Bộ máy chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám

16:37 08/04/2009
Hội nghị cán bộ Việt Minh mở rộng vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/1945 diễn ra trên đầm Cầu Hai đề ra chủ trương lớn để phát triển phong trào cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, chuẩn bị cùng cả nước khởi nghĩa cướp chính quyền khi có thời cơ. Sau hội nghị, phong trào cách mạng phát triển đều khắp trong toàn tỉnh. Đầu tháng 8, được tin quân đội Nhật bị quân đồng minh đánh bại ở nhiều nơi, nhất là ở Mãn Châu Trung Quốc, Thường vụ Việt Minh dự đoán ngày Nhật theo chân phát xít Đức bị đánh bại không còn xa, đã quyết định đẩy mạnh chuẩn bị khởi nghĩa. Giữa tháng 8 được tin Nhật Hoàng sẵn sàng đầu hàng, Thường vụ Việt Minh chỉ đạo các huyện khởi nghĩa. Sau khi tất cả các huyện phụ cận Huế khởi nghĩa thành công, ngày 20/8 Thường vụ Việt Minh triệu tập 6 huyện bàn quyết định chọn ngày 23.8.1945 là ngày khởi nghĩa giành chính quyền. Cũng ngay chiều ngày 20.8.1945 phái đoàn Trung ương có cụ Hồ Tùng Mậu, anh Nguyễn Duy Trinh và anh Tố Hữu đã đến Huế, vì Huế là thủ đô của chính quyền bù nhìn lúc bấy giờ. Khởi nghĩa ở Huế mang sắc thái đặc biệt có tính chất quốc gia. Ta giành lại chính quyền không phải từ tay một tỉnh trưởng mà là từ triều đình nhà Nguyễn - Bảo Đại ông vua cuối cùng, bên cạnh Bảo Đại lại có cả bộ máy chính quyền Trần Trọng Kim do Nhật lập ra. May mắn thay đoàn phái bộ Trung ương vào kịp thời nên vẫn giữ nguyên ngày khởi nghĩa (23.8.1945). Đêm 20.8.1945 cuộc họp của phái đoàn Trung ương và Thường vụ Tỉnh ủy thông qua kế hoạch khởi nghĩa của tỉnh và cử ra Ủy ban khởi nghĩa gồm có: anh Tố hữu là Chủ tịch đại diện cho Trung ương, tôi làm Phó Chủ tịch (PCT) đại diện cho Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh địa phương cùng một số ủy viên: Lê Tự Đồng, Lê Khánh Khang, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Sơn...

Sau khi khởi nghĩa thành công thì cử ra một tổ chức mới gọi là UBND cách mạng lâm thời do cụ Tôn Quang Phiệt giữ chức Chủ tịch, tôi Phó Chủ tịch. UBNDCM lâm thời làm việc hơn một tháng thì Chính phủ có chỉ thị thành lập UB hành chính lâm thời các tỉnh trong toàn quốc. Tôi được đề cử giữ chức Chủ tịch, anh Hoàng Phương Thảo giữ chức Phó Chủ tịch, các anh Bửu Tiếp, Kinh Chi, Trần Thanh Chữ, Lê Tự Đồng là ủy viên.

Như vậy, UBHC lâm thời bắt đầu cuối năm 1945 đến cuối tháng 3/1946 mới có HĐND tỉnh. HĐND tỉnh bầu UBHC chính thức gồm: Hoàng Anh (Chủ tịch), cụ Hoàng Đức Trạch (Phó Chủ tịch), Lâm Mộng Quang (thư ký). Cho đến cuối năm 1946 chuẩn bị kháng chiến, Trung ương chỉ thị thành lập UB kháng chiến ở các tỉnh. Vì thế đồng chí Hà Văn Lâu Trung đoàn Trưởng Trung đoàn Trần Cao Vân làm Chủ tịch UB kháng chiến và chủ tịch UBHC là tôi làm PCT UBKC. Khi mặt trận vỡ, lại một lần nữa chuyển đổi từ UBKC thành UB kháng chiến hành chính và tôi lại nhận chức Chủ tịch và cụ Hoàng Đức Trạch làm PCT, anh Bạch Văn Quế làm ủy viên.

Qua một thời kỳ hình thành và hoàn thiện bộ máy chính quyền của Thừa Thiên Huế, giúp việc cho cơ quan chính quyền có các bộ phận như: tài chính, bộ phận tiếp tế; bộ phận thông tin, tuyên truyền; bộ phận tư pháp.

Ngoài các thư ký lo các công việc chuyên sâu còn có một số anh chị em làm công tác văn thư, lo chuyển công văn đi, công văn đến, lo theo dõi điện thoại, nghe rađiô rồi tóm tắt lại để báo cáo v.v...Có thể nói công việc của cách mạng mỗi ngày một lớn mạnh phát triển, bên cạnh sự hình thành bộ máy chính quyền đã bắt đầu khởi nguồn cho một cơ quan, một bộ phận trợ lý đắc lực cho bộ máy hoạt động UBND tỉnh.

Hồi đó sự thật chưa có từ ngữ văn phòng, cơ quan văn phòng UBHCKC nhưng bây giờ kỷ niệm 60 năm Văn phòng UBND, các anh có hỏi nhiều về cán bộ văn phòng phục vụ, trợ lý đắc lực cho UB, tôi mới hồi tưởng lại những gì của thời kỳ ta tiếp quản dinh cơ của Nam triều Bảo Đại. Chính quyền ta đến văn phòng các bộ thì thấy bộ nào cũng soạn sẵn biên bản bàn giao đã có của bộ trưởng Nam Triều, nhân viên bảo vệ, văn phòng ký. Khi ta tiếp quản Nam Triều chúng ta đã làm một bước là vận động, khơi dậy lòng yêu nước của các bộ trưởng, các nhân viên quan trọng nên khi cướp chính quyền chúng ta không bị một xáo trộn nào cả. Ví dụ như ông Phạm Khắc Hoè, đổng lý triều đình được giao nhiệm vụ vận động Bảo Đại(1) giao nộp ấn kiếm cho chính phủ ta; một số cán bộ khác vận động Phan Tử Lăng(2) - Thống đốc bảo an Chính phủ đứng ra tự nguyện phục vụ Việt Minh (UBND thời đó); vận động ông Phan Anh(3) - Bộ trưởng Bộ Thanh niên cho người năm lực lượng thanh niên tiên tiến (lực lượng bán quân sự của Trần Trọng Kim) và sau này xây dựng dần thành lực lượng nòng cốt của ta. Tiếp thu kho của Nam Triều vỏn vẹn chỉ còn nửa triệu bạc và 60 thùng bạc nén (mỗi thùng 60 ký).

Nói tóm lại sau khởi nghĩa ta tiếp thu trọn vẹn tài sản của Nam Triều và dùng nhiều người đã từng phục vụ cho bộ máy Nam Triều quay trở lại phục vụ cách mạng một cách có ý nghĩa nhất. Ngoài lực lượng bảo vệ cho ta, khi tiếp quản Bộ Phủ thì đội nấu ăn phục vụ Nam Triều còn nguyên vẹn. Hàng ngày họ không đi chợ mà nhận lương thực, thực phẩm của ta để chế biến. Mỗi lần đến nhà ăn chúng tôi thường thấy toàn bộ đội ngũ nhà bếp này ăn mặc áo quần là lượt đứng sắp hàng thẳng tắp hai phía bàn ăn (có lẽ động tác này là cung cách họ quen trong phủ Khâm sứ). Có khác chăng trên bàn ăn bây giờ không phải là cao lương mỹ vị họ thường chưng mà là rau muống luộc, cá bằng chặn... lúc đầu nhiều người buồn cười nhưng rồi cũng thấy vui vui. Tuy nhiên việc này cũng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, trong những ngày ta mới cướp chính quyền.

Tóm lại toàn bộ cơ quan UB khởi nghĩa, rồi đến cơ quan hành chính lâm thời, UB kháng chiến hành chính và nhiều lực lượng khác đóng trong Nam Triều hoặc ở toà Khâm, toà Phủ Doãn cho đến cả chặng đường dài sơ tán từ Huế lên chiến khu Hoà Mỹ đều được bảo vệ cẩn mật, lo bữa ăn, chỗ ở chu đáo từ những tấm lòng cán bộ chuyên viên thư ký cho các Chủ tịch, Phó Chủ tịch, cán bộ phục vụ văn phòng, điện đài, tổ nhà in, đồng bào tình nguyện cho đến cả đội ngũ phục vụ bộ máy Nam Triều trước đây đã hăng hái xoay sang phục vụ tận tâm cho bộ máy cách mạng mới hình thành trong thời kỳ trứng nước. Bộ máy giúp việc của chính quyền lúc đầu còn sơ sài, ít người. Càng về sau cùng với sự phát triển của cách mạng, bộ máy giúp việc ngày càng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng, phục vụ có hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền của tỉnh.

Bây giờ tôi vẫn nhớ, những gương mặt, những con người yêu quý ấy, xa xưa cách đây đã 60 năm, tôi vừa biết ơn, vừa cảm phục và có thể coi đó như là ĐỘI NGŨ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN của tỉnh ta đã hình thành bóng dáng từ thời kỳ khởi nghĩa năm 1945.

Hà Nội, 6/2005
VÕ MẠNH LẬP ghi
(199/09-05)

------------------------
1-Bảo Đại sau này là Tối cao cố vấn của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà
2- Phan Tử Lăng sau này là cán bộ quân sự của ta
3- Ông Phan Anh sau này là Bộ trưởng Bộ ngoại thương của Chính phủ nước Việt  Nam Dân chủ cộng hoà

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ở thời điểm này, có thể rất nhiều người đang muốn hỏi một câu: Bộ trưởng Y tế của các quốc gia trên thế giới thường từ chức vì lý do như thế nào?

  • Việt Nam cũng có sự “phân biệt chủng tộc”. Báo chí nước ngoài bảo vậy. Cái “chủng tộc” ở đây được phân định bằng hộ khẩu.

  • Suốt gần 20 năm qua, nghệ sĩ Sébastien Laval, đến từ vùng Poitou Charentes - nước Pháp, đã rong ruổi khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S để cảm nhận và “ghi” lại những hình ảnh sống động nhưng rất đỗi bình dị trong cuộc sống đời thường của con người Việt Nam. Chính sự lao động nghệ thuật không mệt mỏi của người nghệ sĩ tài hoa này đã đem đến sự mới lạ tại Festival Huế 2014 với bộ ảnh độc đáo về 54 dân tộc Việt...

  • NGUYỄN CƯƠNG

    Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm. Nhưng hậu quả của nó để lại thì chưa biết khi nào mới khắc phục xong, trong đó có di chứng chất độc hóa học dioxin, đến nay đã di truyền sang thế hệ thứ 3 và không biết sẽ đến thế hệ thứ bao nhiêu? Vì chất dioxin tồn lưu trong lòng đất có thời gian bán phân hủy lên tới hàng trăm năm!

  • Đây thật sự là một quyết định rất hợp lý, đúng với nguyện vọng của đông đảo nhân dân cả nước.

  • TÂM VĂN

    Năm 1980 xã tôi trống dong cờ mở, mổ bò ăn mừng xã được công nhận xóa nạn mù chữ, phổ cập bổ túc văn hóa lớp năm; nhân dịp về quê, được UBND xã mời dự, tôi xắm rắm đi, ông nội tôi nói: “Họ mần quá bậy, dân dốt mất thôi”.

  • LƯU THỦY

    Thừa Thiên Huế đang tăng tốc trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Cuộc làm việc mới đây giữa đoàn khảo sát Trung ương với lãnh đạo tỉnh đã định hình phương án cấu trúc đô thị tương lai. Còn rất nhiều việc phải thực hiện để cuộc chuyển mình đưa Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương; nhưng có một điều phải luôn lưu ý: phải hết sức giữ gìn để phát huy các giá trị di sản, sinh thái, cảnh quan, môi trường hết sức đặc trưng của nó.

  • Mở đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - bậc thầy giác ngộ tâm linh quốc tế - vừa có cuộc trò chuyện với các đại diện Hội Nhà văn VN tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chọn và đọc câu hỏi.

  • Năm 2010, Đức Pháp Vương Gyalwang Dpukpa đã viếng thăm Việt Nam. Trong dịp này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có một cuộc trò chuyện với Ngài. Vào 8h30 ngày 05/4/2014, Đức Pháp Vương với sự cộng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ có cuộc đối thoại giữa với các nhà văn Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. VanVN.Net xin đăng tải cuộc trò chuyện giữa Đức Pháp Vương và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cách đây 4 năm.

  • Một sử gia người Na Uy trong nhiều năm ròng đã nghiên cứu về lịch sử Việt Nam với nhiều tình cảm đặc biệt. Mới đây, ông đã cho đăng tải bộ sưu tập gồm 122 số báo Việt Nam Độc Lập do Mặt trận Việt Minh xuất bản từ năm 1941-1945.

     

  • Sau này tôi cũng đã điều chỉnh suy nghĩ. Tôi cho rằng những lầm lẫn trong xã hội, nếu có, có lẽ trách nhiệm ở chính người dân chúng ta, chiếm 51%.

  • 39 năm trước, Chiến dịch Huế- Đà Nẵng với mốc son đáng nhớ là ngày 26-3 toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế được giải phóng hoàn toàn. 

  • Bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua.

  • Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.

  • Sự thật là một điều không dễ dàng tìm cho ra, cho nên con người phải phát triển khoa học, phát triển công nghệ trên mọi lĩnh vực.

  • Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp ngày 25.2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

  • Hình như khi Thượng đế sinh ra một thiên tài, người đều đặt vào họ những thói tật kỳ dị, khác người? Sự vĩ đại của họ đôi khi được làm nên từ những “mặt trái” - dị thường này? GS.BS. Tôn Thất Tùng là một thiên tài như vậy.

  • TRÊN TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

    LÊ VĂN LÂN

  • 5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979,  hơn 120.000 lính Trung Quốc tràn vào Việt Nam, mở đầu cho cuộc chiến nhà cầm quyền Bắc Kinh huy động tới hơn 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc ta. 

  • HỒ TƯ

    Huế có Hoàng thành, quần thể lăng tẩm, đền đài của người xưa để lại, nay đã trở thành di sản văn hóa thế giới, hiện đang được trùng tu, tôn tạo và khai thác du lịch, có nhã nhạc cung đình cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.