Bờ quê bến đợi bước lang thang

10:05 17/04/2009
LTS: Nhà thơ Trần Hữu Tâm Phương, sinh năm 1949 tại Huế, hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, mất ngày 21 tháng 10 năm 2005. Bài viết sau đây của Hạnh Lê sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về nhà thơ Trần Hữu Tâm Phương.


HẠNH LÊ

Huế hẹp và nhỏ, vì vậy mà bạn bè viết lách vẫn thường gặp nhau. Tôi biết Trần Hữu Tâm Phương từ nửa sau những năm 90 của thế kỷ trước, khi anh là cộng tác viên tích cực của Đài Phát thanh Thừa Thiên Huế. Một người đàn ông nhỏ nhắn, gầy gò, mái tóc bạc sớm và một đôi mắt sáng với nụ cười rất tươi. Gặp Trần Hữu Tâm Phương lần đầu đã thấy một sự tin cậy. Từ con người anh toát lên một niềm trung thực, cẩn trọng. Cái cẩn trọng, trung thực của một người có học, đi ra từ ruộng đồng, sống giữa phố phường mà vẫn giữ được một nề nếp nho phong. Nhỏ nhắn, hiền lành là vậy, nhưng Trần Hữu Tâm Phương làm báo cũng rất kịch liệt. Anh cộng tác với nhiều tờ báo trung ương và địa phương với hàng chục bút danh như: Huy Yên, Nguyên Huy, Trần Bạch Yến, Tố Quyên... Phần lớn các bài viết của anh là ý kiến của một người dân thấy chuyện không đúng thì nói. Những bài viết nhỏ, ngắn, nhưng tác động của nó thì không nhỏ và ngắn chút nào. Nhiều người dân bây giờ vẫn còn nhớ bài viết của anh với cái tựa “Cử tri Thừa Thiên Huế nói gì với Quốc hội”. Một bài viết thẳng và thật đến độ “đụng chạm”. Với bài viết “Nạn nhảy múa đất đai xã Hương Long”, anh còn bị hành hung. Làm báo chuyên nghiệp còn có cơ quan báo chí bảo vệ, làm báo không chuyên thì ai bảo vệ anh? Vậy mà Trần Hữu Tâm Phương vẫn viết, vẫn nói những điều mà anh thấy là sai. Chính trách nhiệm công dân buộc anh lên tiếng. Đọc lại một cách có hệ thống những bài báo của anh in rải rác mười năm qua, mới thấy hết bầu nhiệt huyết, tình yêu nghề nghiệp và niềm đam mê kỳ lạ nghề báo của anh. Cũng ít ai biết rằng từ những năm 70, thế kỷ trước, Trần Hữu Tâm Phương đã có thơ, văn đăng ở tạp chí Đối Diện và Tự Quyết của sinh viên học sinh trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam. Anh cũng là một trong số những học sinh được học và chịu ảnh hưởng tư tưởng của nhà thơ - liệt sĩ Ngô Kha. Với giấy giới thiệu của một số cơ quan báo chí, đoàn thể, Trần Hữu Tâm Phương lặn lội đi và viết. Gầy yếu với chiếc xe đạp cọc cạch, anh ra Hương Trà, anh về Phú Vang... trách nhiệm công dân không thôi đeo bám anh, đeo bám cái nghề báo nhiều khi “ăn cám trả vàng”...

Không chỉ làm báo, Trần Hữu Tâm Phương còn làm thơ, viết tản văn, tiểu phẩm. Từ năm 1969 anh đã cho ra mắt bạn đọc tập thơ “Nắng trên cao” và 30 năm sau, năm 1999, anh ra mắt tập thơ thứ hai có cái tựa “Trời phố núi”. Thơ Trần Hữu Tâm Phương dung dị, mộc mạc. Đó là cảm xúc về một sợi khói, một giọt trăng khuya, một ký ức tuổi thơ chưa kịp phai mờ. “Em có bao giờ nhỏ lại/ Để cùng anh nắm tay chạy trên bờ đê” hay một kỷ niệm ròng ròng máu đỏ: “Em bên góc hè Diệp Kính / Nay phương trời nào / xót xa”. Dù viết về đề tài nào, thơ Trần Hữu Tâm Phương cũng quay về với ruộng đồng quê mẹ, với vùng Hương Long ngoại thành Huế: “Tháng chạp mẹ ra đồng vãi lúa / Đàn trâu nằm đờ đẫn xa xăm”. Đó là những cảm xúc thật, chân thành, nhen nhóm sau những bài báo mà anh đam mê, những cực nhọc, trách nhiệm công dân mà anh đã tự vận vào mình. Anh - người phu quét đường, sáng sớm dậy quét hết những nỗi phiền muộn. Anh - người đàn ông mặc tưởng “Chắc chi bây giờ em còn nhớ / tối ba mươi”.

Cùng với Trí Đức - đứa con trai đầu của anh, tìm lại di cảo thấy thơ anh viết nhiều, trên những trang giấy vở học trò, nét chữ to cứng với những góc vuông mạnh mẽ. Gần đây, Trần Hữu Tâm Phương còn viết tản văn, tiểu phẩm.Tôi gặp trong tản văn của anh những loài hoa trắng, dư âm tiếng gà, một nhành lão mai... hoài niệm và khắc khoải, mà anh có dự định gom lại làm một tập có cái tên “Người vợ đời mới”. Nhưng dự định ấy đã dang dỡ...

Bây giờ thì Trần Hữu Tâm Phương đã không còn thuộc về thế giới phàm trần này nữa. Lần cuối cùng gặp anh tại Đại hội nhà văn Thừa Thiên Huế lần thứ 10, cũng không biết là lúc ấy anh đã đau nặng. Chỉ thấy anh xanh và gầy - cái xanh gầy như là vẫn vậy bao nhiêu năm tháng. Vẫn nụ cười rất tươi và ánh nhìn cương trực. Hôm viếng anh, đi qua cánh đồng Bàu Đá, chợt nhớ cái hôm chưa lâu dạo hè, hai anh em đi tìm nơi nguyên táng Nguyễn Du, lên Khải Thánh Từ, rồi ghé qua Văn Miếu Huế... Cả một vùng quê cỏ ấy xanh xao đẹp khôn tả. Anh tiếc nuối Khải Thánh Từ tan hoang, tiếc nuối thiếu một tấm bia dựng ở xứ đồng Bàu Đá - để hậu sinh còn nhớ nơi thi hào Nguyễn Du đã nằm xuống... trước khi về hẳn ở quê nhà.

Anh nằm xuống, bạn bè văn hữu nhớ thương anh, một người anh, một người bạn lãnh lẽ và nhân hậu. Và lặng lẽ như cuộc đời anh, những trang viết của anh vẫn còn ở đâu đó trong lòng bạn đọc. Nó sẽ sống tiếp cuộc đời còn dang ở của anh...

H.L
(
201/11-05)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • THANH TÙNG Trong các bậc mẫu nghi thiên hạ ít ai được như Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ. Bà là người mẫu mực về đức hạnh, yêu thương dân, nuôi dạy con giỏi và biết đối nhân xử thế; khi cần biết tham gia việc triều chính đúng mức, hiệu quả.

  • PHAN VĂN DẬT Tiếp theo kỳ trước (Sông Hương số 16-85)

  • LTS: Đoạn trích dưới đây nằm trong cuốn sách “Sauvenirs de Hue” (Hồi ký về Huế) do tác giả người Pháp Michel Đức Chaigneau viết vào năm 1867. Ông sinh ở Huế năm 1803 và mất ở Pháp năm 1894, trừ một thời gian trở về nước Pháp, ông đã sống ở Huế 21 năm.

  • HOÀNG TRUNG THÔNGAnh Hải Triều Nguyễn Khoa Văn sống một cuộc đời đấu tranh cho cách mạng, cho Đảng, cho nhân dân. Tôi được đọc anh từ những bài viết chống nghệ thuật vị nghệ thuật, chống duy tâm và cả lý thuyết cho rằng nước ta không có chế độ phong kiến.

  • LTS: Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Đạm Phương nữ sử (1881- 2011), 85 năm ra đời Nữ Công Học hội Huế (15.6.1926 - 15.6.2011) do bà Đạm Phương sáng lập, ngày 18.6 tới đây, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế và Viện Văn học Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo khoa học về Đạm Phương nữ sử. Đây là cuộc hội thảo về Đạm Phương nữ sử lần đầu tiên, và được tổ chức ngay tại Huế, quê hương của Bà.

  • PHAN VĂN DẬT Một ngày dựa mạn thuyền rồng Cũng bằng muôn kiếp ở trong thuyền chài.

  • NGUYỄN CƯƠNG Trong giới tu hành và phật tử ở miền Nam từ trước đến nay không mấy ai không biết đến thiện danh và công lao đóng góp cho đạo, cho đời của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không.

  • NGUYỄN PHƯỚC BẢO QUYẾNXưa nay, trong văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, Huế được nói đến rất nhiều, nhất là với những người con của Huế trong đó có những hoàng tử của triều Nguyễn đặc biệt là các hoàng tử của triều vua Minh Mạng.

  • L.T.S: Ông Nguyễn Hải Âu quê ở Hà Nam Ninh. Năm 1941 ông đi lính bị đưa sang Pháp rồi sang Alger. Ở Pháp và Alger ông tham gia lãnh đạo phong trào phản chiến nên bị đưa sang Calcutta, không cho hồi hương.

  • TRẦN THỊ NHƯ MÂNTrong số những phụ nữ ở Huế mà tôi được gặp lúc thiếu thời, có một khuôn mặt tôi nhớ mãi, không những vì có nhiều quan hệ gần gũi với tôi, mà một lúc nào đó đã có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi. Đó là bà Đạm Phương.

  • LÊ VĂN HIẾN(Trích hồi ký)

  • LND: Bửu Đình là một nhà văn có tinh thần yêu nước được các tầng lớp thanh niên thời kỳ trước ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam yêu mến. Vừa rồi, nhân đọc cuốn “Những bí mật trên Côn Đảo” của nhà văn Demario Giang Colotdo viết từ những năm 1935-1936 (xuất bản tại Paris năm 1956) - một cuốn sách ca ngợi khí tiết của những người tù cộng sản trên Côn Đảo, thấy có một chương (1) viết về Bửu Đình, tôi xin dịch để giới thiệu với bạn đọc Sông Hương. Đây là tư liệu đầu tiên giới thiệu Bửu Đình, rất mong bạn đọc và gia đình của nhà văn Bửu Đình cung cấp thêm tư liệu để chúng tôi có thể giới thiệu một cách đầy đủ về nhà văn của núi Ngự sông Hương này.

  • Vắng mặt Sông Hương suốt mấy trăng,Đuổi xong ma bệnh rước tin mừng…

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNDo Huế là Kinh đô của triều đại quân chủ ở Việt Nam, cho nên người phụ nữ Huế ngoài dân trăm họ thông thường như các địa phương khác còn có phụ nữ thuộc tầng lớp vương giả sống trong chốn Nội cung nhà Nguyễn như các bà mẹ vua, vợ vua, con gái vua, cháu vua và cung nhân.

  • TRẦN MINH TÍCHBên bờ phá Tam Giang mênh mông sóng nước, cách thành phố Huế khoảng chừng hai mươi cây số về phía đông nam có vùng đất bạt ngàn cát trắng, nơi đây trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược là cái nôi của cách mạng, hàng bao nhiêu hạt giống đỏ được ươm mầm để nhân rộng ra các vùng đất khác, tên gọi của xã vùng cát anh hùng đó là Phú Thạnh bây giờ là Phú Đa.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNThừa Thiên Huế tự hào có Phú Xuân là Kinh đô của nước Việt dưới thời Nguyễn Huệ Quang Trung (1788-1792). Và cũng chính nơi đây đã diễn ra cuộc trả thù nghiệt ngã của dòng họ Nguyễn Phúc dành cho họ Nguyễn Tây Sơn. Do đó những thông tin lịch sử về thời đại Quang Trung và Phong trào Tây Sơn ở Huế đã bị thủ tiêu và làm sai lệch đi khá nhiều.

  • LIỄU THƯỢNG VĂNQuả thực đã nổi lên sự phong phú đặc biệt khi đứng ở góc nhìn tập trung, tế nhị, để điểm lại một số ảnh hưởng lớn, khó phai nhòa của họ, những khuôn mặt Nữ lừng danh của vùng đất Thuận Hóa.

  • TRẦN XUÂN THẢOKỷ niệm năm sinh thứ 160 của Tôn Thất Thuyết (1839 - 1999)

  • BỬU ÝKhi nghe dóng lên câu hỏi: “Người Huế, anh là ai?” có lẽ cùng chẳng ai buồn giật mình hay ngạc nhiên làm gì. Bởi lẽ cái chân dung sẽ được phác hoạ ra chắc chẳng có gì độc đáo. Ai nấy đều đã biết rồi, đã gặp rồi, đã gặp khắp nơi là đằng khác. Dù sao, đây cũng thuộc loại hình ảnh cũ kỹ trong cuốn album gia đình mà anh chị em thường táy máy giở đi giở lại vậy.

  • N. I. NIKULIN*Khi có dịp đến thăm Huế, tôi đã lang thang rất lâu khắp Kinh đô, khắp các cung điện, đền miếu, lăng tẩm kỳ bí. Ở đây tôi được thưởng ngoạn một nền kiến trúc phức tạp, tinh tế, đẹp mê hồn, ngắm nhìn phong cảnh Huế tuyệt vời từ cửa Ngọ Môn. Tôi hít thở thật sâu bầu không khí kỳ lạ của cố đô được hòa quyện bởi hơi mát của biển và dòng sông Hương huyền diệu. Và lòng đầy xúc động tôi đứng trước ngai vàng triều Nguyễn, ngẫm xem những ai đã từng ngồi trên chiếc ngai vàng này, và đặc biệt tôi nghĩ về một người trong số họ, một con người rất đỗi tài năng và có một số phận không bình thường.