát triển của đất nước qua hình tượng miếng trầu, cây tre. Những hình tượng bình thường quen thuộc trong đời sống của nhân dân Việt Nam, nhưng mãi cho đến khi Nguyễn Khoa Điềm phát biểu, cái chân lí ngỡ là hiển nhiên đấy, người đọc lắng lại một khoảnh khắc, sau đó ngớ ra bao điều thú vị...

  • NGUYỄN THỤY KHAĐàn ngựa cuồng phong lồng về Hà Nội một đợt mưa rét lạnh. Gió thổi mạnh vào khuya khiến lòng người chợt trắc ẩn, thao thức. Có cảm giác như phía Phủ Doãn có một người đang đi trong "Gió nghiêng chiều say, gió lay ngàn cây, gió nâng thuyền mây, gió reo sầu miên, gió đau niềm riêng, gió than triền miên". Ngỡ như ai đó huýt gió giai điệu "Đêm đông" trên đường đêm nơi ngày nào Nguyễn Văn Thương bắt đầu cảm hứng cho tình ca nổi tiếng ấy. Một thoáng mong nhớ về người nhạc sĩ tài năng này.

  • NGÔ KHAPháo đài Láng đi vào lịch sử kháng chiến của thủ đô Hà Nội và của dân tộc ta như một sự tích anh hùng. Khai hỏa loạt đạn đầu tiên bắn vào thành Hà Nội, mở màn cuộc kháng chiến toàn quốc chống xâm lược.

  • LÂM QUANG MINHSau bao nhiêu sự kiện và bộn bề công việc cuốn hút anh em Thanh niên tiền tuyến chúng tôi trong những ngày lịch sử sôi sục khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thừa Thiên - Huế, có một câu chuyện mà suốt 60 năm qua tôi chưa có dịp nào chia sẻ và kể lại cho anh em bè bạn nghe. Đó là cuộc gặp gỡ tình cờ và câu chuyện trao đổi ngắn ngủi giữa hai công dân - một bên là tôi, một bên là công dân Vĩnh Thuỵ - ngay sau ngày lễ thoái vị ngôi vua hôm trước.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ(Nhân kỷ niệm 140 năm sinh cụ Phan Bội Châu 26/12/1867-26/12/2007)                            1. Sau phiên toà đại hình mở tại Hà Nội ngày 23/11/1925 kết án khổ sai chung thân cụ Phan Bội Châu, trước sức ép của dư luận trong nước và quốc tế, toàn quyền Pháp Varenne buộc phải ra lệnh “ân xá” và đưa Cụ về “an trí” tại Huế.

  • TRƯƠNG THỊ CÚC * Như cá lội tung tăng trong nước, không hề biết mình bơi bằng cách nào, đôi lúc người Huế cũng sống hồn nhiên, không cảm nhận một cách rạch ròi về tính cách Huế, về yếu tính của một vùng đất mà mình đã sinh ra, lớn lên và một đời gắn bó máu thịt.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONGLTS: Tháng Mười, tháng kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20.10.1930 – 20.10.2002), Sông Hương giới thiệu với bạn đọc một khuôn mặt phụ nữ Huế nổi danh từ đầu thế kỷ XX, người từng được cụ Phan Bội Châu cho lập miếu thờ và gọi là Ấu Triệu.

  • BỬU NAMBửu Chỉ là một cái tên không xa lạ với những ai ở miền Nam trước 1975. Anh là người hầu như duy nhất vẽ tranh về đề tài chiến tranh và hoà bình.Tên tuổi và tranh bằng bút sắt, mực đen của anh đã sóng đôi cùng với những ca khúc phản chiến và khát vọng hoà bình của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn - một người con yêu của xứ Huế đã làm rạng rỡ vùng đất đã sinh ra mình.

  • TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG(Trích tham luận trong Hội thảo kỷ niệm 120 năm ngày sinh Ưng Bình Thúc Giạ Thị tổ chức tại Huế)

  • TRỊNH CÔNG SƠNTrong những năm chiến tranh ác liệt nhất ở miền Nam, nếu ở địa hạt âm nhạc tôi viết những ca khúc phản chiến và khát vọng hòa bình thì ở phía hội họa, họa sĩ Bửu Chỉ gần như là người duy nhất vẽ rất nhiều về đề tài chiến tranh và hòa bình. Anh nổi tiếng vào thời ấy với những tranh nhỏ trên giấy vẽ bằng bút sắt với mực đen. Tranh anh được in trên các tạp chí nước ngoài và gây được một dư luận rộng rãi.

  • HỒ THẾ HÀLTS: Để ghi nhận những công lao to lớn của văn nghệ sĩ trong sự nghiệp xây dựng nền văn học nghệ thuật Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều giải thưởng cao quý tặng cho những công trình văn học - nghệ thuật xuất sắc của nhiều thế hệ cầm bút: Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước.

  • THANH THẢOThơ Nguyễn Khoa Điềm say mê trong điềm tĩnh, khi nói những điều cao lớn, thơ ấy vẫn biết cúi nhìn những vật thấp nhỏ, những điều bình thường.

  • TRẦN THANH ĐẠMTrước Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là một nhân cách Việt Nam ưu tú và vĩ đại của thế kỷ XX. Bài này thử nêu lên một vài khía cạnh của nhân cách đó.

  • LTS: Nhân lễ một trăm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Toà soạn nhận được bài viết của Cư sĩ Lê Quang Thái, giáo viên trường Trung cấp Phật học Thừa Thiên Huế - cung cấp thêm nhiều tư liệu quí về Trịnh Công Sơn và gia đình, theo “Phổ hệ” Qui y Tam Bảo tại chùa Phổ Quang - Huế, nhằm giúp độc giả hiểu thêm về quãng đời niên thiếu của nhạc sĩ tài hoa - người con thân yêu của xứ Huế đã viên thành...Sông Hương trân trọng giới thiệu và xem đây như một nén hương lòng gửi tới hương hồn Nhạc sĩ.